3 chiêu lừa đảo du lịch online và cách tránh tín đồ du lịch nào cũng phải biết
Không muốn bị lừa đảo bạn hãy ghi nhớ những chiều lừa đảo dưới đây và học cách để phòng tránh nhé!
1. Vé máy bay miễn phí
Một trong những trò lừa đảo phổ biến nhất mà bạn có thể phải đối mặt là vé máy bay miễn phí. Trò lừa đảo này khiến du khách nghĩ rằng họ sẽ nhận được một vé may bay miễn phí trong khi họ thực sự không nhận được gì khi chia sẻ một bài đăng trên mạng xã hội.
Với một cú nhấp chuột, những kẻ lừa đảo có thể đánh cắp danh sách bạn bè của bạn hoặc được phép đăng spam lên dòng thời gian của bạn. Chúng còn thậm chí ăn cắp tên người dùng và mật khẩu của bạn thông qua một trang đăng nhập giả mạo.
Tốt nhất bạn nên đặt vé từ đại lý chính thức hoặc trang web chuẩn của từng hãng bay.
2. Vé vào Công viên giải trí miễn phí
Video đang HOT
Giống như trò lừa đảo vé miễn phí, trò lừa đảo tặng vé công viên giải trí miễn phí nhằm thu thập thông tin cá nhân của khách du lịch. Tuy nhiên, tấm vé đó hiếm khi tồn tại, khiến du khách sẽ bị tổn hại và trắng tay.
Bạn sẽ được yêu cầu làm một hành động chia sẻ hoặc cung cấp thông tin gì đó để nhận được vé miễn phí. Hãy cẩn trọng với trò lừa đảo này vì thực tế không có gì là miễn phí cả.
3. Email xác nhận chuyến bay giả mạo
Theo cách này, vài ngày hoặc vài tuần trước chuyến đi, khách du lịch có thể nhận được e-mail từ một hãng hàng không. Trong e-mail, “hãng hàng không” có thể nói rằng du khách vẫn chưa xác nhận vé và phải vào một trang web để đăng nhập và xác nhận chuyến đi. Sau đó bạn phải cung cấp thông tin, thậm chí là code vé đã mua, thông tin ngân hàng thanh toán. Những người hay đăng kế hoạch du lịch trên mạng xã hội có thể trở thành mục tiêu.
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo qua hình thức xem video, đọc báo soát lỗi chính tả
Đọc báo soát lỗi chính tả, xem video, điểm danh hàng ngày hoặc viết review sản phẩm...được quảng cáo là những công việc nhàn hạ, mang lại nguồn thu nhập ổn định hàng tháng, thế nhưng thực tế thì sao?
Trong một lần nói chuyện với người bạn cùng quê lâu không gặp, N.Kiều (Phú Bình - Thái Nguyên) được giới thiệu về công việc xem video và đọc báo soát lỗi chính tả với thu nhập khá cao. Chỉ cần online khoảng 2 tiếng mỗi ngày sẽ có thể nhận về hàng chục triệu đồng hàng tháng.
Những bài tuyển dụng đầy hấp dẫn.
Thấy công việc nhàn hạ, không yêu cầu kỹ năng, bằng cấp, lại mang đến nguồn thu nhập gấp đôi mức lương công nhân hiện tại, không cần suy nghĩ quá lâu, Kiều nhanh chóng đồng ý tham gia.
Để bắt đầu làm việc, Kiều được yêu cầu đóng khoản tiền 250 nghìn đồng để mua một khóa học hướng dẫn các bước cụ thể. Sau đó, người quản lý nhóm cung cấp cho Kiều đường link truy cập kèm theo một mã mời, dựa vào mã này để giới thiệu cho người khác và nhận về hoa hồng.
Sau hơn 10 ngày làm thử, Kiều mời được 20 người, chủ yếu là đồng nghiệp trong công xưởng và cùng khu nhà trọ. Với việc tranh thủ 2 tiếng vào buổi tối để xem video và đọc báo, tài khoản trên website của Kiều ghi có số xu tương ứng có thể quy đổi được 1,7 triệu đồng.
Người tham gia phải đóng tiền để được hướng dẫn hoặc kích hoạt tài khoản.
Ngoài ra, Kiều cũng được hướng dẫn cách xem video và đọc báo để kiếm tiền. Tuy nhiên, công việc này bị giới hạn thời gian và số xu (đơn vị tiền tệ trong hệ thống) thực tế nhận về quá ít để đủ quy đổi sang tiền mặt theo yêu cầu, Kiều quyết định giới thiệu việc cho bạn bè.
Sau khi đổi 50 nghìn bằng mệnh giá thẻ cào điện thoại, Kiều tiếp tục gửi yêu cầu rút 1,5 triệu đồng về tài khoản ngân hàng và được thông báo thời gian chờ 8 ngày. Tuy nhiên, mới chỉ đến ngày thứ 3, website này đã không thể truy cập được và toàn bộ nhóm Zalo làm việc bị xóa.
Những người được Kiều giới thiệu cũng chia sẻ công việc cho khá nhiều bạn bè nhưng không có ai kịp nhận được đồng hoa hồng nào, kể cả thẻ cào điện thoại.
Trước đó không lâu, Phương, em gái Kiều là sinh viên năm 3 của một trường đại học ở Thái Nguyên cũng bị lừa với phương thức tương tự. Chỉ khác là công việc yêu cầu review các địa điểm du lịch hoặc quán ăn dù Phương chưa một lần đặt chân tới và phải đóng 500 nghìn để kích hoạt tài khoản trước khi tham gia.
Mỗi bài review có thể nhận được 25 nghìn theo như quảng cáo ban đầu. Tuy nhiên sau khi bắt đầu, Phương chỉ nhận được từ 5-7 nghìn cho mỗi bài viết. Sau gần một tháng làm việc, Phương kịp nhận về tài khoản 200 nghìn đồng trước khi hệ thống bất ngờ sập. "Khá may mắn là mình chưa giới thiệu công việc này cho bạn bè", Phương ngậm ngùi chia sẻ.
Trên thực tế, hình thức xem video và đọc báo kiếm tiền hay viết review đã xuất hiện từ khá lâu. Có không ít ứng dụng và nền tảng khai thác khía cạnh kiếm tiền online (hay còn gọi là MMO) này. Trải qua thời gian, hình thức này dần bị biến tướng và trở thành thủ đoạn lừa đảo đa cấp của những kẻ trục lợi.
Ngoài khoản lợi nhuận và hoa hồng ban đầu có thể nhận được, hầu hết những người tham gia sau trong hệ thống đều trở thành nạn nhân. Trường hợp của chị em Kiều, Phương chỉ là một trong số rất nhiều người bị "sập bẫy" mà không biết kêu ai. Họ đành chấp nhận vì số tiền bị lừa không phải quá lớn, chủ yếu là công sức bỏ ra và uy tín với người thân, bạn bè khi lỡ giới thiệu công việc.
Đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho nhóm các bạn trẻ, sinh viên, "mẹ bỉm sữa", hay những người có nhu cầu về một công việc thụ động hoặc việc tay trái trong thời điểm rảnh rỗi.
4 loại lừa đảo đội lốt quảng cáo có trên TikTok Công ty bảo mật công nghệ Tenable vừa đưa ra báo cáo cho thấy những kẻ lừa đảo trên mạng có xu hướng đang nhắm vào người dùng tuổi teen trên TikTok. Phụ huynh nên cảnh báo trẻ em về tình trạng lừa đảo tăng mạnh trên TikTok Theo DigitalTrends, 4 loại lừa đảo giả danh quảng cáo nhắm vào tuổi teen và...