3 đặc nhiệm Mỹ bị phục kích và giết hại tại Nigeria
Đây là lần đầu tiên lính Mỹ bị giết hại khi đang làm nhiệm vụ ở Nigeria.
Đặc nhiệm Mỹ làm nhiệm vụ huấn luyện ở Nigeria.
Tờ NY Post của Mỹ đưa tin, ngày 4.10 tại Nigeria, một nhóm đặc nhiệm Mỹ trên đường tuần tra bất ngờ bị phục kích và tấn công. 3 người thiệt mạng và 2 người khác bị thương nặng.
Vụ việc xảy ra ở gần biên giới Mali, một quốc gia Trung Phi. Nigeria hiện nay đang trải qua những ngày tháng khó khăn vì chính trị trong nước không ổn định. Lực lượng Mỹ cử tới Nigeria có nhiệm vụ huấn luyện đơn vị đặc nhiệm địa phương.
“Chúng tôi xác nhận rằng một số đặc nhiệm Mỹ và Nigeria đã bị giết hại khi tuần tra chung ở vùng tây nam Nigeria”, thiếu tá Anthony Falvo, phát ngôn viên quân đội Mỹ ở châu Phi, nói. Một số nguồn tin cho rằng lực lượng tấn công lính Mỹ là những người thuộc tổ chức Islamic Maghreb, là một nhánh của khủng bố al-Qaeda ở châu Phi.
Vụ việc này là lần đầu tiên trong lịch sử lính Mỹ bị giết hại khi làm nhiệm vụ ở Nigeria. Sau khi tổ chức khủng bố thân IS Boko Haram nổi lên trong khu vực, Nigeria lâm vào tình cảnh rất khó khăn. Boko Hamram có mặt ở Nigeria từ năm 2014 tới nay và khiến tình hình rất căng thẳng.
Quân đội Mỹ tới Nigeria có nhiệm vụ huấn luyện, hướng dẫn an ninh, tình báo, trinh sát cho lực lượng địa phương. Mục tiêu cuối cùng là giúp lính Nigeria có thể tự xử lý tổ chức Boko Haram.
Theo Danviet
Video đang HOT
Tin rúng động về hai nhóm khủng bố tàn độc nhất hành tinh
Hội đồng Bảo an Liên Hơp Quốc hôm qua (13/5) cho biết, họ rất quan ngại về mối quan hệ giữa nhóm Boko Haram và nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Đây là hai nhóm khủng bố khét tiếng tàn độc nhất hành tinh. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khẳng định sự ủng hộ dành cho hội nghị thượng đỉnh khu vực do Nigeria chủ trì nhằm đối phó với mối đe dọa đáng sợ gây ra từ "cái bắt tay" ớn lạnh giữa Boko Haram và IS.
Nhóm Boko Haram
Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên đã ra một tuyên bố trong đó nói rằng, tổ chức này hoan nghênh "sáng kiến vô cùng quan trọng" của Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari trong việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh vào ngày hôm nay (14/5). Hội nghị này sẽ có sự tham dự của lãnh đạo các nước trong khu vực và Tổng thống Pháp Francois Hollande.
Tuyên bố của Hội đồng Bảo an tuyên bố ủng hộ ông Buhari ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh nói trên.
Hội nghị thượng đỉnh do Nigeria chủ trì sẽ giúp vạch ra "một chiến lược toàn diện nhằm giải quyết vấn đề quản trị, an ninh, phát triển, các khía cạnh kinh tế, xã hội và nhân đạo của cuộc khủng hoảng" liên quan đến các nhóm khủng bố, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho biết.
Hội đồng Bảo an đã bày tỏ "sự quan ngại về mối liên hệ giữa Boko Haram với IS", "đặc biệt lo ngại về việc những hành động của Boko Haram tiếp tục làm phương hại đến sự ổn định và hòa bình của khu vực Tây và Trung Phi".
Boko Haram hồi năm ngoái đã cam kết trung thành với IS.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Anh Philip Hammond nằm trong số những quan chức nước ngoài cấp cao đến tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Abuja trong ngày hôm nay.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc kêu gọi các nước trong khu vực như Cameroon, Chad và Niger tham gia vào lực lượng đa quốc gia "nhằm tăng cường hơn nữa sự hợp tác quân sự và phối hợp quân sự trong khu vực" để tiêu diệt tận gốc nhóm Boko Haram.
Hội đồng Bảo an yêu cầu Boko Haram "dừng ngay lập tức mọi hành động bạo lực cũng như lạm dụng nhân quyền" đồng thời "thả toàn bộ những người bị bắt cóc", trong đó có 219 bé gái bị chúng bắt giữ ở Chibok, Nigeria.
Boko Haram bị liệt là "nhóm khủng bố gây chết chóc nhiều nhất trên thế giới" trong bảng Chỉ số Khủng bố Toàn cầu" năm 2014. Ước tính đã có 20.000 người bị chúng giết hại kể từ năm 2009.
Cái tên Boko Haram giờ đây không còn xa lạ với cộng đồng thế giới mà thay vào đó, nhắc đến hai từ này người ta không khỏi giật mình kinh hãi. Boko Haram đang phát triển từ một nhóm khủng bố quy mô nhỏ thành một "quốc gia nhỏ" với lãnh thổ riêng, giống với Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng được thành lập ở vùng lãnh thổ chiếm đóng ở Iraq và Syria. Boko Haram hiện tại đang kiểm soát một khu vực lãnh thổ ở Nigeria có diện tích rộng ngang bằng cả đất nước Costa Rica hoặc Slovakia.
Lực lượng chiến binh Hồi giáo cực đoan Boko Haram hiện đang nắm quyền kiểm soát 11 khu vực với hơn 1,7 triệu dân. Lãnh thổ của chúng trài dải từ Rặng núi Mandara nằm trên khu vực biên giới phía đông với Cameroon đến Hồ Chad ở phía bắc và Sông Yedseram ở phía tây.
Sau khi Nhà nước Hồi giáo tuyên bố thành lập "vương quốc" riêng của chúng, Boko Haram cũng làm điều tương tự ở thành phố đông bắc Gwoza của Nigeria.
Phiên bản IS thứ hai tàn độc không kém, nếu không nói là còn còn khủng khiếp hơn phiên bản gốc.
Theo các nhân chứng cho biết, các chiến binh thuộc Boko Haram đã giết hại ít nhất 2.000 người trong cuộc tấn công vào bang Borno mặc dù quân đội Nigeria chỉ đưa ra con số là 150 nạn nhân. Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết, cuộc tấn công của nhóm Boko Haram vào bang Borno là cuộc tấn công đẫm máu nhất, tàn khốc nhất mà nhóm khủng bố này thực hiện kể từ khi chúng nổi lên năm 2009.
Trước đó nữa, hồi tháng 4 năm 2014, Boko Haram từng khiến thế giới sốc và choáng váng khi bắt cóc cùng lúc 276 nữ sinh trong một cuộc tấn công vào làng Chibok ở phía đông bắc Nigeria. Hành động của chúng đã vấp phải sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. 60 cô gái đã trốn thoát. 219 cô gái còn lại phải cải sang đạo Hồi và phải cưới các chiến binh của nhóm Boko Haram.
Mức độ tàn độc của nhóm Boko Haram còn thể hiện ở việc chúng thẳng tay giết chóc dân thường, trẻ không thương, già không tha.
Trong khi đó, phiên bản gốc IS mà Boko Haram tuyên bố trung thành là một nhóm chiến binh Hồi giáo người Sunni. Ban đầu, IS chiến đấu chống lại chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad. Sau khi chiếm đóng thành công những khu vực rộng lớn ở cả Iraq và Syria (1/3 lãnh thổ Syria và 1/3 lãnh thổ Iraq), nhóm IS đã tuyên bố thành lập nhà nước Hồi giáo trên những khu vực mà chúng kiểm soát được.
IS reo rắc nỗi kinh hoàng trên khắp thế giới về sự tinh vi cũng như tàn bạo của chúng. IS đã gây ra hàng loạt vụ thảm sát, hành quyết dân thường kinh hoàng. Nhóm khủng bố này còn liên tục dùng những vụ chặt đầu ghê rợn để phát đi thông điệp cảnh báo ớn lạnh cho các cường quốc phương Tây. Mỹ, Anh và Pháp đều nhận được những thông điệp khủng khiếp như vậy rồi.
Trước sự nổi lên đặc biệt nguy hiểm của IS, Mỹ cùng một loạt nước đồng minh bắt đầu thiết lập một liên minh chống IS. Liên minh này quy tụ được hàng chục nước. Liên minh chống IS phát động những cuộc không kích liên tiếp, mạnh mẽ vào các mục tiêu của IS kể từ tháng 8 năm 2014, bắt đầu ở Iraq. Một tháng sau, liên minh chống IS bắt đầu tấn công vào các mục tiêu của nhóm khủng bố này ở Syria.
Tiếp đó, vào tháng 9 năm ngoái, Nga cũng chính thức tham chiến vào chiến trường Syria bằng việc phát động các cuộc không kích nhằm vào IS, gây tổn thất nặng nề cho lực lượng này.
IS đã trả thù các nước tham gia chiến dịch không kích tiêu diệt chúng ở Syria và Iraq bằng một vụ đánh bom máy bay chở khách của Nga và loạt vụ tấn công khủng bố kinh hoàng ở thủ đô Paris và Brussels mới đây.
Sự tàn độc, vô nhân tính của IS khiến cộng đồng thế giới ngày một thêm quan ngại và có thêm quyết tâm để tiêu diệt tổ chức khủng bố khét tiếng nhất thế giới hiện giờ này.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Việt Nam đang thực hiện gìn giữ hòa bình ở CH Trung Phi, Nam Sudan Ngày 15/2, tại Hà Nội, Tổ Công tác liên ngành và Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tổ chức cuộc họp triển khai nhiệm vụ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2017. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng...