3 đứa trẻ trả lại ví cho người mất: ‘Tụi em ước mơ được làm người tốt’
Những ngày qua, cộng đồng mạng chia sẻ câu chuyện về 3 đứa trẻ trả lại ví cho người mất tại quận 1, TP.HCM. Khi được hỏi về ước mơ sau này khi lớn lên, các em dõng dạc: ‘Tụi em muốn được làm người tốt’.
Hai em Thành Lâm (áo xanh) và Thành Tâm
“Nhặt được ví thì phải đem tới chú công an”
3 đứa trẻ có hành động vô cùng tốt bụng đó chính là Trương Thành Lâm (10 tuổi), Trương Thành Tâm (9 tuổi, phụ gia đình bán hàng tại quận 1, TP.HCM) và Nguyễn Khôi Nguyên (10 tuổi, học sinh Trường tiểu học Phù Đổng, Q.7, TP.HCM). Đặc biệt, Thành Lâm và Thành Tâm là hai em có hoàn cảnh khó khăn.
Thành Lâm kể lại: “Hôm đó em, Tâm và Phong đang trên đường đi mua mì ở một cửa hàng thì nhặt được một chiếc ví. Cả ba liền quyết định đem chiếc ví đến công an quận 1 để trả. Lúc đó tụi em chỉ nghĩ là nhặt được ví thì phải đem tới cho mấy chú công an”.
“Hôm đó khi nhặt được ví, điều em nghĩ đến đầu tiên là phải đem tới cho đồn công an nào gần nhất như lời ba và thầy cô đã dạy em”, Khôi Nguyên chia sẻ.
“Em sống với ông bà ngoại ở đường Cô Giang. Ban ngày em với Lâm ở nhà chơi thôi, chiều tối em ra phụ ông bà ngoại bán hàng. Cả ba đứa là anh em họ nhưng riêng em và Lâm là ở chung với ông bà ngoại”, Thành Tâm cho biết.
Anh Nguyễn Văn Thanh (49 tuổi, ông ngoại của Thanh Tâm và Thanh Lâm) chia sẻ: “Hai anh em nó ở từ nhỏ với ông bà ngoại rồi. Đứa lớn là Lâm, ba mẹ nó ly dị từ lúc nó còn nhỏ, Tâm thì khi sinh ra đã không biết mặt cha…”.
“Tụi con thương ông bà ngoại lắm”
Trên chiếc xe đẩy bán bánh tráng kẹp, các loại nước giải khát, hằng ngày anh Thanh vẫn miệt mài mưu sinh lo cho gia đình, cho các cháu. “Lo được cho mấy đứa cháu được ngày nào hay ngày đó. Mình buôn bán cũng được đồng ra đồng vào, tuy không nhiều nhưng cũng đủ lo cho cả Lâm và Tâm. Bán ở đây đã được hơn 10 năm rồi”, anh Thanh tâm sự.
Video đang HOT
Dọn dẹp hàng quán, sắp xếp các loại sữa dường như là công việc quen thuộc với các em
“Cứ 4-5 giờ chiều dọn hàng ra rồi bán đến 4-5 giờ sáng hôm sau, mấy đứa nhỏ thì cứ theo ông bà ra bán hàng thôi. Các cháu mỗi ngày đều theo ông bà ngoại của mình, phụ giúp những công việc như dọn đồ uống, bàn ghế hay phục vụ khách”, anh Thanh tiếp lời.
Chị Nguyễn Thị Tuyết Lan (48 tuổi, bà ngoại của Thành Lâm và Thành Tâm) giãi bày: “Tuy nó không có điều kiện đi học nhưng mình cũng luôn dạy dỗ để nó nên người. Mỗi ngày vừa bán hàng tôi cũng vừa dạy các cháu. Ví dụ như khi đưa thức ăn cho khách luôn đưa bằng hai tay, luôn cúi chào cảm ơn khách, phải biết lễ phép, trung thực. Bán ở đây 10 năm, hễ khách nào để quên đồ, dù lớn dù nhỏ, cứ quay lại tìm chắc chắn sẽ có, mình cam đoan về chuyện đó. Có lẽ chính điều này mà các cháu đã nhìn thấy, hiểu và học theo ông bà”.
Con muốn thành công nhân dọn dẹp. Mỗi ngày con được dọn dẹp đường phố sạch sẽ, không có rác bẩn để mọi người đi chơi vui vẻ, chỗ ngoại con làm luôn sạch sẽ là con vui rồi
Mỗi ngày, các em đều chăm ngoan phụ giúp ông bà công việc buôn bán. Với các em, niềm vui mỗi ngày chỉ đơn giản là cùng ông bà ra nơi bán hàng, phụ ông bà dọn cái ghế, bưng đĩa thức ăn. “Tụi con thương ông bà ngoại lắm. Ông bà thức đêm hôm bán hàng để lo cho tụi con nên hai đứa lúc nào cũng muốn giúp ông bà thật nhiều cho ông bà đỡ mệt”, Thành Tâm vừa nói vừa xếp lại những chai nước cho ông bà em.
Khi được hỏi về ước mơ sau này khi lớn lên, cả Thanh Lâm và Thanh Tâm dõng dạc: “Tụi em muốn được làm người tốt”.
“Con còn có ước mơ sau này lớn lên được làm công an để bắt hết bọn xấu, để cho thành phố lúc nào cũng yên bình, mọi người đi làm hay đi chơi cũng không sợ bị cướp giật”, Lâm nói.
“Con muốn thành công nhân dọn dẹp. Mỗi ngày con được dọn dẹp đường phố sạch sẽ, không có rác bẩn để mọi người đi chơi vui vẻ, chỗ ngoại con làm luôn sạch sẽ là con vui rồi”, Tâm cười hiền khi nói về ước mơ của mình.
Vui vì con đã trung thực
Về việc các cháu nhặt được ví và đem đến đồn công an để trả lại cho người mất, chị Tuyết Lan thú thực đến khi câu chuyện được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội thì 2 cháu mới nói với bà ngoại.
Còn bố của Khôi Nguyên, anh Nguyễn Thanh Phong (30 tuổi, nhân viên giao hàng tại Q.7, TP.HCM) cho biết cháu đã về kể cho gia đình và anh rất vui vì con đã trung thực, đem ví đến đồn công an để tìm, trả lại cho người mất.
Nguyễn Nhật Thụy (27 tuổi, làm việc tại Chefclub Việt Nam, TP.HCM) chia sẻ: “3 em nhỏ đã đến cơ quan công an quận 1 trình báo và hoàn trả ví cho em mình cách đây vài ngày. Khi em mình nhận lại thì mọi thứ trong ví, từ tiền, giấy tờ xe, thẻ ngân hàng đều còn nguyên. Cảm ơn 3 em và gia đình các em rất nhiều”.
Theo thanhnien
Cô bé lớp 5 lạc đường, đạp xe từ Hải Dương lên Hà Nội: 'Phải ở hoàn cảnh của bé mới hiểu được'
Đó là lời chia sẻ của người thân cô bé Huyền Diệu 11 tuổi - bị lạc đường và đạp xe hơn 60km đi từ Hải Dương lên Hà Nội.
Cách đây vài giờ, câu chuyện một bé gái lạc đường và may mắn được những người tốt bụng giúp đỡ gặp lại bố mẹ một cách an toàn thu hút được nhiều sự chú ý trên mạng xã hội. Theo đó, bé Hoàng Hoa Huyền Diệu (lớp 5B, Tiểu học Cẩm Giàng, Hải Dương) bị lạc khi đi sang chơi nhà bạn, cô bé đạp xe đi ngược hướng về nhà nên bị đi lạc ra đường QL5 và đi thẳng lên Hà Nội.
Câu chuyện cô bé lớp 5 đạp xe đạp hơn 60km được chia sẻ nhiều trên các diễn đàn
Được biết, Huyền Diệu đạp xe đến Long Biên lúc 12h đêm ngày 27/11 và may mắn được người dân đi đường giúp đỡ đưa về nhà, đoàn tụ với bố mẹ trong sự vui mừng, bất ngờ của gia đình.
Chia sẻ với Tiin.vn, chị H.- người thân bé Huyền Diệu cho biết: 'Chiều hôm biết cháu mất tích, gia đình lo lắng tìm đến nửa đêm, đi tìm hỏi từng bạn bè của cháu. Mò cả xuống sông ao sợ ngã xe xuống, thông báo hết các xã lân cận cũng chưa thấy. Bé chưa đi 1 mình bao giờ, sợ con ham chơi nhưng bé không có tiền thì biết đi đâu được.
Rồi tìm đến nửa đêm, tất cả cũng tuyệt vọng, về không ai ngủ được. Đùng cái gần 1h sáng có tin báo về, ai cũng giật mình, gia đình vội đi đón cháu về ngay. Phúc to lắm mới về được nhà nguyên vẹn vậy'.
Chị H. cũng chia sẻ thêm, phương tiện đồng hành cùng bé đi từ Hải Dương lên Hà Nội là chiếc xe đạp cũ Diệu thường hay đạp đi học: 'Về nhà hỏi bé đạp vậy có mệt không, bé bảo mệt thì dừng lại rồi đi tiếp. Mình nghe bé trả lời xong vẫn không tin bé đi kiểu gì được luôn'.
Chủ quán nước tốt bụng dẫn Huyền Diệu đi ăn và giúp cô bé tới đồn cảnh sát.
Chiếc xe đạp 'cà tàng' Huyền Diệu vẫn thường dùng đi học
Thông tin cô bé Huyền Diệu an toàn trở về nhà cũng nhận được nhiều sự chúc mừng của cư dân mạng. Nhiều người không nhịn được cười trước sự ngây thơ, vâng lời tuyệt đối của cô bé. Dù thở phào vì bé đã bình an nhưng không ít cư dân mạng lên tiếng nhắc nhở về lời dặn dò của mẹ cô bé rằng 'không được tin lời người lạ'.
Tuy nhiên, chị H. lại cho rằng, phải đặt vào hoàn cảnh của cháu khi bị lạc như vậy thì mới hiểu được: 'Cũng cẩn thận thì dặn con chứ sự việc xảy ra ai ngờ đâu. Dạy địa chỉ quê quán hết rồi, bé nhát không dám hỏi ai thôi chứ lúc gặp được chú công an vẫn đọc số điện thoại của người nhà cho các chú mà.
Ở trường không biết các cô có dạy kỹ năng sống hay xử lý tình huống lạc đường chưa. Sau sự việc này chắc dạy lại hết một lượt!'.
Câu chuyện của Huyền Diệu là sự kỳ tích và cũng là lời nhắc nhở cho các bậc phụ huynh trong việc dạy các kỹ năng sống cần thiết cho con.
H.Yen
Theo baodatviet
Huỳnh Tiên - Cô gái da màu gốc Cameroon chọn ăn chay trường suốt 7 năm và niềm tự hào khi nói "tôi là người phụ nữ Việt Nam" "Nhiều người từng nói tôi không giống người Việt về ngoại hình, nhưng dòng máu và những nét đẹp thuần túy đậm chất phụ nữ Việt là điều mà chưa bao giờ tôi thôi tự hào..." Nafi Huỳnh Tiên (tên thật là Huỳnh Thị Cẩm Tiên), sinh năm 1993 tại An Giang. Mang trong mình hai dòng máu Cameroon và Việt Nam, Huỳnh...