3 điều mà người đọc thường hiểu nhầm về Đệ Nhị Tobirama Senju
Được xem là một trong những nhẫn giả vĩ đại nhất của thời kỳ tiền Naruto, không biết vì sao nhưng Đệ Nhị Tobirama vẫn bị đánh giá thấp hơn so với nhiều nhân vật khác trong bộ truyện.
Tobirama chính là nguồn cơn của mọi sự rắc rối?
Rất nhiều người đọc cho rằng, chính vì sự hận thù của Đệ Nhị với tộc Uchiha nên đã gây ra mối căm hận của Madara. Hắn quyết tâm tạo ra một kế hoạch kinh thiên để trả thù, thứ đã dẫn đến kết cục gần như vô vọng cho toàn giới nhẫn giả…
Thế nhưng, truy ngược lại từ đầu câu chuyện, có thể khẳng định rằng Tobirama KHÔNG HỀ căm ghét Uchiha. Trong trận chiến xưa cũ, mặc dù Đệ Nhị có giao tranh với Izuna nhưng ông cũng không phải người đã khiến em của Madara mất mạng.
Thêm vào đó, Đệ Nhị có sự quan tâm tương đối sâu sắc và tầm hiểu biết rất rộng về tộc Uchiha. Chính ông là người đã chỉ ra tình cảm mới là thứ đánh thức Sharingan, vì tình cảm mà Madara hay Sasuke vướng phải quá phức tạp, phần nào đã tạo ra một sợi Chakra nhỏ trong não bộ, kích thích khai mở nhãn thuật đặc biệt này.
Suy cho cùng, sai lầm của Tobirama chỉ là quá đề phòng những sự kiện có thể diễn ra chứ trên thực tế, ông đã tạo ra vô số phương pháp đối phó với mọi hiểm nguy. Nếu như Đệ Nhị là một con người lập dị thì ông cũng đã thành công trong việc đặt nền móng để phát triển Làng Lá cho ban đầu và mãi về sau.
Cái chết của Đệ Nhị là do ông quá yếu?
Một nhầm tưởng khá hài hước khác khi nhiều người so sánh sức mạnh của Đệ Nhị với các Hokage còn lại. Quả thật, Đệ Nhất vốn đã có nhiều đất diễn, chẳng cần bàn tới. Đệ Tam thì hi sinh thân mình vì vợ con, cũng bỏ qua. Đệ Tứ, bị rơi vào bẫy của đệ tử mình, vì tình cảm mà không thể ra tay, cũng một phần là tuổi cao sức yếu… Thế nhưng, cái chết của Đệ Nhị lại không được đề cập, phần nào lại khiến người đọc hiểu nhầm rằng ông mất đi vì… quá yếu?
Video đang HOT
Nên nhớ lại, trong Đại Chiến Nhẫn Giả lần đầu tiên, Tobirama đã xả thân để kiếm thêm thời gian và bảo vệ đồng đội của mình. Ông phải đối đầu với 20 nhẫn giả cấp S của làng Sương Mù và 2 kẻ mang trong mình sức mạnh của Cửu Vĩ.
Và nếu như bạn chưa biết thì 20 nhẫn giả cấp S phải tương đương với 2 biệt đội Akatsuki khi đang ở trạng thái mạnh mẽ nhất. Đối mặt với một lực lượng như vậy, dù là Sasuke và Naruto hợp sức cũng rất vất vả để tránh “thăng thiên” chứ đừng nói là một mình Đệ Nhị “cân all”.
Dân chơi cấm thuật
Nhiều độc giả thường gắn Đệ Nhị với danh hiệu “dân chơi cấm thuật” vì gần như 99.69% các nhẫn thuật nguy hiểm trong truyện đều bắt nguồn từ ông mà ra. Thế nhưng, họ quên mất rằng, chính Tobirama là người tạo ra gần như toàn bộ các nhẫn thuật chứ không phải chỉ mình các cấm thuật.
Mặc dù Hashirama và Madara là những nhẫn giả đầu tiên đạt tới sức mạnh khủng khiếp được cả thế giới ngưỡng mộ. Thế nhưng, Đệ Nhị lại là người chịu khó bỏ công bỏ sức để tìm hiểu và nghiên cứu về dòng chảy Chakra. Phần lớn các kiến thức sau này để vận dụng cũng như biến hóa chúng thành nhẫn thuật đều là do Tobirama mà có.
Ngoài lề: Đệ Nhị bị hiểu nhầm trên truyện, vào game chúng nó cũng không tha?
Trong Làng Lá Phiêu Lưu Ký, Đệ Nhị với từng ấy sức mạnh vốn dĩ phải trở thành một con Boss siêu khỏe nhưng không, chẳng biết vì lý do gì mà đội ngũ sản xuất lại quyết định cho ông đi làm “thằng bán áo dạo”. Cụ thể, NPC này sẽ chịu trách nhiệm cho cửa hàng ngoại trang, bán trang bị, pet, thú nuôi cho người chơi.
Thành thử, nhiều người chơi mới khi bước vào game cũng khá “coi thường” Đệ Nhị vì có mấy khi mò đến shop mà ủng hộ cho ổng đâu. Thế nhưng, mãi sau này họ mới biết, ngoài bán những trang bị trên, Tobirama còn bán cả áo choàng – một loại item siêu đặc biệt trong Làng Lá Phiêu Lưu Ký, chỉ xuất hiện ở cửa hàng NPC mà thôi.
Theo GameK
Total War: Three Kingdoms - Chiến thần Lữ Bố một mình chống lại 2,000 dễ như ăn cháo
Khi nói về Lữ Bố, người thực thi quyền lực của Đổng Trác, Thiên hạ đồn rằng sức mạnh của anh ta trong trận chiến có thể ngang với 1.000 người.
Chúng tôi quyết định thử nghiệm lý thuyết đó trong Total War: Three Kingdoms và thấy rằng, anh ấy thực sự đáng giá hơn thế.
Chúng tôi đã nói chuyện với đội ngũ sản xuất của Creative Association, xem cách giải thích của họ về một trong những chiến binh mang tính biểu tượng nhất của Tam Quốc và hỏi liệu anh ta có thực sự đáng giá 1.000 quân trong trò chơi của họ không. Đương nhiên, câu trả lời phụ thuộc vào chất lượng đội quân mà anh ấy đối đầu và cấp độ của anh ấy, nhà thiết kế chuyên nghiệp Simon Mann nói nếu đánh với một đội quân nông dân, tôi nghĩ Lữ Bố có thể dễ dàng kill trên 1000.
Chúng tôi đà làm một cuộc thử nghiệm:
Quân đội trong Total War: Three Kingdoms được chia thành các lớp nhân vật khác nhau, Trong chế độ Romance, Tôi đã dùng Lữ Bố có cấp độ cao nhất đánh với 2 vị tướng, mỗi tướng có 6 đơn vị quân, với 120 người trên một đơn vị, tổng cộng 1.442 người.
Tôi đã lo lắng vì có vẻ như đã hỏi quá nhiều về anh ta, nhưng Lữ Bố đã thắng - một cách dễ dàng. Tôi đã thêm một vị chỉ huy thứ ba và nâng tổng cộng lên 2.163 kẻ thù, mặc dù bị đánh ngã nhiều hơn vài lần so với lần đầu, Lữ Bố vẫn sống sót sau trận chiến và còn dưới một nửa cây máu .
Bạn có thể nghĩ rằng điều này là vô lý, nhưng sau hai lần thử nghiệm kết quả không khác nhau nhiều. Trong cả hai trường hợp, Lữ Bố đã vật lộn ngay từ đầu, khi bị tấn công bởi những kẻ thù có nhuệ khí đang cao trào. Nhưng anh ta được thiết kế để hạ gục những đội quân yếu.
Lữ Bố có các năng lực như sau:
( Smouldering Fury: Sự giận giữ âm ỉ): Càng nhiều địch thì càng mạnh.
( The Dragon's Gaze: Cái nhìn của Rồng): Làm bất động tất cả kẻ thù trong một khu vực khá rộng lớn.
(Rage of Lu Bu: Cơn thịnh nộ của Lữ Bố): Có thể xóa đi một phần ba của mỗi đơn vị dân quân địch chỉ với một cú quét cực mạnh.
(Trident Halberd: Phương Thiên Họa Kích ): Một vũ khí huyền thoại trong tay huyền thoại. Tất cả nhìn thấy nó và run sợ!
Ngoài ra thì sức mạnh khi cưỡi ngựa của anh ta cũng đáng sợ chẳng kém, thực tế là tôi đã tự do lạm dụng với việc charge(lao thẳng vào phá vỡ đội hình địch) không ngừng. Sau một lúc, Kẻ địch đã phải tan tác chạy chốn.
Bạn sẽ có thể đuổi Lữ Bố xuống ngựa bằng kỵ binh của riêng bạn để ngăn chặn việc anh ta charge liên tục, hoặc kéo máu anh ta bằng những mũi tên, khiến anh ta phải ra khỏi chỗ đang combat. Bạn cũng có thể đấu tay đôi với Lữ Bố bằng các nhân vật của riêng bạn - sử dụng các loại tướng chuyên đấu tay đôi, và lý tưởng nhất là Quan Vũ. Và rõ ràng, đừng mang những toán lính yếu ớt ra để cho anh ta Free-kill.
Theo GameK
6 bí quyết khiến bạn trở thành chiến thần trên đấu trường Mordhau, tựa game siêu hot trên Steam Lấy bối cảnh là những trận chiến thời trung cổ, sự đa dạng về lối chơi, nhân vật, vũ khi và gameplay được đặt dưới góc nhìn thứ nhất, là những yếu tố chủ chốt tạo nên sự thành công của tựa game "chặt chém" đã tay này. Với hơn 500000 nghìn lượt tải xuống chỉ trong tuần đầu tiên phát hành, Mordhau...