3 điều kiêng kỵ khi thắp hương, gia chủ tránh kẻo “tự rước họa”, càng cúng càng mất lộc
Vào những ngày lễ tết và ngày quan trọng như Tết Nguyên đán, Tết Thanh minh, Tết Đoan ngọ, thắp hương càng trở thành một cách thức quan trọng để bày tỏ lòng thành kính và cầu nguyện.
Tuy nhiên, việc thắp hương tại gia cũng cần có những lưu ý nhất định, tránh tự rước họa cho chính mình và người thân.
Người xưa bảo: Một cây hòe trước nhà không chiêu của báu cũng chiêu tiề.n bạc
Hãy sắp xếp các vật dụng trong nhà bếp theo phong thủy, để gia đình quanh năm ấm no
Trong năm 2025, phong thủy người mệnh Mộc sẽ có những thay đổi như thế nào?
Tránh thắp hương vào buổi tối
3 điều kiêng kỵ khi thắp hương, gia chủ lưu ý tránh “tự rước họa” vào thân
Theo quan niệm của dân gian xưa, ban ngày thuộc dương, ban đêm thuộc âm. Vào ban đêm, âm khí thịnh, việc thắp hương không chỉ thỉnh mời hương linh tổ tiên mà còn có thể “gọi mời” các thế lực không mong muốn, đem lại điều rủi ro. Vì thế nhiều người dặn dò nhau nếu có thể thì nên tránh thắp hương vào ban đêm để không tạo cơ hội cho những nguồn năng lượng xấu xâm nhập. Còn ở các đền chùa do có Phật, thánh che chở nên không cần lo nghĩ về điều này.
Cũng theo quan niệm của người xưa, buổi sáng là thời điểm tốt lành nhất, trời đất và không khí còn tinh khiết, trong sáng, thanh sạch, là lúc lý tưởng để con người giao tiếp với tổ tiên cũng như các vị thần linh. Ngược lại, buổi tối là thời điểm của bóng tối, của sự kết thúc, vạn vật trở về trạng thái nghỉ ngơi, không gian trở nên âm u, có thể dễ dàng sinh ra những ảnh hưởng xấu hoặc tà khí.
Ban ngày được coi là thời gian của sự sống, còn ban đêm là thời gian của cái chế.t, của những điều ẩn khuất. Vì vậy, thắp hương vào ban đêm có thể khiến cho hành động thờ cúng không được trọn vẹn, không được thực hiện trong sự thanh tịnh cần có.
Về mặt tâm lý, ban đêm dễ gây cảm giác sợ hãi, nhất là ngày xưa khi chưa có điện và dầu đèn rất đắt đỏ, ban đêm đồng nghĩa với bóng tối bao trùm và ánh sáng nếu có cũng chỉ le lói. Bóng tối làm tăng các rủi ro khi hoạt động và điều này càng khiến mọi người tránh làm nhiều việc. Nỗi sợ bóng tối khiến con người dễ nghĩ đến những chuyện ma quái và sợ rằng việc thắp hương vào ban đêm có thể mang tới những thế lực “không mời mà đến”.
Ngoài ra, việc thờ cúng cần được thực hiện một cách trang trọng, trong khi vào ban đêm, không gian u tối dẫn đến thiếu không khí trang nghiêm, không đủ thành kính. Con người cũng mệt mỏi và có thể thiếu sự tập trung. Trừ khi cần khấn nguyện, cầu xin ngay, còn các nghi lễ quan trọng nên được thực hiện vào ban ngày để thể hiện sự tôn kính đối với tổ tiên và các vị thần linh.
Kiêng kỵ khi thắp hương số chẵn
Video đang HOT
3 điều kiêng kỵ khi thắp hương, gia chủ lưu ý tránh “tự rước họa” vào thân
Khi thắp hương, một số người có thể có thói quen thắp hương số chẵn mà không đếm số nén hương. Tuy nhiên, họ có thể không biết rằng việc này có thể ảnh hưởng đến tình hình gia đình và vận may của họ.
Trong nhiều tôn giáo và tín ngưỡng, việc thắp hương số chẵn có thể được xem là không phù hợp với quy tắc âm dương và phong thủy.
Dù là ngày lễ, mùng 1 hay rằm, luôn lưu ý rằng số lượng cây nhang nên được chọn là số lẻ để đảm bảo tính âm dương và phong thủy cân bằng. Điều này có thể được coi là một cách để duy trì sự thiêng liêng và tôn trọng các nguyên tắc truyền thống.
Trang phục không phù hợp
Trong văn hóa Việt Nam, thắp hương thường được thực hiện như một phần quan trọng của nghi thức truyền thống. Đây là cơ hội để tôn vinh tổ tiên và tạo ra sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại. Mặc trang phục phù hợp trong những dịp này không chỉ là việc tuân theo một quy tắc, mà còn là cách để thể hiện lòng tôn trọng và duy trì giá trị gia đình.
Việc ăn mặc h.ở han.g, mặc quần áo ngắn hoặc không phù hợp có thể gây ra sự thiếu thành kính và trang nghiêm trong không gian này. Làm giảm tính thiêng liêng và sự tôn trọng đối với tổ tiên và truyền thống gia đình.
Những lưu ý cần biết khi thắp hương
Khi thắp hương, có một số điều cần lưu ý để đảm bảo rước tài lộc, may mắn vào nhà, tránh những điều xui xẻo:
Cắm nhang thẳng: Khi cắm nhang, hãy cắm thẳng và chính xác, không để hương nghiêng hoặc cắm bừa vào bát hương. Điều này tượng trưng cho sự ổn định và tinh thần chính trực.
Tránh gió: Khi thắp hương, hãy tắt quạt và tránh gió thổi vào hương. Gió có thể làm hương tắt nhanh và khó kiểm soát.
Khi hương bị tắt: Trong trường hợp hương bị tắt, hãy để chúng ở yên vị trí và sử dụng bật lửa để đốt lại cho đến khi cháy hết.
Dùng nhang thật: Không nên sử dụng nhang điện, vì chúng không có hương thơm và khói. Thần linh và tổ tiên được cho là cần hương thơm từ nhang để về thụ lộc.
Tránh cắm nhang vào đồ ăn: Không nên cắm nhang vào đồ ăn, vì phần chân nhang thường được tẩm hóa chất có thể gây ngộ độc nếu tiếp xúc với thực phẩm.
Đối với gia đình có trẻ nhỏ: Đối với gia đình có trẻ nhỏ hoặc không gian nhỏ, khi đốt nhang hãy mở cửa để khói hương tỏa ra ngoài, không làm trẻ khó thở, gây ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ.
Mở cửa khi thắp hương: Khi thắp hương, hãy mở cửa ra để gia tiên về thụ lộc.
Thành tâm khấn vái: Thắp hương với lòng thành tâm, nghiêm túc, không ồn ào hoặc cười đùa. Điều này thể hiện sự tôn trọng và lòng kính trọng đối với tổ tiên.
Trong 3 ngày Tết có nên thắp hương liên tục không?
Ngày Tết có nên thắp hương liên tục? Điều này có ảnh hưởng gì đến tài vận và may mắn của gia đình không?
Nhiều người cho rằng, trong dịp Tết Nguyên đán, việc thắp hương liên tục là cần thiết. Bởi điều này thể hiện sự thành kính với tổ tiên và thu hút tài lộc. Tuy nhiên, dưới góc nhìn phong thủy và khoa học, điều này không đúng.
Thắp hương ngày Tết là một nét đẹp tâm linh thể hiện lòng thành kính của con cháu với thần linh, gia tiên. Mỗi nén hương thơm đều ngụ ý như cây cầu "tâm linh" giúp gửi gắm những lời nguyện ước của con cháu tới bề trên. Tuy nhiên, việc thắp nhang trong những ngày đầu năm mới cũng cần có một số lưu ý nhất định.
Chỉ thắp hương khi cúng
Nhiều người mong muốn bàn thờ Gia tiên lúc nào cũng được ấm cúng, lạc thái trong những ngày Tết nên nhắc nhở con cháu thắp hương liên tục trong 3 ngày đầu năm mới. Nhưng thắp hương liên tục không đồng nghĩa với việc chứng tỏ được lòng thành của con cháu.
Thắp hương chỉ nên được thực hiện vào Giao thừa - thời khắc thiêng liêng chuyển mình giữa năm cũ và năm mới hoặc khi dâng cỗ cúng. Đặc biệt, khi dâng hương là ý niệm mời Thần linh, Gia tiên thưởng thức những điều mới, bổ sung cỗ mới. Việc thắp hương liên tục trong ngày không chỉ gây "phiền hà" cho các ngài, mà còn là hành động bất kính, không thành tâm.
Không chỉ vậy, việc thắp hương liên tục còn ảnh hưởng đến nguồn sinh khí trong nhà. Không thấy ấm cúng, tài lộc đâu mà còn phá hỏng nguồn khí của xuân mới chảy tràn vào nhà. Đồng thời, các loại hương hiện tại trên thị trường tẩm nhiều hoá chất không tốt cho sức khoẻ. Thắp nhiều hương liên tục sẽ ảnh hưởng đến hô hấp của các thành viên trong gia đình. Gia chủ nên chọn những loại hương được điều chế từ thảo mộc, thảo dược để tăng thêm sự ấm cúng và an toàn. Khi thắp hương cũng cần mở cửa để không khí có thể lưu thông tốt. Tránh việc không gian hẹp, kín lại thắp hương liên tục dễ gây ngạt, thậm chí có thể gây ra hỏa hoạn không mong muốn.
Lưu ý khi sử dụng hương vòng và nụ nhang
Nếu gia chủ muốn duy trì hương khói trên bàn thờ ngày Tết, có thể dùng hương vòng.
Nhiều người không biết nên cắm thanh sắt vào giữa bát nhang rồi đốt hương vòng đặt lên trên. Điều này là sai phạm phong thuỷ lẫn văn hoá thờ cúng. Nếu như gia chủ muốn cắm hương vòng vào bát nhang thì cần dùng cây gỗ cắm hương vòng.
Cách sử dụng đúng là hương vòng được đặt trong đĩa riêng bên cạnh bát nhang. Làm như vậy vừa không kinh động bát nhang, vừa dễ dàng lau dọn. Hiện nay, trên thị trường cũng có nhiều loại đế hình hoa, hình sen cắm hương vòng, rất tiện dụng và dễ lau chùi.
Ngoài ra, gia chủ có thể sử dụng nhang nụ thảo mộc hoặc hương trầm tự nhiên để tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tránh sử dụng liên tục và quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp hoặc gây ra dị ứng.
Lưu ý khi thắp hương trong 3 ngày Tết
Khi thắp hương xin khấn, dâng cúng mâm cỗ, lễ vật, gia chủ nên ăn mặc lịch sự, kín đáo, đầu tóc gọn gàng. Không nên mặc quần đùi, áo ngắn, h.ở han.g hoặc quá loà xoà, luộm thuộm. Phụ nữ đến kỳ "rụng dâu", phụ nữ mới sinh, trong thời gian ở cữ, không được thắp hương.
Khi xin khấn cần liền mạch, tránh ngắt quãng hoặc bỏ dở quay ra làm việc khác. Sự nhất tâm, chân thành không thể đo đếm, nhưng được thể hiện bằng sự chu đáo, tập trung.
Số lượng hương khi thắp là số lẻ (1, 3 , 5 , 7, 9). Theo học thuyết âm dương, số lẻ tượng trưng cho dương, số chẵn tượng trưng cho âm. Số lượng hương xuất phát từ tấm lòng của con cháu là điều tốt, tuy nhiên, nên cắm 1 nén hương là đủ, tránh cắm quá nhiều, vừa ô nhiễm môi trường, vừa hại sức khoẻ.
Khi hương đang thắp bỗng bị tắt, nên để nguyên tại chỗ và đốt tiếp để hương cháy tiếp. Khi thắp hương vào bát nhang không nên để gió thổi thốc vào. Đặc biệt, không được dùng hương giả để cắm vào bát nhang.
Cách thắp hương
Sau khi đốt hương, dùng tay vẩy xuôi nhẹ, không dùng miệng thổi thẳng vào hương. Dùng hai tay cầm hương cắm vào giữa bát nhang. Nếu vị trí ở xa quá thì dùng tay phải.
Còn nếu đi đền chùa đầu năm, khi thắp hương tại lư hương chính thì dùng ngón trỏ và giữa của tay giữ lấy hương, ngón cái cố định chân hương. Để hương ngang chân mày, cúi đầu thành tâm kính lễ. Sau đó dùng hai tay cắm vào lư hương.
Chọn gà cúng ông bà ta chỉ dâng gà trống không chọn gà mái, lý do là gì? Không riêng gì lễ Tết mà ngay cả ngày rằm, mùng một nhiều gia đình cũng dâng gà luộc lên bàn thờ để tỏ lòng thành kính và cầu mong điều tốt đẹp. Người Việt Nam thường ưu tiên gà trống để dâng lên bàn thờ. Lý giải nguyên nhân này chuyên gia có chia sẻ chi tiết. Tại sao chuyên gia phong...