3 dịch bệnh quái ác “ngóc đầu” trở lại khi thế giới đang quay cuồng vì Covid-19
Tác động của dịch Covid-19 đang khiến lao phổi – căn bệnh quái ác khiến hơn 1,5 triệu người trên thế giới tử vong mỗi năm có nguy cơ bùng phát trở lại. Cùng với đó, dịch sốt rét và HIV cũng dần “ngóc đầu”, New York Times cảnh báo.
Tiến sĩ Pedro L. Alonso – Giám đốc Chương trình phòng chống sốt rét toàn cầu của WHO – cho rằng, dịch Covid-19 đã kéo lùi những nỗ lực ngăn ngừa bệnh sốt rét quay lại thời điểm cách đây 20 năm.
Trong cuộc phỏng vấn với New York Times, hơn 20 quan chức và chuyên gia y tế đều cho rằng, Covid-19 đang đánh lạc hướng thế giới khỏi 3 mối nguy sức khỏe lớn: Lao phổi, sốt rét và HIV.
Nỗi sợ Covid-19 và việc đóng cửa nhiều phòng khám khiến nhiều người trên khắp thế giới không được chăm sóc y tế khi bị nhiễm HIV, lao và sốt rét. Trong khi đó, những gián đoạn về thương mại mùa dịch bệnh cũng khiến việc vận chuyển thuốc trở nên khó khăn hơn.
Khoảng 80% các chương trình phòng chống lao phổi, HIV và sốt rét toàn thế giới đã báo cáo về việc họ bị thiếu thuốc điều trị trong dịch Covid-19.
Ở Ấn Độ – nơi chiếm 27% tổng số ca mắc lao toàn cầu – hoạt động chẩn đoán lao đã giảm 75% kể từ khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát. Ở Nga, nhiều phòng khám HIV được chuyển thành nơi xét nghiệm Covid-19.
Video đang HOT
Dịch Covid-19 khiến thế giới sao nhãng việc phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm khác (ảnh: NY Times)
Dịch sốt rét đang hoành hành dữ dội ở Tây Phi – nơi chiếm 90% số ca tử vong vì sốt rét toàn cầu. Tuy nhiên, việc phòng chống sốt rét ở khu vực này gặp phải nhiều hạn chế do các lệnh phong tỏa, cách ly xã hội bởi dịch Covid-19.
Các chuyên gia cho rằng, dịch Covid-19 có thể kéo cuộc chiến chống lao phổi, sốt rét và HIV của thế giới lùi lại hàng thập kỷ. Ước tính, thế giới cần 28,5 tỷ USD để giảm thiểu tác động của Covid-19 đối với các chương trình phòng chống lao phổi, sốt rét và HIV, nhưng đây dường như là con số không tưởng.
“Đối với bệnh sốt rét, chậm trễ trong chẩn đoán có thể khiến người bệnh tử vong chỉ sau 36 giờ từ khi bị sốt. Đó là căn bệnh không thể nói từ đợi chờ”, ông Alonso nói.
WHO đang cân nhắc việc cấp thuốc trị sốt rét cho toàn bộ người dân ở Tây Phi. Đây là biện pháp cuối cùng của WHO nếu dịch sốt rét trở nên mất kiểm soát.
Bệnh lao phổi, sốt rét và HIV quay lại đe dọa thế giới trong đại dịch (ảnh: NY Times)
Nhiều quốc gia đang biến các cơ sở chẩn đoán HIV và lao thành nơi xét nghiệm Covid-19.
“Đừng quá ưu tiên chống dịch Covid-19 hơn bệnh lao và HIV”, Tiến sĩ Lucica Ditiu, người đứng đầu Hiệp hội phòng chống lao phổi, cảnh báo.
Dịch Covid-19 cũng khiến việc xét nghiệm bệnh lao giảm mạnh ở nhiều quốc gia. Theo WHO, tỷ lệ xét nghiệm lao ở Indonesia đã giảm 70% trong đại dịch, 50% ở Mozambique, Nam Phi và 20% ở Trung Quốc.
Nhiều công ty dược toàn cầu cũng thu hẹp sản xuất các bộ xét nghiệm lao và HIV trong đại dịch. Sản xuất bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều.
Theo WHO, ít nhất 121 quốc gia đã chứng kiến sự sụt giảm số bệnh nhân lao và HIV tới khám và xét nghiệm trong bệnh viện kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát toàn cầu.
WHO cũng cảnh báo xuất hiện các dạng kháng thuốc của bệnh lao và HIV khi nguồn cung thuốc điều trị cho bệnh nhân bị gián đoạn.
Số ca mắc Covid-19 tại một số quốc gia Đông Âu tăng nhanh
Sau khi mở cửa trở lại và các biện pháp khôi phục kinh tế, ngày 15/7, một số quốc gia Đông Âu ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng nhanh trở lại.
Cơ quan y tế Romania cho biết đã có hơn 640 trường hợp mắc Covid-19 mới và 21 ca tử vong trong 24h qua. Đến nay, nước này đã có hơn 34.000 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 trong đó có khoảng 1.950 ca tử vong. Nước này cũng đã xét nghiệm cho hơn 18.000 trường hợp nghi mắc Covid-19 trong 24h qua và hiện 250 trường hợp đang được chăm sóc đặc biệt.
Những ngày qua Romania ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng nhanh, trung bình hơn 600 trường hợp mới mỗi ngày đồng thời đang bị các quốc gia khác như Italy, Hungary... xem xét cho vào danh sách các nước có nguy cơ lây nhiễm cao.
Cũng trong ngày 15/7, Bộ Y tế Séc cho biết, nước này ghi nhận số ca nhiễm mới trong 24h tăng nhanh trở lại với hơn 100 ca nhiễm mới, trong đó có nhiều trường hợp đã bị nhiễm khi đi du lịch ở các nước như Anh, Tây Ban Nha, Croatia, Slovakia, Hungary và Serbia. Đến nay, Cộng hòa Séc ghi nhận 13.400 trường hợp mắc Covid-19 trong đó có 355 ca tử vong.
Trước diễn biến phức tạp dịch Covid-19, trong khi nhiều quốc gia láng giềng đang ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng nhanh trở lại, Slovakia hôm qua đã triển khai các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn ở một số khu vực tại thủ đô Bratislava.
Chính quyền cũng tuyên bố sẽ xét nghiệm Covid-19 miễn phí cho nhân viên trong các cơ sở dưỡng lão tại Bratislava. Một số các lệnh hạn chế mới sẽ áp dụng như buộc phải cách ly 7 ngày nếu du lịch ở nước ngoài trở về hoặc đến các điểm nóng Covid-19 ở khu vực biên giới của nước này.
Trong ngày 15/7, Liên minh châu Âu đã quyết định loại bỏ Serbia và Montenegro khỏi danh sách các điểm đến an toàn sau khi hai quốc gia này có số ca nhiễm mới tăng đột biến trở lại.
Ủy ban châu Âu (EC) kêu gọi các nước thành viên Liên minh châu Âu triển khai sớm công tác tiêm phòng cúm mùa nhằm giảm nguy cơ bùng phát dịch Cúm. Cơ quan này lo ngại tình trạng "dịch chồng dịch" diễn ra vào mùa thu tới khi nhiều chuyên gia y tế cảnh báo sự bùng phát trở lại dịch Covid-19 sau khi các nước mở cửa biên giới trở lại.
Do đó, EC cũng kêu gọi các nước mở rộng việc xét nghiệm virus SARS-CoV-2 và khuyến cáo các nước về tình trạng quá tải hệ thống y tế ở nhiều quốc gia châu Âu nếu hai dịch bệnh này đồng thời xảy ra./.
Ca nCoV ở Indonesia tăng kỷ lục Indonesia báo cáo thêm hơn 2.600 ca nhiễm nCoV, trong đó gần một nửa được phát hiện tại trung tâm huấn luyện quân sự ở tỉnh Tây java. Tại buổi họp báo ở Jakarta hôm nay, quan chức Bộ Y tế Indonesia Achmad Yurianto cho biết nước này ghi nhận thêm 2.657 ca nhiễm và 58 ca tử vong do nCoV, nâng ca...