3 đời chồng… (P.1)
Chừng ấy năm tháng đi qua với 3 đời chồng, 1 lần mặc áo cưới, Thanh cứ ngỡ cuộc đời mình như một bộ phim.
Phần 1: Vì cuộc đời là một cuốn phim buồn
Frankfurt một ngày tuyết rơi. Ngắm ba thiên thần say ngủ trên giường, trong căn nhà tràn hơi ấm, nước mắt Thanh lặng lẽ rơi. Không phải cô khóc cho những cay đắng tủi cực mà cuộc đời mình trải qua hệt như một tiểu thuyết buồn, mà bởi, cuối cùng thì bình yên cũng đã mỉm cười với cô, người đàn bà 32 tuổi có số phận quá đỗi truân chuyên. Ngày mai cô và cả gia đình sẽ lên máy bay trở về quê hương, sẽ sống một cuộc sống mới. 12 tiếng đồng hồ nữa, Thanh không tài nào chợp mắt nổi. Sự hồi hộp mong mỏi choán lấy toàn bộ tâm trí cô. Ngồi đếm giọt thời gian rơi chậm rãi từng phút một, bỗng kí ức buồn thảm của chục năm trước lại dội về trong cô. Nhức nhối.
Yêu là cưới
Thời thiếu nữ xuân sắc Thanh từng được mệnh danh là hoa khôi của khu tập thể cũ ở Giảng Võ bởi vẻ đẹp mặn mà sắc xảo. Đôi mắt Thanh to đen thăm thẳm, hàng mi cong vút, đuôi mắt dài khiến đôi mắt đẹp luôn vương nét buồn. Mọi người thường bảo nhìn vào đôi mắt ấy làm đàn ông sẽ say đắm và chết chìm trong bể tình ái. Giờ ngẫm lại, Thanh cũng thấy đôi mắt ấy đã ngầm dự báo cho cuộc đời chìm nổi của mình.
Thời đại học, Thanh không phải sinh viên xuất sắc nhưng cô luôn là nhân vật có nhiều vệ tinh nhất lớp. Trong rất nhiều những chàng trai theo đuổi, có người là bạn học, có người là doanh nhân trẻ, tiền đồ sáng láng. Không hiểu sao Thanh lại chỉ chú ý tới Lộc- anh chàng con nhà thợ sửa đồng hồ giản dị chân chất ở gần nhà. Cô thấy ở anh sự gần gũi vụng về đáng thương và rung động bởi những lẽ ấy. Những chàng trai hào hoa, ưu tú dập dìu ngoài cửa mỗi tối cuối tuần Thanh đều phớt lờ. Có chàng còn quỳ xuống chân mẹ Thanh nói: Xin cho con được quen em Thanh nhưng cô cũng chẳng mảy may cảm động.
Gia đình bạn bè ai cũng lấy làm khó hiểu anh chàng con trai thợ đồng hồ học hết lớp 12 đó có gì đặc biệt mà sao Thanh cứ đâm đầu vào yêu như bị bỏ bùa. Yêu Lộc, Thanh nghĩ mình không phải yêu tiền của địa vị mà thấy ở anh sự cần cù chịu thương chịu khó, đó mới là phẩm chất cần có cho một cuộc sống gia đình hạnh phúc bền vững. 4 năm Thanh và Lộc yêu nhau, bao nhiêu chàng trai sáng giá hơn, giàu có hơn nỗ lực phá vỡ thành trì tình yêu đấy đều thất bại quay đi. Giây Thanh quyết định lên xe hoa về nhà chồng, cô đọc được trong ánh mắt của bố của mẹ là sự tiếc nuối, có chút hờn giận bởi con gái ngoan lại không nghe lời ba mẹ, đi chọn rể sai. Cô vững tin rằng thời gian sẽ là câu trả lời cho sự lựa chọn sáng suốt của mình.
Biến cố đầu đời
Làm dâu nhà chồng, Thanh như cô công chúa rời khỏi cung điện để sống ở một thế giới khác vất vả hơn. Nhà không có phụ nữ vì mẹ chồng mất sớm nên cô phải dậy sớm đi chợ nấu cơm, tối đi làm về thì dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo. Thời gian đầu về nhà, Lộc vẫn chăm sóc âu yếm vợ như ngày mới yêu, xót xa khi tay vợ đã có vết chai sần chứ không trắng trẻo mịn màng như thời con gái. Duy chỉ có điều, cứ thỉnh thoảng cách vài ba hôm, chồng và bố chồng bỗng nhiên biến mất khó hiểu. Chồng giải thích là anh và bố có công chuyện làm ăn, buôn bán với bạn bè ở xa. Gặng hỏi thêm thì chồng cũng chỉ im thít nên Thanh cho qua.
Chồng giải thích là anh và bố có công chuyện làm ăn, buôn bán với bạn bè ở xa. Gặng hỏi thêm thì chồng cũng chỉ im thít nên Thanh cho qua. (ảnh minh họa)
Cưới nhau được 3 tháng, Thanh mang thai con đầu lòng. Niềm vui làm mẹ lấn át mọi thứ nên cô cũng không điều tra xét nét nhiều chồng khiến gia đình mệt mỏi. Gặp bố mẹ đẻ cô vẫn tỏ ra hạnh phúc vui vẻ để bố mẹ yên lòng. Thế rồi những lần đi làm ăn xa của chồng và bố chồng ngày một nhiều hơn. Cô sợ ở một mình trong căn nhà lạnh lẽo song cũng không muốn về quấy quả bố mẹ đẻ, sợ mọi người lo lắng hỏi han. Rồi sau 2 ngày, chồng và bố chồng cũng trở về, tâm trạng ai nấy đều nặng nề. Bố chồng lầm lì, chồng thì lao vào chơi game, hỏi han thì gắt gỏng. Thanh bầu 8 tháng cận kề ngày sinh, hôm ấy cả chồng và bố chồng đều không ở nhà. Đang nghỉ ở nhà thì cô nghe tiếng đập cửa thình thình tiếp theo là một tràng rủa xả đầy giạn dữ của một gã đàn ông nào đó. Cô xuống dưới nhà thì gã đàn ông to béo râu ria kia hất hàm hỏi:
-Đây chắc là con dâu ông Long nhỉ. Bố và chồng mày đâu gọi ra đây tao nói chuyện đây.
Thanh từ tốn trả lời:
- Bố và chồng tôi đi vắng, bác có chuyện gì không ạ?
- Chúng nó mà về thì bảo tao Dũng Hàng Lược cần gặp nhé nói chuyện nhé. Không thì chúng nó có chui xuống dưới đất tao cũng tìm ra.
Thanh căng thẳng:
- Có chuyện gì mà nghiêm trọng thế ạ?
Video đang HOT
Lão béo khịt mũi cười:
- Cô em ngây thơ hay là trả vờ thế? Bố con thằng cha Long này nợ ngập đầu cả cái phố này ai mà không biết.
Sợ hãi Thanh gọi điện thoại cho chồng để xác minh sự thật nhưng số máy không liên lạc được. Suốt 3 ngày hôm ấy, cô không bước chân ra khỏi nhà. Hôm thì một đống giấy đòi nợ bị vứt qua khe cửa vào nhà với lời lẽ đe dọa, hôm thì một đống sơn đen và mắm tôm và nước tiểu bị hất vào cửa. Đến ngày thứ tư không thể chịu nổi, Thanh gọi điện nhờ bố đẻ và anh họ đón về nhà. Khủng hoảng tinh thần đã ảnh hưởng trực tiếp đến hai mẹ con, Thanh bị động thai, bác sĩ chỉ định đẻ mổ. Khi từ phòng hồi sức cấp cứu về phòng bệnh trong cơn lơ mơ kiệt sức và suy sụp tinh thần cô mới thấy hình ảnh người chồng mình. Trông anh ta tiều tụy như thể một con nghiện giai đoạn cuối.
Đến lúc này, chồng Thanh đành phải thú thực. Cách đây 10 năm bố chồng có làm ăn thất bại, nợ người ta một món nợ chừng 700 triệu đồng. Cả nhà chỉ có hai bố con, Lộc khi ấy cũng chỉ là cậu sinh viên nghèo. Hai bố con đi vay nặng lãi, rồi Lộc nghe người ta vẽ đường mới lao vào lô đề bóng bánh bài bạc, nghĩ đấy là cách ít vốn mà gỡ lại tiền nhanh nhất. Nhưng càng chơi càng thua, kết quả món nợ đã phình ra đến con số tiền tỷ. Sợ hãi Lộc cũng xoay đủ cách, đi vay chỗ nọ đập vào chỗ kia. Loay hoay vậy cũng đã chục năm trôi qua. Để đến giờ Lộc lấy vợ và có con rồi, hai bố con anh ta vẫn ngập trong món nợ không có một lối thoát.
Gạt nước mắt Thanh cố gặng hỏi:
- Vậy là trước khi cưới em, anh đã biết sẽ không thể trả nổi món nợ, đúng không?
Chồng cô khẽ gật đầu
Thanh lại hỏi tiếp:
- Em hỏi, anh phải trả lời thật, bây giờ con số nợ là bao nhiêu?
Chồng Thanh ngập ngừng
-Kìa em, em mới sinh con xong, anh không muốn em bị xúc động mạnh…
- Anh phải trả lời tôi ngay nếu không tôi cắn lưỡi chết ngay ở đây cho anh xem!
Thanh nói to làm sản phụ và người nhà giường kế bên đang chăm em bé cũng quay ra nhìn.
Chồng Thanh lí nhí:
- Vợ ơi, anh có tội với em, đáng lẽ mình không nên sinh con ra để nó phải chịu khổ… Anh biết là anh rất ích kỷ khi cố cưới em làm vợ…
Những lời anh ta nói bên tai Thanh như vọng về từ cõi xa xăm nào. Bốn năm yêu nhau, 11 tỷ, món nợ khủng khiếp đã treo lơ lửng trên đầu mà cô vô tư không hề hay biết. Giờ chuyện vỡ lở ra, Thanh bàng hoàng từng ngày bóc tách từng lớp vỏ của sự thực: không chỉ giang hồ, xã hội đen màngười nhà, bạn bè thân thiết của Thanh cũng là đối tượng Lộc trong bước đường cùng tìm đến xin vay. Giờ chồng vỡ nợ, cô còn mặt mũi nào nhìn mặt mọi người. Và đến bao giờ mới thay chồng trả nợ cho họ. Như một con bạc khát nước, kẻ đi vay nặng lãi cũng không từ một kế nào để có thể có được món tiền để giải tỏa áp lực của lũ chủ nợ. Ác thay người thân của cô, vì nghe lời Lộc, sợ Thanh lo nghĩ ảnh hưởng đến thai nhi, cũng không một ai đả động đến việc cho Lộc vay cả. Nếu cô biết sớm hơn mọi chuyện có lẽ đã rất khác…
Thì ra cái vẻ chịu thương chịu khó, cái vẻ cần mẫn mà thời sinh viên Thanh trót yêu kia là che giấu một sự thật tan nát bên trong. Thật đáng sợ! Ánh mắt buồn bã của mẹ, cái nhìn xót xa của cha. Phải chăng bố mẹ cô đã biết hết mà cũng có thể là họ đã cảm nhận được sự bất ổn ấy, chỉ là không có bằng chứng mà thôi. Vậy là xong, một đứa bé đã ra đời. Con cô còn quá bé bỏng, nó đâu đáng phải chịu món nợ từ sai lầm của ông và bố nó gây ra. Thanh đã bị lừa một cách phũ phàng và đau đớn.
Nghe bố nói Thanh ứa nước mắt cảm phục tấm lòng người bố. Cô cảm thấy thương bố mẹ vô cùng. Và tự dằn vặt lòng tại sao khi xưa, bố mẹ ngăn cản mà cô vẫn nhất quyết yêu con người đó…?(ảnh minh họa)
Cô rùng mình nhớ lại và lần đầu tiên, Thanh cảm thấy xa lạ và ghê sợ người đàn ông mình gọi là chồng. Không! Anh ta không đem tới một mái ấm gia đình mà cô mong muốn. Anh ta đã âm thầm đặt lên vai cô cả một gánh nặng quá khứ kinh hoàng và bắt cô và con- hai con người hoàn toàn vô tội phải gánh chịu.
Giải thoát
Gái đẻ thì phải mỡ màng trắng trẻo béo tốt. Đằng này bi kịch gia đình khiến Thanh gầy và già đi nhanh chóng, tóc cô rụng nhiều. Nhìn vào gương, Thanh không còn thấy dáng vẻ của cô sinh viên xinh đẹp ngày xưa. Thay vào đó đôi mắt đẹp của cô đã buồn nay còn trĩu nặng khổ đau không nói thành lời. Thanh nghĩ mình phải tìm một lối thoát cho cuộc đời mình. Cô ở nhà bố mẹ đẻ ly thân với chồng được 1 năm thì quyết định viết đơn li hôn. Trong thời gian này, Thanh vẫn luôn phải đối mặt với áp lực từ bọn chủ nợ dồn lên cả gia đình. Chúng kéo đến cả công ty cô đòi nợ khiến cô đành viết đơn xin thôi việc. Bản thân bố mẹ Thanh cũng phải nghiến răng bán căn nhà đang ở đổi lấy căn nhà khác nhỏ hơn, lấy tiền dư ra trả nợ thay cho chồng cô. Cuộc sống sung túc lúc trước bỗng đột ngột xoay chiều. Nhưng bố cô nói Cuộc đời lên voi xuống chó, thà mình nghèo còn hơn là sống mất mặt với bà con họ hàng, họ tốt họ mới cho chồng con vay tiền, không thể phụ lòng họ được.
Nghe bố nói Thanh ứa nước mắt cảm phục tấm lòng người bố. Cô cảm thấy thương bố mẹ vô cùng. Và tự dằn vặt lòng tại sao khi xưa, bố mẹ ngăn cản mà cô vẫn nhất quyết yêu con người đó…?
Rồi một lối thoát mở ra cho Thanh. Một người bà con bên Đức rủ cô sang để cùng kinh doanh, Thanh quyết định xin visa sang đó mở tiệm làm nail, cô tính hàng tháng sẽ gửi tiền về phụ bố mẹ nuôi con gái. Vậy là từ một cô tiểu thư giờ đây để trốn giang hồ xiết nợ, Thanh đành gạt nước mắt chia xa con và bố mẹ để tìm một tương lai mới, để làm lại cuộc đời.
- Mẹ sẽ làm mọi cách để đón con sang với mẹ. Con gái bé bỏng hãy ở lại ngoan nhé!
Ngày ở sân bay, cô dặn lòng phải thật mạnh mẽ khi xa con. Đứa bé mới một tuổi rưỡi hồn nhiên giang hai tay ra theo mẹ, đòi mẹ bế mẹ nựng. Nhưng mẹ không bế mà đi như chạy khỏi nó làm nó nhệch mồm ra khóc, bi bô gọi Mị ơi mị ơi. Tiếng gọi mẹ ngọng nghịu thân thương đến xé lòng người ra đi và người ở lại.
Ngồi trên máy bay, nhìn ra ô cửa nhỏ, nước mắt thương nhớ con yêu nhòe lẫn với màu mây trắng xóa. Cô không biết được tương lai nào sẽ đợi mình ở phía chân trời xa lạ kia…
Theo Khampha
Lấy vợ ở quê, nó khờ dễ dạy!
Ông bác tôi nói vậy khi thuyết phục tôi về quê cưới Hương. Tôi đâu có ham "lấy vợ ở quê, nó khờ dễ dạy" như lời bác nhưng vì từ khi ba tôi mất, mọi chuyện trong nhà đều do bác quyết định nên tôi phải nghe lời.
Nói "nghe lời" tức là theo bác về quê chớ không phải là đồng ý lấy vợ bởi tôi đã có Mai rồi. Bạn gái tôi là dân thành phố chính hiệu, con nhà giàu có, được ăn học đàng hoàng, tôi không cần phải dạy dỗ gì cả. Nếu yêu Mai, tôi còn có lợi thế nàng là con một nên chắc chắn sẽ chẳng phải lo lắng gì cho cuộc sống tương lai của hai đứa.
Tôi nói "nếu yêu" nghĩa là bây giờ tôi với Mai chỉ là bạn thân. Ở công ty mọi người gán ghép nhưng chúng tôi chưa chính thức thừa nhận yêu nhau. Tôi nghĩ, đây chỉ là vấn đề thời gian chứ thật ra trong thâm tâm tôi đã chấm Mai.
Vậy mà giờ bác cứ khăng khăng bắt tôi lấy vợ ở quê. Khi tôi cằn nhằn thì mẹ tôi lại bênh bác: "Con không được cãi. Cứ nghe lời bác về dưới xem sao chớ chưa biết mặt mũi người ta mà khen chê là không được". Thật hết hiểu nổi người lớn. Thời này là thời nào rồi mà còn muốn ép uổng con cái chuyện hôn nhân? Chẳng lẽ cái thằng tôi 27 tuổi đầu mà chưa đủ khôn ngoan để chọn lựa cho mình một người con gái hay sao?
Tuy không vui nhưng tôi vẫn theo bác về quê, xem như một chuyến dã ngoại bởi cũng lâu rồi tôi không về dưới ấy. Cô gái tên Hương tôi chưa từng biết mặt, biết tên. Nghe đâu không phải gốc gác ở đó mà từ nơi khác chuyển về và là con một người bạn nối khố của bác tôi.
Ảnh minh họa
"Bác hai ơi, con nói trước, xấu quá là con không có chịu đâu nghen"- ngồi trên xe, tôi nói với bác. "Xấu vỏ, đỏ lòng còn hơn con à. Bây thấy con gái thời nay không? Đứa nào cũng ăn diện, đua đòi, nhìn bề ngoài đẹp đẽ nhưng trong ruột thúi hoắc". Nghe bác nói tôi không nhịn được cười.
Tuy vậy bác đã chọn thì có lẽ Hương cũng có một vài ưu điểm nào đó. Nghe bác bảo Hương làm vườn rất giỏi. Trồng bưởi, trồng cam, chôm chôm, sầu riêng... thứ gì cũng sai trái. Theo bác, điều đó có nghĩa sau này Hương sẽ... mắn đẻ, sinh cho tôi con đàn cháu đống chứ không phải chỉ "thoi loi một mống" như ba mẹ tôi.
Về đến nhà bác đã trưa. Ăn cơm xong, tôi ngả lưng trên bộ ván bên chái nhà. Công nhận ở quê thích thật. Gió mát rười rượi. Cây lá xạc xào. Tôi đánh một giấc tới xế chiều rồi thức dậy bảo thằng cháu dẫn đi chơi loanh quanh. Thằng nhóc 12 tuổi, không biết có ai dặn trước hay không mà nó dẫn tôi tới vườn trái cây ở giáp ranh với đất nhà bác. Không để tôi kịp hỏi, nó nói ngay: "Trang trại của cô Hương đó chú".
Tôi giật mình. Khu vườn trước mặt xanh um, mát rượi. Từng chùm chôm chôm xanh đỏ sà xuống, phải lấy nạng chống đỡ. Chung quanh vườn là những hàng dừa thấp lè tè nhưng trái chi chít. Tôi giật mình bởi nếu cô gái ấy là chủ trang trại thì có lẽ không quá khờ để mình muốn "nặn tròn, nặn méo ra sao cũng được" như lời bác nói.
"Cô Hương ơi, có khách tới thăm cô nè"- thằng cháu hét to. Tôi ngó dáo dác: "Có thấy ai đâu mà mày kêu um sùm vậy?". Thằng nhỏ cười: "Thì con la lên vậy để người ta không tưởng mình là ăn trộm. Thôi chú ở chơi, con dìa đây. Chắc cô Hương ở trong chòi đó...". Dứt lời, nó đã nhảy chân sáo biến mất.
Tôi ngó quanh. Giờ tôi mới thấy một căn chòi nhỏ ở góc vườn. Tôi ngập ngừng bước tới. Trong chòi, có một người bước ra. Tuy còn xa nhưng tôi biết chắc đó là một cô gái và cô gái đó chính là Hương.
Tôi đã đoán đúng. Cô gái trùm chiếc khăn rằn kín mặt, chỉ ló ra đôi mắt. Đến gần tôi, đôi mắt mở to đầy ngạc nhiên. Sau này tôi mới biết không có ai báo cho Hương biết về sự có mặt của tôi nên em cứ tưởng tôi là chủ vựa trên thành phố xuống mua trái cây. Em hỏi: "Anh muốn lấy chôm chôm hay sầu riêng? Chôm chôm thì em có nhiều nhưng sầu riêng thì chắc chỉ được vài trăm ký".
Vừa nói, Hương vừa gỡ cái khăn trùm đầu, lau lau mồ hôi trên má. Tôi vẫn đứng như trời trồng. Hương sốt ruột và có lẽ cũng lấy làm lạ nên hỏi lại: "Anh sao vậy?". Đến lúc đó tôi mới khai thiệt mình là ai. Hương bối rối: "Em không biết. Mời anh vô nhà nghỉ chân".
Hương đi trước, tôi lúc cúc theo sao. Quái quỷ, dân làm vườn mà sao đẹp dữ vậy? Mắt đen thui, nước da trắng trẻo, môi đỏ mộng... Hỏng lẽ đi làm vườn mà cũng đánh phấn, thoa son? Vậy là cô này xí xọn lắm đây. Nhưng nếu xí xọn thì làm sao mà làm vườn giỏi như lời bác nói? Trời, mình bị trúng gió hay sao mà ngầy ngật vầy?
Tôi mãi suy nghĩ mà không biết là đã tới sân chòi. Hương vô trong xách ra cái ghế bảo tôi: "Anh ngồi chơi, em lấy nước anh uống". Tôi không ngồi mà theo Hương vô nhà. Trong nhà có mấy quài dừa. Hương cầm dao, chặt nhẹ một cái là trái dừa rơi ra, thêm hai nhát nữa là trái dừa đã được vạt xong. Em bưng hai tay mời tôi: "Anh uống đi, dừa này là dừa dứa...".
Tôi ngửa cổ uống một hơi cái thứ nước vừa ngọt, vừa thơm đến kỳ lạ ấy. "Ngon quá!"- tôi chỉ nói được như vậy. Hồi tôi còn ở dưới này, chưa có thứ dừa ấy nên tôi không biết. Trên Sài Gòn thỉnh thoảng tôi thấy người ta có bán nhưng chưa bao giờ mua về uống thử. Chờ tôi uống xong, Hương bổ trái dừa làm đôi rồi lấy miếng vỏ dừa vạt mỏng đưa cho tôi. Tôi nạo từng miếng cơm dừa mềm mại cho vào miệng nhai chầm chậm để thưởng thức cái vị bùi bùi, béo béo, ngọt lịm và thơm phức ấy.
Sau đó câu chuyện của chúng tôi mới bắt đầu. Thì ra Hương là kỹ sư nông nghiệp. "Hồi em thi vào ngành nông học, ai cũng cản vì bảo làm nông dân cực lắm. Chỉ có cha em là ủng hộ vì cha biết em rất mê làm vườn". Hương kể cho tôi nghe hồi còn ở bên Phong Điền, nhà cũng có vườn trái cây nhưng không rộng như ở bên này. "Lúc bác hai rủ về đây, cha em cũng băn khoăn lắm nhưng cuối cùng cũng quyết định bán vườn đất bên kia để về mua bên này cho em thỏa chí làm vườn"- Hương vừa lau mồ hôi vừa kể với tôi y như thể chúng tôi đã quen nhau từ lâu lắm rồi.
Tối hôm đó, bác hai hỏi tôi: "Mày thấy con Hương sao?". Tôi ngần ngừ: "Dạ, cũng chưa biết thế nào... Nhưng con thấy cổ đâu có khờ? Mà nhìn cổ chặt dừa, chỉ 2 nhát là xong trái dừa còn hơn cả dân chuyên nghiệp, con... ớn quá. Kiểu này không hi vọng gì dạy được đâu". Bác tôi cười ha hả: "Bộ mày tưởng tao nói khờ là khờ thiệt hả? Ý tao nói là nó chân quê, chất phát, thật thà... Còn cái chuyện chặt dừa, ai ở vườn mà không chặt được như vậy?".
Tôi còn ở chơi thêm mấy ngày, còn có dịp chứng kiến và nể phục cô gái nông dân rặt ấy. Thế nhưng bây giờ trong lòng tôi lại có một mối băn khoăn khác. Tôi thấy Hương hơn mình về nhiều mặt. Từ suy nghĩ, lời nói, cách làm việc... Hương đều chững chạc, khôn ngoan. Chưa kể Hương còn nấu ăn rất ngon, nhất là món cá lòng tong kho tiêu. Chẳng biết kho cách gì mà con cá khô cong, thơm phức, vừa ăn chứ không "chèm nhẹp, mặn chát" như cá mẹ tôi kho. Tôi thấy có vẻ như mình có phần thiên vị Hương...
Tuần rồi, tôi lại về thăm bác. Tiếng là về thăm bác nhưng suốt 3 ngày, tôi chỉ quẩn quanh bên trang trại của Hương để phụ hái chôm chôm, đốn dừa. Tôi nhìn cách Hương làm việc mà thấy nể phục bội phần. Nhưng tôi cũng rất lo vì trong số mấy tay chủ vựa xuống ăn hàng, tôi thấy có một gã cứ xoắn xuýt bên Hương. Hắn còn nhìn tôi với vẻ khó chịu. Tôi rất muốn hỏi Hương xem em đã có người yêu chưa nhưng mỗi lần mở miệng lại thấy có cái gì chặn ngang, không nói được.
Mà tôi có quyền gì hỏi Hương chuyện ấy bởi hiện tại, tôi vẫn lấn cấn với cô bạn làm chung công ty. Thật sự tôi không biết mình nên chọn ai giữa hai người con gái ấy. Mọi người đừng cho rằng tôi tính toán thiệt hơn bởi tìm một người để sống chung với mình trọn đời đâu phải dễ...
Theo Khampha
Yêu anh tha thiết nhưng tôi vẫn phải bỏ cái thai này Tôi thông báo với anh cái tin mình có bầu, anh thản nhiên như không nói tôi từ bỏ đi, nói tôi hãy bỏ cái thai đi, đừng tìm anh nữa, anh không liên quan gì. Nghĩ lại ngày anh hứa hẹn với tôi bao nhiêu điều, trái tim tôi như tan chảy. Tôi đã quá yêu người đàn ông ấy, anh khiến...