3 Đại học lớn phối hợp tổ chức hội thảo quốc gia về tài chính và ngân hàng
Các chuyên gia hàng đầu về tài chính và ngân hàng đã cùng bàn thảo, đưa ra các sáng kiến giúp thúc đẩy sự phát triển miền Trung – Tây Nguyên.
Ngày 17/7, tại Trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng) đã tổ chức hội thảo khoa học quốc gia về tài chính và ngân hàng năm 2020 với chủ đề “ Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế, xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”.
Các chuyên gia hàng đầu về tài chính – ngân hàng chia sẻ quan điểm tại hội thảo. Ảnh: AN
Đây là hội thảo được phối hợp tổ chức bởi ba trường đại học lớn trên cả nước gồm: Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Tây Nguyên.
Theo đó, miền Trung – Tây Nguyên gồm 18 tỉnh và một thành phố trực thuộc Trung ương, nằm trên giao điểm của trục kinh tế Bắc – Nam và hành lang kinh tế Đông Tây, là khu vực với tiềm năng lớn về kinh tế của cả nước.
Tuy nhiên, trên thực tế các tiềm năng vẫn chưa được khai thác đúng mức so với một số vùng khác của nước ta.
Video đang HOT
Vì vậy, phát triển kinh tế – xã hội miền Trung – Tây Nguyên nhằm rút ngắn khoảng cách vùng miền và giải quyết ngày càng tốt hơn các vấn đề xã hội là một mục tiêu có tính bức thiết.
Để hoàn thành mục tiêu này, hệ thống Tài chính – Ngân hàng có vai trò cực kỳ quan trọng, nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay.
Hội thảo lần này sẽ góp tiếng nói quan trọng về cơ sở lý luận, thực tiễn, hướng đến mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của miền Trung – Tây Nguyên – đại diện ban tổ chức cho hay.
Hội thảo lần này có sự tham dự của hơn 100 nhà khoa học, chuyên gia, nghiên cứu viên đến từ nhiều trường Đại học, Học viện, Viện nghiên cứu, Ngân hàng, đơn vị Kiểm toán, Ngân hàng Nhà nước…
Các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý liên quan cùng tham dự, trao đổi, thảo luận và đề xuất các giải pháp với các chủ đề:
Tác động của công nghệ đối với hoạt động của hệ thống tài chính; Tác động của công nghệ số hóa/cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong hoạt động tài chính đến sự phát triển kinh tế – xã hội;
Quản trị ngân hàng và các tổ chức tài chính khác trong bối cảnh cách mạng công nghệ từ thực tiễn khu vực miền Trung – Tây Nguyên; Vấn đề phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương trong quản lý tài chính công;
Thúc đẩy liên kết giữa các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng và vận dụng các công cụ tài chính nhằm thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực miền Trung – Tây Nguyên;
Hiệu quả kinh doanh và quản trị rủi ro của ngân hàng và các tổ chức tài chính khác: đặc thù địa phương và những đặc điểm có tính phổ quát.
“Hy vọng qua hội thảo lần này, chúng ta sẽ nhận được những liên kết giữa các chủ đề được thảo luận với những gợi ý, khuyến nghị từ các nhà khoa học.
Với sứ mệnh kết nối cộng đồng nghiên cứu, ứng dụng, thực hành trong các lĩnh vực tài chính – ngân hàng, hội thảo mong muốn nhận được những gợi ý, khuyến nghị từ các nhà khoa học.
Đặc biệt là những phân tích giàu chất liệu đời sống thực từ các nhà hoạt động thực tiễn, góp phần truyền bá và chuyển giao tri thức khoa học vì một cộng đồng kinh doanh thành công và thịnh vượng”, Phó Giáo sư Võ Thị Thuý Anh – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng chia sẻ.
Thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm Trưởng ban Chỉ đạo. Ông Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm Phó Trưởng ban Thường trực.
Hai Phó Trưởng ban khác là lanh đao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Các thành viên Ban Chỉ đạo là đại diện một số bộ, ngành liên quan.
Làng Trớ, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai sau khi được sắp xếp, di dời nhà cửa theo Đề án của phát triển kinh tế - xã hội gắn với thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai. Ảnh minh họa: Dư Toán/TTXVN
Ban Chỉ đạo Trung ương có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc liên quan đến quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các giải pháp để đạt được mục tiêu cua Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Đề án) và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình).
Ban Chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách có liên quan để thực hiện hiêu qua Chương trình và cac nhiêm vu, giai phap khác cua Đề án; giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối hoạt động giữa các bộ, ban, ngành, cơ quan trung ương và các địa phương trong qua trinh tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình và cac nhiêm vu, giai phap khác cua Đề án.
Ban Chỉ đạo giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các bộ, ngành cơ quan trung ương và các địa phương trong việc xây dựng, hoàn thiện và hướng dẫn cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý, điều hành Chương trình và triển khai thực hiện cac nhiêm vu, giai phap khác cua Đề án; kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết, khen thưởng trong quá trình thực hiện.
Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương quy định Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương và phân công nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo. Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đăt tại Ủy ban Dân tộc, giúp việc Ban Chi đao Trung ương va trực tiếp giúp việc Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương để quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình và cac nhiêm vu, giai phap khác cua Đề án; sử dụng biên chế của Ủy ban Dân tộc, được bố trí kinh phí hoạt động trong kinh phí thường xuyên của Ủy ban Dân tộc.
Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xem xét nhiều vấn đề quan trọng Trong 3 ngày họp (từ ngày 9 đến 11-7-2020), các đại biểu tham dự kỳ họp lần thứ hai mươi, HĐND thành phố Hồ Chí Minh khóa IX tập trung thảo luận tập trung triển khai có hiệu quả "nhiệm vụ kép", vừa phòng dịch quyết liệt, vừa tích cực, khẩn trương phục hồi sản xuất, kinh doanh. Quang cảnh kỳ họp. Triển...