3 diễn viên nam mới triển vọng của điện ảnh Việt 2018
Điện ảnh Việt mặc dù đang phát triển về mặt số lượng, bằng chứng là có khoảng 36 phim ra mắt năm 2017, đến 2018 số lượng đã tăng lên 59 phim. Mặc dù vậy, chất lượng phim vẫn còn đáng bàn khi không nhiều phim gây ấn tượng với khán giả. Vẫn cốt truyện cũ, cách thể hiện cũ và những lỗi lầm cũ và các gương mặt cũ, phim Việt vẫn chưa có nhiều bứt phá mặc dù đã có một số điểm tích cực. Đáng chú ý, năm 2018, chúng ta được dịp chứng kiến 3 gương mặt mới của làng điện ảnh tạo nên dấu ấn và chứng tỏ được tiềm năng của mình. 3 là một con số khá khiêm tốn, nhưng vẫn đỡ hơn là không có ai. Chỉ cần được trao cho cơ hội học hỏi và xuất hiện trong những bộ phim chỉn chu, họ có thể sẽ tiến xa hơn nữa.
1. Isaac – Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể, Song Lang, Mùa Viết Tình Ca
Isaac vai Linh Phục trong Song Lang. (Lotte Entertainment)
Isaac trước đó vốn được biết đến nhiều bởi anh là thành viên của nhóm nhạc 365 Daband của bà bầu Ngô Thanh Vân. Anh bắt đầu thực sự dấn thân vào diễn xuất khi 365 bắt đầu tan rã, được chú ý nhiều khi xuất hiện trong Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể của Ngô Thanh Vân, ra mắt năm 2016. Trong phim, anh vào vai vị Thái tử phải lòng nàng Tấm. Mặc dù trước đó cũng có đóng phim nhưng chủ yếu là vai phụ và không gây ấn tượng gì. Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể nhận được nhiều ý kiến trái chiều, nhưng Isaac làm người ta ngạc nhiên khi đã có thể làm tốt được vai diễn của mình.
2 năm sau đó, anh trở lại màn ảnh với Mùa Viết Tình Ca. Bộ phim không quá xuất sắc nhưng diễn xuất tự nhiên của Isaac là điểm sáng (thêm vào đó là Hoàng Phi) nếu so với diễn viên khác trong phim. Thế nhưng, Isaac ấn tượng nhất là khi anh xuất hiện trong Song Lang của đạo diễn Leon Quang Lê. Bộ phim về nghệ thuật cải lương lấy bối cảnh Sài Gòn một thời đã qua. Isaac hát cải lương mặc dù chưa tốt, hát chung với các nghệ sĩ khác sẽ lộ rõ nhược điểm, nhưng có thể tạm chấp nhận được bởi càng về sau, Isaac có tiến bộ nhiều. Diễn xuất tốt đã giúp Isaac ghi điểm với khán giả. Anh có tiềm năng tiến xa nếu được góp mặt trong các bộ phim có kịch bản tốt như Song Lang.
[REVIEW] Song Lang – Nỗi khắc khoải giữa nghệ thuật và cuộc đời
Song Lang là một bộ phim nghệ thuật thực sự, đến từ người yêu nghệ thuật và dành cho những người yêu nghệ thuật xem.
2. Wean Lê – Trường Học Bá Vương
Wean Lê đã làm vai Tình trong Trường Học Bá Vương trở thành vai có giá trị. (Moveek)
Video đang HOT
Xuất thân là rapper Underground, Wean Lê tên thật là Lê Thượng Long, có tiếng trong giới âm nhạc và là fashionista khá nổi. Tuy vậy, những thứ đó đều chẳng có ý nghĩa gì một khi Wean Lê bước chân vào điện ảnh, bởi khán giả chỉ quan tâm 1 điều: Cậu có diễn được hay không? Có tuổi đời còn khá trẻ (Wean Lê sinh năm 1998), kinh nghiệm diễn xuất của Wean Lê bằng 0, cậu chỉ có duy nhất một vai diễn chính, cũng là vai đầu tay trong bộ phim thảm họa Trường Học Bá Vương.
Có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc vì sao Wean Lê nằm trong danh sách này dù đóng vai chính trong Trường Học Bá Vương. Trường Học Bá Vương thật khiến người ta đau đầu bởi khó tìm được điểm nào đáng chú ý từ một bộ phim có kịch bản lủng củng, xây dựng nhân vật ngờ nghệch và phần lời thoại ngô nghê như phim này. Thế nhưng, giữa một tổ hợp những thứ dở tệ như thế thì diễn xuất của Wean Lê được khán giả chú ý. Khi cần mạnh mẽ hay lúc yếu đuối, cô đơn, ngang tàng, nhân vật Tình trong Trường Học Bá Vương của Wean Lê đều được cậu thể hiện tốt. Cái Wean Lê cần là một cơ hội để được xuất hiện trong một bộ phim chất lượng hơn, để có dịp được chứng tỏ thực lực của mình và tiến xa trong tương lai.
Sau buổi công chiếu của Trường Học Bá Vương, diễn xuất của Wean Lê được khán giả và giới truyền thông khen ngợi
Đến dự buổi công chiếu là dàn diễn viên chính trong phim gồm nhiều gương mặt diễn viên mới, trẻ trung như Wean Lê, POM Bựa, Tùng Min, Liz Kim Cương… Ngoài ra, còn có những cái tên như Hạ Anh, Nhan Phúc Vinh, Xuân Phúc, Củ Tỏi và Ngọc Thanh Tâm.
3. Liên Bỉnh Phát – Song Lang
Vai Dũng “Thiên Lôi” trong Song Lang là vai diễn đầu tay của Liên Bỉnh Phát. (Lotte Entertainment)
Lần đầu xem Song Lang, người viết đã nghĩ rằng Liên Bỉnh Phát là anh chàng diễn viên nào đó chưa có sự nghiệp vững chắc, đến giờ mới tạo được ấn tượng với Song Lang. Nhưng hóa ra, chàng Dũng “Thiên Lôi” trong Song Lang của Leon Quang Lê là lần đầu Liên Bỉnh Phát chạm ngõ điện ảnh.
Dũng “Thiên Lôi” của Liên Bỉnh Phát, xuất hiện bên cạnh Phụng của Isaac, là kẻ chuyên đòi nợ thuê. Nhưng phía sau vẻ ngoài gai góc đó là quá khứ buồn và một gia đình tan vỡ. Đây không phải là vai diễn dễ, nhưng được giao cho một người chưa có kinh nghiệm diễn xuất như Liên Bỉnh Phát quả là quyết định táo bạo của đạo diễn. Tuy vậy, khi phim lên sóng, người xem hoàn toàn có thể hiểu được vì sao khó có ai có thể làm tốt hơn Liên Bỉnh Phát. Vẻ ngoài gai góc, giọng nói trầm ấm, Dũng đứng cạnh nhân vật Phụng thư sinh, kép hát tài hoa trong Song Lang đã tạo nên một sự kết hợp thú vị.
Nếu được, tôi thực sự muốn thấy một bộ phim nghệ thuật khác có sự góp mặt của Liên Bỉnh Phát, để xem thành công với vai Dũng trong Song Lang của anh là do may mắn hay là nhờ chính thực lực của bản thân anh.
Song Lang và khát khao mang nghệ thuật đến gần hơn với người trẻ
Song Lang không dừng lại ở một bộ phim xem xong rồi trôi qua nhanh mất mà những lắng đọng, những câu hỏi, những ngổn ngang trong việc lưu truyền Cải Lương vẫn sẽ còn chất chứa trong lòng người xem cho đến sau này.
4. Một số gương mặt khác
Jun Phạm đóng nhiều phim nhưng chưa thực sự đột phá. ( Thế Giới Điện Ảnh)
Ngoài 3 gương mặt kể trên, còn một số diễn viên trẻ khác, hoặc là mới được chú ý gần đây, hoặc là mới chạm ngõ điện ảnh như Jun Phạm ( Về Quê Ăn Tết, 100 Ngày Bên Em, Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể), Hoài Lâm ( Yêu Em Bất Chấp), Trịnh Thăng Bình ( Ông Ngoại Tuổi 30)…
Tuy nhiên, mỗi người có điểm yếu riêng và nếu so với 3 gương mặt kể trên thì chưa thực sự ấn tượng bằng. Jun Phạm đóng vai phụ thì khá hay và hài hước, nhưng chuyển sang vai chính thì lộ rõ nhược điểm diễn xuất, nhất là trong các vai cần nhiều cảm xúc hơn chỉ đơn thuần chọc cười. Trịnh Thăng Bình có cách diễn hao hao Trấn Thành và chưa thực sự đột phá còn Hoài Lâm thì diễn quá dở.
Chưa biết được tương lai họ sẽ thế nào, nhưng hiện tại thì Isaac, Liên Bỉnh Phát và Wean Lê là 3 gương mặt triển vọng nhất hiện tại.
Theo moveek.com
Sẽ không còn "phim Việt lai Hàn" ?
Sự tò mò của khán giả với phim Việt hóa đến lúc giảm, họ chán sự vay mượn, chán phim làm lại từ kịch bản phim Hàn Quốc nhưng kém hơn
Từng là trào lưu rầm rộ, phim Việt hóa, chủ yếu từ phim Hàn (còn gọi phim Việt lai Hàn), sớm giảm dần trên màn ảnh nhỏ và mất hút trên màn ảnh rộng.
Chóng chán
Thành công của phim "Em là bà nội của anh" (làm lại từ "Miss Grandy") là nguyên nhân bùng phát phim Việt hóa từ kịch bản phim Hàn Quốc.
Cảnh trong phim Việt hóa "Yêu em bất chấp", một phim không thành công như mong đợi. (Ảnh do nhà sản xuất cung cấp)
Sau đó, một loạt phim Việt hóa từ phim Hàn Quốc ra rạp nhưng không tái lập thành công phòng vé mà phim gốc có được: "Yêu đi, đừng sợ" (làm lại từ phim "Spellbound"), "Sắc đẹp ngàn cân" (làm lại từ "200 pounds beauty"), "Yêu em bất chấp" (làm lại từ "My sassy girl"),... Ngay cả phim lấy cảm hứng từ kịch bản Hàn, xây dựng một câu chuyện màu sắc Việt như "100 ngày bên em" (cảm hứng từ phim "Never ending story") cũng chật vật hòa vốn khi phát hành tại Việt Nam. Chính tỉ lệ thắng ít, thua nhiều khiến dòng "phim Việt lai Hàn" vắng dần trên màn ảnh rộng.
Không chỉ vắng bóng trên màn ảnh rộng, phim Việt hóa từ phim Hàn Quốc cũng đang giảm dần sức hút trên màn ảnh nhỏ. Khác với trước đây, chỉ thụ động tiếp nhận sản phẩm, khán giả ngày nay có nhiều sự chọn lựa nên nếu phim Việt hóa không tạo được câu chuyện gần gũi văn hóa Việt thì sự thất bại lộ rõ. Khán giả chán ngán truyền hình Việt hóa đến mức ngay khi dự án phim "Hậu duệ mặt trời" bản Việt công bố đã bị phản ứng dữ dội. Họ bình luận đầy trên các diễn đàn, trang mạng lo ngại phim gốc bị phá hỏng. Mua bản quyền để tạo nên tác phẩm Việt lai Hàn hoặc lai nước khác không phải đường dài để xây dựng thị trường phim Việt.
Điều đã báo trước
Nguyên nhân được nhiều người trong giới lý giải là khán giả đã chán ngán với dòng phim này sau những tác phẩm ra đời thiếu sáng tạo, bê nguyên bản gốc. Thêm vào đó, những phim được mua bản quyền đều cách đây từ 6 - 10 năm trước, quá cũ kỹ từ nhận thức cho đến thói quen sinh hoạt hằng ngày của nhân vật, kể cả thông điệp mà tác phẩm mang lại. Sự thất bại liên tiếp là vấn đề khiến nhiều phim Việt hóa phim Hàn phải đổi tên, tránh nhắc đến thành công của tác phẩm gốc.
"Đây là điều đã dự báo trước nên tôi không ngạc nhiên. Ban đầu, phim Việt hóa từ kịch bản Hàn thành công vì khán giả tò mò muốn xem tác phẩm họ từng yêu thích của xứ Hàn được Việt hóa sẽ thế nào. Dần dần, nhiều tác phẩm tương tự ra rạp nhưng không thể bằng hoặc nổi trội hơn tác phẩm gốc, chỉ trừ vài trường hợp ngoại lệ, khán giả theo tâm lý chung khó hưởng ứng tiếp!" - biên kịch Thanh Hương nhận định. Nhà phê bình - nhà báo Ngô Ngọc Ngũ Long cho rằng công việc Việt hóa dù nỗ lực thế nào cũng khó lòng thoát khỏi tác phẩm gốc dẫn đến những chi tiết không hợp văn hóa Việt. "Sự tò mò của khán giả đến lúc nào đó cũng giảm, họ chán sự vay mượn, chán phim làm lại từ kịch bản Hàn Quốc. Nhà sản xuất lại đi tìm kịch bản nước khác mua bản quyền và rồi cũng sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn. Tôi thấy việc chú trọng đào tạo, thúc đẩy tay nghề biên kịch Việt sẽ tốt hơn là cứ dựa dẫm kịch bản ngoại" - nhà phê bình - nhà báo Ngô Ngọc Ngũ Long nêu quan điểm.
Theo PGS-TS Trần Luân Kim, trào lưu phim Việt hóa nói chung về lâu dài không có lợi vì nó khiến sự phát triển của điện ảnh dân tộc bị cản trở, giới biên kịch Việt không phát triển được. Vì vậy, dòng phim này thoái trào, mất đi vẫn là lợi nhiều hơn cho điện ảnh Việt Nam.
Phim thuần Việt ra rạp ngày một nhiều
Gần đây, những phim ra rạp đa phần đều từ kịch bản Việt, chủ đề đa dạng, hoặc là tác phẩm chuyển thể: "Em gái mưa", "Ống kính sát nhân", "Lộ mặt", "Chàng vợ của em", "Song lang", "Mùa viết tình ca", "Hoán đổi"... Sắp tới, điện ảnh Việt cũng không có các tác phẩm lai Hàn Quốc nào mà tập trung chủ đề gia đình, siêu nhiên, tình yêu: "Chú ơi, đừng lấy mẹ con", "Kế hoạch đổi chồng", "Người bất tử", "Mặt trời, con ở đâu", "Chuyến xe hạnh phúc", "Thật tuyệt vời khi ở bên em", "Thạch thảo", "Hai Phượng"...
Vì sao ngày càng nhiều phim Việt lựa chọn đề tài thị phi showbiz? Không thể phủ nhận rằng, dẫu đề tài showbiz nhiều sức hút đối với khán giả thế nào, những bộ phim vẫn cần phải được đầu tư cẩn thận, chỉn chu mới có thể thực sự chinh phục trái tim người xem và gây tiếng vang mạnh mẽ. Đề tài showbiz xuất hiện ngày càng nhiều trong các bộ phim điện ảnh Việt...