3 dạng đau đầu liên quan đến tình dục
Mặc dù quan hệ tình dục thường giúp an thần và giảm căng thẳng hữu hiệu nhưng đôi khi nó cũng có thể gây ra một số cảm giác khó chịu ở một số người.
Những nghiên cứu
Ước tính khoảng 1% người có sinh hoạt tình dục bị đau đầu trong hoặc sau khi lâm trận. Nam giới dường như dễ bị đau đầu khi “yêu” nhiều gấp 5 lần so với phụ nữ.
Một nghiên cứu năm 2003 trong tạp chí Thần kinh học đã khảo sát 51 bệnh nhân đã được chẩn đoán bị đau đầu khi quan hệ tình dục và thấy rằng vấn đề này có xu hướng xảy ra chủ yếu ở nam giới, mức đỉnh điểm là trong độ tuổi 20, hoặc trong độ tuổi cuối 30 và đầu 40.
Những cơn đau đầu này được gọi là “đau đầu khi lên đỉnh” hoặc “đau đầu trong khi giao hợp”.
Video đang HOT
Theo Bách khoa toàn thư về khoa học thần kinh thì đây là một căn bệnh rất khó để thống kê được số liệu chính xác vì các bác sĩ có thể không thường xuyên hỏi và bệnh nhân thường giữ im lặng vì lý do tế nhị.
Có 3 loại đau đầu khi quan hệ tình dục bao gồm:
- Đau đầu âm ỉ có biểu hiện tương tự như đau đầu căng thẳng. Nó bắt đầu với cơn đau âm ỉ ở cả hai bên đầu và tăng dữ dội dần trong suốt quá trình “giao ban”. Nguyên nhân có thể là do co thắt cơ không tự chủ xảy ra khi quan hệ tình dục.
- Đau đầu dữ dội và đau nhói xảy ra ngay trước, trong hoặc sau khi đạt cực khoái. Đây là dạng đau đầu phổ biến nhất khi “yêu”.
- Dạng đau đầu thứ 3 xảy ra sau khi cực khoái, đôi khi xuất hiện ngay lập tức hoặc đôi khi khởi phát chậm hơn, nhưng sẽ trầm trọng hơn khi chuyển tư thế (đứng lên).
Rất đơn giản để nhận ra triệu chứng nhức đầu nhưng rất khó để chẩn đoán, và đôi khi cực kì khó khăn để điều trị. Bởi cơ thể mỗi người đều có rất nhiều nguyên nhân tiềm tàng bên trong.
Phương pháp điều trị phổ biến nhất là thuốc giảm đau. Vì vậy, nếu thường xuyên bị đau đầu khi quan hệ tình dục thì bạn nên cởi mở trao đổi với bác sĩ để tìm cách điều trị hiệu quả nhất. Và nếu bạn đột nhiên bắt đầu gặp phải hiện tượng này hoặc có những thay đổi về triệu chứng đau đầu khi “yêu” thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay vì đây có thể là các triệu chứng báo hiệu một bệnh ẩn dưới.
Theo VNE
Thuốc ho thông thường cũng có thể gây độc
Một trong những thành phần giảm ho trong thuốc ho bán không theo đơn là dextromethorphan. Nó ức chế hành não, làm giảm ho tương đương với codein, không làm giảm đau, an thần không làm long đờm.
Được dùng giảm ho nhất thời do kích thích nhẹ ở phế quản và họng (như hít phải chất lạ, bị lạnh) đặc biệt có hiệu quả trong ho mạn không có đờm. Hầu như không độc ở liều điều trị, chỉ với liều cao gấp nhiều lần mới gây ức chế thần kinh trung ương. Tuy nhiên, thuốc có thể gây một vài tác dụng không mong muốn như làm nhịp tim nhanh, mệt mỏi, đỏ bừng mặt, chóng mặt, buồn nôn (tỷ lệ khoảng 1%) hoặc nổi mày đay, ngoại ban (tỷ lệ (0,1%). Chính vì vậy mà có thể dùng cho mọi lứa tuổi.
Dùng thuốc ho dạng phối hợp cho trẻ em cần thận trọng.
Thuốc ho chứa dextromethorphan thường có một trong các thành phần phối hợp nhằm làm giảm nhanh các triệu chứng phụ. Chính các thành phần này gây độc:
Pseudoephedrin: làm cường giao cảm, gây co mạch, giảm sung huyết, làm giãn phế quản, nên dễ thở, dễ chịu nhưng làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim, đánh trống ngực, đau thắt ngực, choáng váng. Người có bệnh huyết áp, tim mạch, bệnh cường giáp, đái tháo đường không nên dùng.
Phenylpropanolamin: làm co mạch, giảm sung huyết ở niêm mạc mũi nên đỡ nghẹt mũi, dễ chịu, nhưng lại gây kích thích (làm khó ngủ), gây chán ăn (trước dùng làm thuốc giảm béo, nay bị cấm), nghiêm trọng hơn gây tai biến mạch máu não (chảy máu não, màng não).
Guaifenesin: làm dịu (giảm các cơn kích thích dễ ngủ), long đờm (dễ khạc) nhưng có thể làm trầm suy, nếu dùng liều cao lại uống rượu.
Chlopheniramin, bromphenilamin, promethazin: là các chất chống dị ứng giúp giảm ho (do các tác nhân kích thích), gây ngủ (có lợi nếu dùng về đêm) nhưng gây buồn ngủ (không lợi nếu dùng ban ngày), đặc biệt gây nguy hại với người vận hành máy móc, tham gia giao thông. Trẻ nhỏ dùng kéo dài, thần kinh trung ương bị ức chế, làm chậm phát triển trí tuệ. Riêng promethazin làm trẻ suy hô hấp, ngừng thở lúc ngủ dẫn đến chết đột ngột, gây nguy hiểm cho trẻ bị mất nước đau yếu (đặc biệt lúc có hội chứng Reye).
Một trong những thành phần của thuốc ho có thể gây ngộ độc
Tại Mỹ có nhiều loại thuốc trong đó có thuốc ho chứa các thành phần này nhưng từ tháng 10/2007, theo khuyến cáo của FDA, các hãng sản xuất tại Mỹ đã ngừng sản xuất các loại thuốc ho chứa các thành phần trên vì xảy ra nhiều tai biến cho trẻ em do dùng quá liều, đặc biệt là cho trẻ em dưới 2 tuổi. Với thuốc chứa phenylpropanolamin, Trung Quốc cấm lưu hành (năm 2000), Pháp buộc phải bán theo đơn (năm 2001). Ở nước ta vẫn cho bán không theo đơn nếu giảm độc (hàm lượng bằng hoặc dưới 30mg). Với thuốc chứa phenergan không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
Để tránh ngộ độc nên dùng các thuốc ho chỉ chứa dextromethorphan (nội hay ngoại). Nếu thật cần thiết mới dùng loại có các thành phần phối hợp. Khi dùng cần xem kỹ thành phần, dùng đúng liều chỉ dẫn, thận trọng dùng cho trẻ em, nhất là trẻ nhỏ, tốt hơn là nên tham khảo ý kiến bác sĩ hay dược sĩ cho dù là thuốc không bắt buộc phải kê đơn.
Theo DS. Bùi Văn Uy (Sức khỏe & Đời sống)
Có nên cho trẻ nhỏ uống mật ong? Mật ong chứa khá nhiều chất dinh dưỡng, nên có tác dụng tốt với sức khoẻ, như bù đắp năng lượng, tăng sức đề kháng, sát trùng, chữa viêm loét dạ dày - tá tràng, an thần, cải thiện giấc ngủ, làm mềm da, liền sẹo, chữa phỏng nhẹ, vết côn trùng đốt... Tuy nhiên, mật ong dù tốt nhưng không phải ai...