3 điều kiện đăng ký thường trú tại Hà Nội và các thành phố lớn
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú, trong đó quy định điều kiện công dân tạm trú được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương.
Công dân muốn về thủ đô và các TP Trực thuộc TƯ cần đủ 3 điều kiện.
Tuy nhiên phải có đủ 3 điều kiện sau:
1- Có chỗ ở hợp pháp tại thành phố trực thuộc trung ương.
Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của HĐND thành phố.
2- Có thời gian tạm trú liên tục tại thành phố trực thuộc trung ương từ một năm trở lên đối với trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương; từ hai năm trở lên đối với trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Trường hợp tạm trú liên tục tại nhiều chỗ ở khác nhau thì thời gian tạm trú liên tục được tính bằng tổng thời gian tạm trú tại các chỗ ở đó.
Video đang HOT
3- Nơi đề nghị được đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú. Riêng trường hợp đăng ký thường trú vào nội thành TP Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô.
Nghị định nêu rõ, trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì người thay đổi chỗ ở hợp pháp hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới.
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổ hộ khẩu, người được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ của mình hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú.
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em đó.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Sẽ gia hạn thêm 5 năm đề Kiều bào đăng ký giữ quốc tịch
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam có thêm 5 năm để đăng ký giữ quốc tịch (đến ngày 1/7/2019)...
Chính phủ đồng ý gia hạn thêm 5 năm để kiều bào đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam
Ngày 21/7, Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng về việc sửa đổi, bổ sung luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.
Theo đó, tại Thông báo 161/TB-VPCP, Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Tư pháp trước mắt cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 theo thủ tục rút gọn tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII theo hướng gia hạn thời gian đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam thêm 5 năm (đến ngày 1/7/2019) đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng, ký văn bản gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật quốc tịch Việt Nam vào Chương trình của kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII để xem xét, thông qua.
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao soạn thảo, trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật quốc tịch Việt Nam tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2014 để Chính phủ xem xét, cho ý kiến.
Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và Bộ Công an khẩn trương soạn thảo, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009, theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam và thực hiện các công việc khác có liên quan.
Trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và Bộ Công an khẩn trương tổ chức tổng kết thi hành Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008.
Trước đó, Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 được Quốc hội khoá XII tại kỳ họp thứ tư thông qua ngày 13/11/2008, có hiệu lực từ ngày 1/7/2009, thay thế cho Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 20/5/1998 hiện hành.
Luật quốc tịch năm 2008 và các văn bản hướng dẫn quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị và chưa mất quốc tịch Việt Nam trước ngày Luật có hiệu lực (1/7/2009), phải đăng ký giữ quốc tịch tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong thời hạn 5 năm (1/7/2009 - 1/7/2014) để giữ quốc tịch Việt Nam.
Theo đó, đến ngày 1/7 tới, thời hạn này sẽ hết, đồng nghĩa với việc, hàng triệu kiều bào đang định cư ở nước ngoài sẽ đương nhiên mất quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, việc Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Tư pháp thì kiều bào nước ngoài sẽ có thêm 5 năm để đăng ký giữ hộ tịch Việt Nam.
Tính đến nay, theo báo cáo của Bộ Ngoại giao mới chỉ có trên 6.000 người trong số hơn 4,5 triệu Việt kiều đang định cư ở nước ngoài đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.
Trong Quý I/2014, Bộ Tư pháp đã tham mưu, đề xuất và trình Chủ tịch nước giải quyết 2.062 hồ sơ xin thôi, xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
Trong đó có 2.055 trường hợp xin thôi quốc tịch Việt Nam; 4 hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam theo Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam và 3 hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam...
Phương Mai
Theo_VnMedia
Người muốn làm vợ của tướng cướp Hồ Duy Trúc dù một ngày Những ngày này, Hằng chạy ngược xuôi xin làm thủ tục đăng ký kết hôn với tướng cướp Hồ Duy Trúc. Người phụ nữ này khao khát được làm vợ đàng hoàng, cho dù chồng là tử tội. Lý lẽ của tình yêu Những ngày này, Nguyễn Thu Hằng (22 tuổi) tất bật chạy ngược chạy xuôi để làm thủ tục đăng ký...