3 đặc sản vùng Thất Sơn Bảy Núi: Toàn món trứ danh, hương vị thơm ngon quên lối về
Khi có cơ hội ghé thăm vùng Bảy Núi tâm linh hãy thử ngay những món ngon dưới đây để tận hưởng văn hoá ẩm thực đặc biệt chỉ có ở An Giang.
Vùng núi Thất Sơn hay còn được biết đến với tên gọi Bảy Núi là vùng địa linh nổi tiếng gồm 7 ngọn núi là Thiên Sơn Cấm, Liên hoa Sơn, Ngọa Long Sơn, Ngũ Hồ Sơn, Phụng Hoàng Sơn, Anh Vũ Sơn, Thủy Đài Sơn trải dài huyện Tịnh Biên đến huyện Tri Tôn của tỉnh An Giang. Toạ độ này thu hút khách du lịch với khung cảnh sông nước hữu tình, núi non hoang sơ, hùng vĩ. Đây là vùng đất của nhiều đồng bào dân tộc anh em như người Kinh, Hoa, Chăm, Khmer… cùng sinh sống. Vì thế, văn hoá và ẩm thực nơi đây mang sự đa dạng, phong phú thu hút sự tò mò, thích thú của khách du lịch.
Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nên vùng đất Thất Sơn có nguồn cá tôm dồi dào, đa dạng các loại rau đặc trưng của vùng sông nước. Từ đó, các món ăn món ở đây là sự kết tinh và dung hoà của nhiều loại nguyên liệu, gia vị đặc biệt cùng các loại rau đậm chất sông nước Nam Bộ.
Là vùng sông nước, phù sa trù phú nên ẩm thực tại An Giang luôn hấp dẫn vì sự đa dạng của các nguyên liệu và độ đậm đà của gia vị.
Vì thế khi đến vùng đất Thất Sơn Bảy Núi, du khách vừa có thể kết hợp giữa du lịch tâm linh, ghé thăm các ngôi chùa, đền thờ và khám phá nét văn hoá ẩm thực, đặc sản của tỉnh An Giang. Dưới đây là một số món ngon không thể bỏ qua khi có cơ hội đến tham quan, du ngoạn tại vùng đất này!
Đu đủ đâm
Đây là món ăn có xuất xứ từ Campuchia được người dân sống ở huyện Tri Tôn học hỏi cách chế biến, dần dần trở thành đặc sản An Giang, sở hữu hương vị mới mẻ.
Món đu đủ đâm là món ăn vặt đối với người dân địa phương, thường được bán từ sáng đến chiều.
Đu đủ đâm nổi tiếng với hương vị đậm đà khi hòa trộn giữa hương vị của đu đủ giòn sừng sực, ba khía thấm đẫm vị mặn ngọt và các loại rau thơm nức mũi. Đu đủ được dùng để chế biến phải là loại đu đủ chân vịt, được chọn lựa kỹ càng, chín đúng thời điểm. Đu đủ phải được bảo quản lạnh để giữ độ tươi và giòn.
Những miếng đu đủ được đâm trong cối không ngừng tay, hoà trộn với nước mắm đậm đà. Gia vị không thể thiếu của món gỏi đu đủ là tỏi, ớt xay nhuyễn cùng các gia vị khác để tạo nên hương vị đặc trưng riêng.
Bên cạnh món gỏi đu đủ, khách du lịch hãy một lần thử thưởng thức món thịt nướng xiên tre ở vùng Bảy Núi. Tuy đơn giản nhưng lại được ướp gia vị đậm đà, mùi vị khó quên.
Món đu đủ đâm có hương vị chua ngọt ở đầu lưỡi kết hợp cùng vị mặn vừa phải, sự hòa quyện cùng độ cay nồng của ớt tạo nên độ ngon hoàn hảo. Một phần đu đủ đâm tại vùng đất Thất Sơn chỉ dao động từ 30,000 đến 50,000 đồng.
Mắm là đặc sản quá nổi tiếng với mùi thơm đặc trưng và hương vị hấp dẫn khi khách du lịch đến ghé thăm các khu vực như TP. Châu Đốc, huyện Tịnh Biên, huyện Tri Tôn. Do đó, các món ăn từ mắm ở vùng này cũng khá phong phú, điển hình là món lẩu mắm hấp dẫn nhiều thực khách gần xa.
An Giang – vùng đất nổi tiếng với các loại mắm đặc sản làm du khách mê mẩn với mùi thơm đặc trưng cùng hương vị khó quên. Đến đây, du khách không thể bỏ qua lẩu mắm, món ăn được chế biến với nhiều loại mắm khác nhau như mắm cá sặc, mắm cá chốt…
Món lẩu mắm sẽ ăn kèm cùng với cá basa, cá kèo hay tôm, mực, bạch tuộc. Bên cạnh đó, rau nhúng lẩu cũng là đặc điểm làm món ăn này bùng vị. Các loại rau đặc trưng của vùng sông nước khư bông súng, bông điên điển, rau đắng, cà tím… sẽ được dùng ăn cùng với lẩu mắm. Một nồi lẩu mắm ngon là sự hòa quyện tinh tế giữa vị ngọt của cá, đậm đà của mắm và thịt, cùng với vị thanh mát của rau tạo nên hương vị hấp dẫn.
Video đang HOT
Một phần lẩu mắm dành cho 2-3 người ăn có mức giá khoảng 100,000 – 200,000 đồng tuỳ thuộc vào nguyên liệu và đa dạng của các món ăn kèm.
Gà đốt Ô Thum
Đặc sản cực kỳ nổi tiếng chiếm trọn cảm tình của các tín đồ đam mê ăn uống khi ghé thăm vùng Bảy Núi chính là gà đốt Ô Thum. Có nhiều du khách sẵn sàng lặn lội từ phương xa, chạy xe máy hàng tiếng đồng hồ để có thể thưởng thức món gà đốt trứ danh.
Để thưởng thức gà đốt Ô Thum chuẩn vị, du khách hãy tìm đến khu vực huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Món gà đốt Ô Thum thu hút không chỉ bởi chất liệu nguyên liệu mà còn nhờ vào bí quyết chế biến độc đáo từ người dân địa phương.
Nhiều du khách chấp nhận ngồi xe nhiều tiếng đồng hồ để đến thưởng thức món đặc sản vùng Tri Tôn – An Giang.
Ngoài những gia vị phổ biến như muối, đường, tỏi, sả và ớt, món ăn này còn sử dụng một thành phần đặc biệt là lá chúc. Cây lá chúc loài cây đặc trưng của vùng Thất Sơn Bảy Núi, khi thưởng thức lá có hương vị the nhẹ ở đầu lưỡi, tương tự như lá chanh nhưng lại thơm hơn và không có vị đắng. Người dân địa phương thường ướp gà cùng lá chúc trước khi thực hiện phương pháp đốt, tạo nên hương vị đặc trưng đậm đà và quyến rũ của món gà đốt Ô Thum.
Không phải gà công nghiệp, gà để chế biến món ăn này phải là loại gà đồ, mỗi con chỉ có trọng lượng khoảng từ 1,3kg đến 1,8kg.
Giá thành của món ăn này phụ thuộc vào kích cỡ của gà. Trung bình một con gà đốt Ô Thum cỡ nhỏ có giá từ 200,000 đồng/con, phù hợp cho 2-3 người ăn.
Cách nấu lẩu mắm miền Tây ngon ngất ngây, nhìn mà thèm của gái đảm Sài Gòn
Lẩu mắm miền Tây thơm nức nở, đậm đà cùng nhiều nguyên liệu ăn kèm vô cùng hấp dẫn sẽ khiến bất cứ ai thưởng thức cũng phải mê mẩn.
Lẩu mắm là món ăn ngon, hấp dẫn của người miền Tây Nam Bộ. Lẩu mắm mê hoặc người thưởng thức bởi hương vị đậm đà, dân dã nhưng cũng rất đỗi ngon miệng. Ngay tại nhà, bạn cũng có thể làm lẩu mắm miền Tây theo công thức của chị Huỳnh Hồng Đào (TP HCM) dưới đây.
Chị Hồng Đào chia sẻ, với chị, trong tất cả các loại lẩu, lẩu mắm là hào sảng, đa dạng nguyên liệu ăn kèm và màu sắc nhất. Lẩu mắm như đem cả đất trời Nam Bộ, kể chuyện miền Tây đến khắp mọi miền. "Mình thích nấu lẩu mắm, đắm đuối tìm tòi ở Châu Đốc ra đúng loại mắm ngon, xử lý thế nào để lẩu mắm đậm đà mà không quá nặng mùi, tanh cá. Phải nói là cực kỳ công phu phần chế biến nước lẩu này luôn", chị kể.
Chị Huỳnh Hồng Đào.
Nguyên liệu nhúng kèm của lẩu mắm chuẩn bị cũng tốn nhiều tâm sức như thịt ba rọi, tôm sống chắc nịch, mực nang tươi ngon, chả cá thác lác quết ốc bươu đồng nhồi ớt với cá hú beo béo ngọt thịt. Rau quê miền Tây theo mùa nước nổi, tím cọng súng đồng, vàng bông bí hay điên điển, trắng của giá non nhà làm, xanh mướt cọng rau đắng, tai tượng, rau nhút non... cho phần lẩu mắm thật nhiều màu sắc.
Nguyên liệu làm lẩu mắm miền Tây cho 4 người:
- Thịt ba chỉ heo 300gr.
- Tôm 300gr.
- Mực 300gr.
- 1 con cá hú 1kg.
- Cá thác lác 300gr.
- Mắm cá sặc 100gr.
- Mắm cá linh 100gr.
- Tỏi 4 tép.
- Ớt đỏ loại lớn vài trái
- Sả 6 nhánh - Hành tím 6 củ
- Nước dừa tươi 500ml.
- Cà tím 2 trái.
- Màu dầu điều 3 muỗng canh.
- Muối/ hạt nêm 1 ít.
- Đường phèn 2 muỗng cà phê.
- Bún tươi 500 gr - Rau ăn kèm 1 ít (ngò gai/ rau muống/ bông bí/ rau đắng/bông súng/ lục bình tây/ rau nhút/kèo nèo/bông điên điển, cần nước, khổ qua...)
Cách chế biến lẩu mắm miền Tây:
Bước 1: Nấu nước mắm
- Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 500ml nước lọc, 500ml nước dừa tươi, 100gr mắm cá sặc và 100gr mắm cá linh vào. Khuấy đều và nấu với lửa vừa khoảng 5 phút cho nước sôi và phần mắm rã ra thì tắt bếp.
- Tiếp theo cho rây lọc lên 1 cái nồi rồi từ từ cho phần nước mắm đã nấu sôi vào, lọc qua rây để bỏ xương cá.
Bước 2: Sơ chế và luộc các loại hải sản
- Mực để khử đi mùi tanh của mực bằng cách ngâm mực trong hỗn hợp nước muối pha loãng khoảng 5 phút rồi vớt ra rửa lại bằng nước sạch, cắt thành các khúc nhỏ vừa ăn có chiều dài khoảng 1 lóng tay.
- Cá hú để nhanh chóng bạn có thể nhờ người bán làm sạch và cắt khúc giúp khi về nhà bạn chỉ cần khử mùi tanh của cá bằng cách dùng muối chà xát, lấy dao cạo sơ bề mặt da cho các chất nhầy nhớt trên da trôi đi rồi rửa sạch với nước.
- Tôm sú cắt râu, rửa sạch.
- Cá thác lác bạn quết chặt lại với hành lá và ít gia vị muối, bột ngọt, tiêu.
- Để khử đi mùi hôi của thịt ba rọi bạn ngâm thịt trong nước muối loãng khoảng 5 phút rồi rửa lại với nước sạch, để ráo và cắt thành các lát mỏng vừa ăn.
- Sả bạn đập dập, 3 nhánh băm nhỏ, 3 nhánh còn lại bạn cắt thành các khúc ngắn vừa ăn có chiều dài khoảng 2 lóng tay.
- Tỏi, hành tím bạn lột vỏ, đập dập và băm nhỏ.
- Cà tím bạn rửa sạch, cắt bỏ cuống, chẻ dọc đôi và cắt lát chéo vừa ăn khoảng 1/2 lóng tay sau đó cho cà tím cắt lát ngâm trong tô nước muối pha loãng khoảng 3 phút cho cà tím ra hết mủ thì bạn vớt ra, rửa sạch với nước.
- Ớt sừng bạn rửa sạch, rồi nhồi chả cá thác lác vừa nảy bạn quết vào rồi mang đi chiên sơ vàng thơm.
- Cho vào nồi 3 muỗng canh màu dầu điều, hết phần tỏi, sả băm nhuyễn vào, xào khoảng 2 phút cho dầu điều sôi và các nguyên liệu dậy mùi thơm.
- Bạn cho thịt ba chỉ cắt lát và 1/2 muỗng cà phê hạt nêm vào. Đảo đều với lửa vừa khoảng 4 phút cho thịt ba chỉ săn lại.
Bước 3: Nấu nước lẩu
- Sau khi thịt heo đã săn laị, đổ hết phần nước mắm đã lọc bỏ xương cá vào.
- Đậy nắp lại, nấu với lửa vừa khoảng 3 phút cho nước lẩu sôi lên bạn cho sả đập đập, cắt khúc và nêm thêm 1.5 muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng cà phê đường phèn vào.
- Đun tiếp với lửa nhỏ khoảng 10 phút cho thịt ba chỉ chín mềm. Cho cà tím đã rửa sạch vào. Khuấy đều, múc lẩu vào nồi nhỏ hơn.
- Mang mực, tôm, cá hú, chả cá ớt ra dĩa cùng các loại rau sống ăn kèm nữa là có thể dọn lên, đun sôi lại nước dùng và mời mọi người cùng thưởng thức rồi.
Trang trí thêm ớt cắt lát và ngò gai (rau mùi) cắt nhỏ để món ăn thêm ngon và hấp dẫn nhé!
Chúc các bạn thành công!
Chi tiết cách làm 9 loại lẩu ngon xuất sắc cho cả nhà quây quần ngày Tết Dương lịch Mỗi món lẩu có hương vị thơm ngon hấp dẫn riêng để cả nhà bạn tha hồ thưởng thức trong dịp lễ này! Lẩu cá thác lác khổ qua Lẩu cá thác lác khổ qua, bông bí là món ăn thanh nhiệt, thải độc, vị ngọt, tươi ngon, cả nhà đều mê. Nguyên liệu: - Cá thác lác nạo sẵn: 700 gr -...