3 điểm nhấn chống oan sai trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự
Tại Quốc hội, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã trình bày tờ trình về dự án Bộ Luật Tố tụng hình sự sửa đổi. Dự thảo luật đã nhấn mạnh nhiều biện pháp chống oan sai.
Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã trình bày tờ trình Quốc hội dự án Bộ Luật Tố tụng hình sự sửa đổi. Dự thảo luật đã nhấn mạnh nhiều biện pháp chống oan sai.
Trước đó, dư luận, giới luật học giật mình thảng thốt trước vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn. Vụ án oan chỉ được sáng tỏ khi hung thủ thực sự đã thừa nhận giết người, sau 10 năm ông Chấn chịu oan khuất. Nếu không có tình tiết ấy thì không biết ông Chấn sẽ phải chịu oan đến bao giờ. Ông Nguyễn Thanh Chấn (quê Bắc Giang) bị bắt và kết án chung thân trong một vụ án mạng vào năm 2003.
Sau khi hung thủ thực sự ra đầu thú, cuối năm 2013, Hội đồng tái thẩm (TAND Tối cao) đã tuyên hủy bản án của 2 phiên tòa phúc thẩm và sơ thẩm có hiệu lực từ gần 10 năm trước. Đó là 2 phiên tòa đã tuyên ông Chấn tù chung thân về tội “giết người”.
Câu chuyện về người tù oan 10 năm đã chỉ ra nhiều điểm cần khắc phục trong công tác tư pháp.
Ông Nguyễn Thanh Chấn được minh oan sau 10 năm ngồi tù.
Chống bức cung, nhục hình
Chống bức cung nhục hình đi kèm với tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát hoạt động tố tụng hình sự. Nội dung này được quy định trong các điều 15, 112, 152, 153, 156, 157, 173, 174, 228, 238, 257, 271, 318.
Thể chế hóa các nghị quyết của Đảng và quy định của Hiến pháp năm 2013 về phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực, dự thảo Luật Tố tụng hình sự quy định: Bắt buộc phải ghi âm hoặc ghi hình khi hỏi cung bị can;
Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan tố tụng, phải thông báo trước cho người bào chữa thời gian và địa điểm tiến hành các hoạt động tố tụng để họ tham dự;
Bổ sung các quy định để Viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp; bắt buộc Kiểm sát viên phải hỏi cung khi bị can kêu oan hoặc khi phát hiện hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng;
Quy định trách nhiệm của cơ quan tố tụng cấp trên phải kiểm tra hoạt động tố tụng của cơ quan cấp dưới;
Video đang HOT
Bổ sung cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan tố tụng, bảo đảm sự kiểm soát giữa các khâu trong tiến trình tố tụng, khâu sau giám sát kết quả tố tụng của khâu trước, hủy bỏ những chứng cứ do khâu trước thu thập bằng biện pháp trái luật;
Đồng thời, quy định thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Bộ Công an đối với những vụ án oan, sai đặc biệt nghiêm trọng do cấp dưới tiến hành.
Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử
Nội dung được quy định tại Điều 13; Điều 40 – Điều 43; các điều 77, 81, 106, 114, 251, 270, 276, 302, 318.
Bảo đảm tranh tụng trong xét xử chính là bảo đảm sự công bằng trong quá trình chứng minh; bảo đảm điều kiện để các chủ thể thực hiện đúng, đủ chức năng tố tụng của mình. Trên cơ sở đó, dự thảo Luật tố tụng hình sự quy định: (1) Ngoài cơ quan tố tụng có quyền thu thập chứng cứ như hiện nay, bổ sung người bị buộc tội và người bào chữa có quyền thu thập, cung cấp chứng cứ;
(2) Quy định người bào chữa có quyền đánh giá chứng cứ do cơ quan tố tụng thu thập;
(3) Bị can, bị cáo có quyền yêu cầu Tòa án thu thập bổ sung chứng cứ nếu đã yêu cầu ở giai đoạn điều tra, truy tố mà không được chấp nhận;
(4) Bổ sung trách nhiệm và thủ tục Tòa án phải giải quyết các yêu cầu của người tham gia tố tụng trước khi mở phiên toà;
(5) Đổi mới trình tự và trách nhiệm xét hỏi theo hướng việc xét hỏi trước tiên phải thuộc về cơ quan buộc tội; bị cáo có quyền trực tiếp đặt câu hỏi với bị hại, người làm chứng nếu được Chủ tọa đồng ý thay vì chỉ có quyền đề nghị Chủ tọa hỏi như hiện nay;
(6) Khẳng định rõ nguyên tắc bản án, quyết định của Tòa án chỉ được căn cứ trên cơ sở kết quả thẩm vấn, tranh tụng và những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa.
Bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội và quyền bào chữa
Nguyên tắc suy đoán vô tội ở BLTTHS 2003, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo (các điều 7, 10, 40, 42, 43, 50, 108, 111, 251, 271, 318; chương VII).
Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, tạo điều kiện để người bị buộc tội thực hiện tốt quyền bào chữa, gỡ tội, dự thảo quy định:
Thứ nhất, “suy đoán vô tội” là nguyên tắc cơ bản của BLTTHS và khẳng định rõ “Mọi hoài nghi về tội của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thể làm sáng tỏ theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì phải xử lý theo hướng có lợi cho họ”;
Thứ 2, ngoài ba chủ thể có quyền bào chữa như hiện hành, bổ sung người bị bắt cũng được bảo đảm quyền bào chữa và ghi nhận đầy đủ quyền, nghĩa vụ tố tụng của người này;
Thứ 3, thay quy định “cấp giấy chứng nhận người bào chữa” bằng quy định “cấp giấy đăng ký bào chữa” nhằm tránh cách hiểu thiếu chính xác, ảnh hưởng đến việc tham gia tố tụng của người bào chữa;
Thứ 4, mở rộng diện người bào chữa gồm cả Trợ giúp viên pháp lý để bào chữa miễn phí cho những đối tượng thuộc diện chính sách;
Thứ 5, mở rộng các trường hợp bắt buộc cơ quan tố tụng phải mời người bào chữa;
Thứ 6, Quy định thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng sớm hơn, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt;
Thứ 7, Quy định bị can, bị cáo có quyền đọc, ghi chép tài liệu liên quan đến việc buộc tội trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra để thực hiện quyền tự bào chữa đã được Hiến định;
Thứ 8, bổ sung một chương mới (chương VII) quy định các nội dung liên quan đến bào chữa nhằm bảo đảm cho người bào chữa nhanh chóng tiếp cận với quá trình giải quyết vụ án;
Cuối cùng, quy định Tòa án sẽ không mở phiên tòa nếu có căn cứ xác định việc điều tra, truy tố vi phạm quyền bào chữa; nếu đã mở phiên tòa thì yêu cầu Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát khắc phục vi phạm hoặc tuyên bố tính vô hiệu của những chứng cứ có được từ các hoạt động tố tụng vi phạm pháp luật.
Trên đây là 3 điểm nhấn trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự trình Quốc hội mà nhiều người hy vọng có thể tác động đến quá trình tố tụng
Theo Infonet
Trộm 10 ắc quy trạm phát sóng Viettel bán đồng nát
Bộ Quốc phòng quy định trạm phát sóng BTS của tập đoàn Viễn thông Quân đội thuộc công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Độc giả hỏi: Con tôi là Nguyễn Văn L sinh ngày 12/9/1999. Cháu đang là học sinh, tuy nhiên vì công việc hàng ngày vợ, chồng chúng tôi mải buôn bán hàng hóa do vậy không có thời gian kèm cặp, bảo ban cháu dẫn đến ngày 12/9/2014 cháu bị bạn xấu rủ rê đi trộm cắp 10 bình ắc quy tại trạm phát sóng BTS phát sóng của Chi nhánh Viettel để bán lấy tiền chơi điện tử.
Tổng giá trị trộm cắp theo định giá của Hội đồng định giá quận HM là 10 triệu đồng. Hiện nay con tôi đang bị Cơ quan điều tra bắt tạm giam.
Gia đình chúng tôi rất lo cho cháu nhưng không biết quy định của pháp luật quy định về vấn đề của con tôi như thế nào và gia đình tôi phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho con tôi?.
Trộm bình ắc quy tại trạm phát sóng BTS phát sóng của Chi nhánh Viettel phạm tội "Phá hủy công trình quan trọng về an ninh quốc gia". (Ảnh minh họa)
Vấn đề của (Ông) Bà được giải quyết như sau:
Trong trường hợp này cháu Nguyễn Văn L là vị thành niên phạm tội thuộc diện người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Theo quy định tại Điều 303 Bộ luật tố tụng hình sự chỉ được bắt, tạm giữ, tạm giam người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Nếu con Cháu L trộm cắp bình ắc quy tại trạm phát sóng BTS của đơn vị Viettel thì Theo Nghi đinh sô 126/2008/NĐ-CP ngay 11/12/2008 cua Chinh phu qui đinh chi tiêt va hương dân thi hanh môt sô điêu cua Phap lênh bao vê công trinh quan trong liên quan đên an ninh quôc gia va căn cứ văn bản số 7117/BQP ngày 28/12/2009 của Bộ Quốc phòng quy định thì trạm phát sóng BTS của tập đoàn Viễn thông Quân đội thuộc công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Do vậy cháu Nguyễn Văn L phạm tội "Phá hủy công trình quan trọng về an ninh quốc gia" theo khoản 1 Điều 231 BLHS.
Điều 305 BLTTHS quy định.
1. Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên có thể lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
2. Trong trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn được người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình.
Ths Thẩm phán Trần Đức Ninh - Tòa án quân sự khu vực Thủ đô Hà Nội. Địa chỉ: Ngõ 699 đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Theo_Báo Đất Việt
Không tán thành quy định buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can Cho ý kiến về Bộ Luật tố tụng hình sự sửa đổi, Ủy ban Tư pháp Quốc hội không tán thành với việc dự thảo quy định "Bắt buộc phải ghi âm hoặc ghi hình hoạt động hỏi cung bị can". Sáng 21/5, Quốc hội tiếp tục nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện báo cáo thẩm tra Bộ Luật...