3 điểm đến thiên nhiên tại Bà Rịa – Vũng Tàu
Bà Rịa – Vũng Tàu thu hút du khách nhờ vẻ đẹp từ những điểm đến yên bình, gần gũi thiên nhiên, thích hợp cho các kỳ nghỉ cuối tuần.
Suối đá thu hút với nhiều khung cảnh và làn nước trong xanh mát lạnh.
Suối Đá – Suối Tiên
Là con suối chảy thẳng từ đỉnh núi Dinh xuống chân núi và chia làm nhiều đoạn khác nhau, đoạn cao nhất chính là Suối Tiên.
Tắm suối là hoạt động được nhiều khách du lịch yêu thích nhất tại Suối Tiên – Suối Đá. Vì chảy từ đỉnh núi xuống nên nước của dòng suối này mát rượi, lại nằm giữa rừng nên khá trong lành.
Du khách đến đây còn có thể dừng chân nghỉ ngơi trên những tảng đá lớn giữa rừng cây và bên cạnh dòng suối. Tận hưởng cảm giác thanh bình giữa rừng cây, trong tiếng suối khi róc rách, khi ầm ào.
Dọc theo con suối là một con đường nhỏ dẫn lên đỉnh núi Dinh. Những du khách yêu thích đi phượt hoặc leo núi có thể men theo con đường này chinh phục đỉnh núi để được chiêm ngưỡng toàn cảnh; tham quan một số ngôi chùa nằm trên núi như chùa Hang, chùa Tây Phương, chùa Tùng Lâm.
Chính vì khung cảnh sinh động như vậy nên Suối Tiên – Suối Đá được xem là địa điểm thư giãn gần gũi thiên nhiên và chụp hình đẹp ở Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tuy nhiên, du khách nên lưu ý một số điều để bảo đảm an toàn cho bản thân gồm: cẩn trọng khi chụp hình tại những điểm cheo leo bên cạnh vực sâu; chú ý có những điểm nước sâu 2m khi tắm suối; nên đi vào mùa mưa tránh tình trạng suối bị khô cạn.
Video đang HOT
Hồ Đá Xanh
Hồ Đá Xanh được hình thành nhờ hoạt động khai thác đá trong quá khứ. Sau khi dừng khai thác từ năm 2004, hồ nước dần dần được hình thành.
Một góc checkin tại Hồ Đá Xanh (Ảnh ST)
Nằm gần sườn núi Dinh, huyện Tân Thành, hồ Đá Xanh được bao quanh bởi đồi núi, tạo một khung cảnh xanh mát và bình yên, là một trong những điểm du lịch hút khách gần đây.
Với điểm nhấn là cây cầu gỗ bắc ra giữa hồ, xích đu, hàng rào trắng, nhà chòi rơm… bạn sẽ thỏa thích sở hữu những bức hình “sống ảo” đáng nhớ. Ngoài ra, nhờ khung cảnh lãng mạn và thơ mộng, đây còn là địa điểm chụp hình cưới của nhiều cặp đôi.
Khu này còn khá hoang vắng, nằm xa khu dân cư nên để trải nghiệm được trọn vẹn, du khách nên chủ động mang theo đồ ăn, thức uống phục vụ nhu cầu cá nhân. Đồng thời cẩn thận tránh té ngã vì nước hồ khá sâu.
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu
Đối diện với biển Hồ Cốc là con đường xuyên giữa rừng cây xanh dẫn vào Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, được xem như “lá phổi xanh” của Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đây là khu rừng nguyên sinh ven biển duy nhất còn lại tương đối nguyên vẹn của Việt Nam, có cảnh quan tự nhiên đa dạng từ rừng thưa hơi khô nhiệt đới tới rừng ẩm thường xanh, rừng tràm mọc ven biển, vùng đồi, vùng đất ngập nước, cây bụi và cồn cát ven biển…
Du khách check in tại khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu
Khu bảo tồn cũng cung cấp nhiều dịch vụ du lịch như lưu trú, cắm trại, đường đi xe đạp dành cho du khách thích trải nghiệm cảm giác khám phá rừng nguyên sinh… Đây cũng là nơi du khách có thể có những tấm ảnh mang nét huyền bí với khung cảnh hoang sơ, vắng vẻ của khu rừng tư nhiên.
Khu bảo tồn, điểm đến hấp dẫn mới
Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) vừa bàn giao mô hình sa bàn Du lịch 3D có sự tham gia của cộng đồng cho Vườn Quốc gia Cúc Phương.
Mô hình sa bàn này là một trong nhiều thành quả mà dự án "Các giải pháp cho các khu bảo tồn" và dự án "Du lịch bền vững và các khu bảo tồn trong thế giới hậu Covid" mang lại. Hai dự án này được Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tài trợ bằng nguồn vốn của Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển CHLB Đức (BMZ) nhằm hồi phục du lịch sau đại dịch Covid-19 tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn.
Nâng cao hiểu biết bảo tồn cho cộng đồng
Mô hình sa bàn 3D có sự tham gia của cộng đồng (P3DM) tại Vườn quốc gia Cúc Phương có kích thước 3,1m x 2m; được thiết lập theo tỉ lệ 1:10.000 bao gồm vùng lõi của Vườn quốc gia và một phần vùng đệm, với các chiều của khu vực này ước tính khoảng 31km x 20km. Đây là mô hình 3D vườn quốc gia thứ hai ở Việt Nam, sau mô hình của Pù Mát (Nghệ An) được xây dựng năm 2000. Việc xây dựng P3DM giúp thống kê lại và nâng cao sự hiểu biết về tiềm năng phát triển các sản phẩm du lịch trong và xung quanh Vườn quốc gia, thu hút cộng đồng địa phương tham gia phát triển các sản phẩm du lịch mới dựa vào cộng đồng và bền vững.
Quá trình xây dựng sa bàn P3DM có sự tham gia, hỗ trợ của trường THPT Nho Quan - B và hoạt động tham vấn cộng đồng từ các địa phương có hoạt động du lịch tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Những thông tin thể hiện trên mô hình 3D được trực tiếp thực hiện bởi đại diện 18 thôn bản thuộc 14 xã và một thị trấn của các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình và Thanh Hóa. Đây là những địa phương nằm trong vùng lõi và vùng đệm của Vườn quốc gia Cúc Phương.
"Thông qua việc tham gia thực hiện sa bàn 3D, người dân lần đầu tiên thấy được bức tranh toàn cảnh về cộng đồng dân cư trong mối tương quan với Vườn quốc gia cũng như những tiềm năng kinh tế và lợi ích to lớn mà Vườn quốc gia có thể mang lại nếu được bảo tồn và sử dụng một cách bền vững", bà Ulrika Aberg, cán bộ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) - một tổ chức bảo vệ thiên nhiên, nổi tiếng qua việc công bố Sách đỏ hàng năm - nhấn mạnh.
Khẳng định sẽ sử dụng hiệu quả sa bàn 3D, ông Đỗ Văn Lập - Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Cúc Phương, cho hay: "Chúng tôi sẽ dùng sa bàn 3D này để giới thiệu cho du khách, các học sinh sinh viên, cộng đồng trên địa bàn biết về các giá trị văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học của Vườn, thông qua đó nâng cao nhận thức và kêu gọi mọi người cùng nhau gìn giữ bảo vệ tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường của Vườn quốc gia Cúc Phương".
Bàn giao sa bàn cho Vườn quốc gia Cúc Phương. Ảnh: Chu Khôi.
Theo bà Ulrika Aberg, du lịch tại các Khu bảo tồn là một phần quan trọng của ngành du lịch toàn cầu. Sau đại dịch Covid-19, nhu cầu về du lịch bền vững và trải nghiệm dựa vào thiên nhiên ngày càng tăng. Do đó, trong khuôn khổ dự án "Các giải pháp cho các khu bảo tồn" và dự án "Du lịch bền vững và các khu bảo tồn trong thế giới hậu Covid", IUCN đang phối hợp cùng Quỹ Planeterra làm việc với cộng đồng địa phương và các nhà quản lý khu bảo tồn nhằm thực hiện các hoạt động quản lý công bằng, hiệu quả nguồn tài nguyên; chia sẻ các lợi ích cộng đồng để góp phần đưa du lịch không chỉ trở lại như trước đây mà còn làm tốt hơn cho người dân, động vật hoang dã và hệ sinh thái.
Bảo tồn thiên nhiên và văn hóa ở Cúc Phương
Đến Vườn Quốc gia Cúc Phương, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ uy nghi của những cây chò ngàn năm tuổi với thân cao lớn, tán xòe rộng phủ bóng cả một vùng, những dây leo khổng lồ chạy dài vắt ngang rừng... Cúc Phương hiện có 135 loài thú, 336 loài chim, 122 loài bò sát và lưỡng cư, 66 loài cá và gần 2.000 loài côn trùng.
Trong các loài thú ở Cúc Phương, nhiều loài được xếp vào loại quý hiếm như: báo gấm, báo lửa, gấu ngựa... và nhiều loài đặc hữu như sóc bụng đỏ, các loài linh trưởng như khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, vượn. Đặc biệt, ở Cúc Phương có một loài thú linh trưởng quý hiếm, không còn tồn tại ở trên thế giới, đó là loài voọc mông trắng.
Ngoài ra, rừng Cúc Phương còn có nhiều hang động đẹp và bí ẩn như: Sơn Cung, Phò Mã Giáng... Đặc biệt, có một số hang động còn lưu giữ những dấu tích của người tiền sử cách nay từ 7.500 đến 12.000 năm, đó là hang Đắng (động người xưa), hang Con Moong. Mỗi địa điểm sẽ giúp du khách có cái nhìn mới hơn về thế giới tự nhiên và nếp sống của tổ tiên ta trước kia. Đi sâu vào trong rừng, du khách sẽ gặp bản người Mường với những nếp nhà sàn, ruộng bậc thang như nét chấm phá tuyệt vời giữa một khung cảnh núi rừng hoang sơ, lãng mạn...
Nhiều năm qua, Vườn quốc gia Cúc Phương đã luôn nỗ lực trong việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo tồn những giá trị văn hóa bản địa đặc sắc. Theo Ban lãnh đạo Vườn quốc gia Cúc Phương, tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa được bảo tồn ấy đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho du khách trong và ngoài nước, đồng thời cũng là nguyên nhân giúp Cúc Phương đạt danh hiệu "Vườn quốc gia hàng đầu châu Á" do World Travel Awards (Giải thưởng du lịch thế giới) bình chọn 2 năm liền.
Hiện tại, tổ chức IUCN đang hỗ trợ Vườn quốc gia Cúc Phương hướng tới chứng nhận "Danh lục xanh" với bộ tiêu chuẩn toàn cầu về bảo tồn gồm 4 hợp phần: quản trị tốt; thiết kế tốt; lập kế hoạch tốt và quản lý hiệu quả; có các kết quả bảo tồn thành công. Tại Việt Nam, chứng nhận Danh lục xanh đã được cấp cho Khu bảo tồn Đất ngập nước Vân Long (Ninh Bình) vào năm 2020.
Vườn Quốc gia Cúc Phương Điểm đến của thiên nhiên và động vật hoang dã Trong nhiều năm qua, Vườn Quốc Gia Cúc phương luôn là điểm đến du lịch sinh thái thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, độ đa dạng sinh học cao, Vườn Quốc gia Cúc Phương có tiềm năng rất lớn trong phát triển du lịch. Để phát huy các giá trị của...