3 chiến sĩ công an hy sinh ở Đồng Tâm: Đề nghị truy tố 29 người
Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội hoàn tất bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố 29 người về hành vi giết người khiến ba công an hy sinh ở Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội).
29 bị can bị đề nghị truy tố về tội Giết người và Chống người thi hành công vụ là Lê Đình Công, Lê Đình Uy, Bùi Văn Niên, Nguyễn Văn Tuyến, Trần Thị La, Bùi Thị Nối, Bùi Văn Tiến, Nguyễn Thị Lụa, Bùi Viết Hiểu, Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Quốc Tiến, Lê Đình Doanh, Bùi Thị Đục, Lê Đình Quân, Lê Đình Quang….
Những người trên bị cáo buộc nhiều lần đổ xăng xuống hố và châm lửa đốt, là nguyên nhân trực tiếp làm chết 3 chiến sĩ công an.
Theo nội dung kết luận điều tra, trong vụ án trên, ông Lê Đình Kình là chủ mưu vụ án. Ông Kình thường xuyên tổ chức xuyên tạc nguồn gốc đất Đồng Sênh (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội), bên cạnh đó là lôi kéo người dân tham gia khiếu kiện.
Hiện trường vụ gây rối tại xã Đồng Tâm hôm 9/1. (Ảnh: TTXVN)
Tuy có kết luận thanh tra rằng số đất trên là đất quốc phòng nhưng ông Kình vẫn hứa hẹn nếu đòi được đất sẽ chia cho những người dân tham gia khiếu kiện.
Tiếp đó, khi lực lượng Quân chủng Phòng không – không quân, Bộ Quốc phòng xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn, các lực lượng đảm bảo an ninh trật tự bị nhóm người này tấn công bằng bom xăng, lựu đạn.
Vào tháng 12/2019, ông Kình đưa cho Lê Đình Doanh 500.000 đồng để mua 10 con dao phóng lợn. Doanh sau đó làm thêm hơn 10 tuýp sắt gắn dao phóng lợn.
Rạng sáng 9/1, khi công an bắt giữ những người vi phạm đang lẩn trốn trong nhà ông Kình, ông này sử dụng tuýp sắt gắn dao phóng lợn, một quả lựu đạn tấn công cảnh sát.
Hành vi của ông Kình cấu thành tội Giết người nhưng cơ quan điều tra xác định ông Kình đã chết vào sáng 9/1 nên không đề cập xử lý.
Video: Rùng rợn lời khai nhóm sát nhân do Lê Đình Kình cầm đầu giết hại 3 chiến sĩ công an ở Đồng Tâm
Số vụ chống lại lực lượng Công an tăng 306% so với cùng kỳ
Theo Bộ Công an, tội phạm chống người thi hành công vụ, nhất là lực lượng Công an còn diễn biến phức tạp, trong đó nhiều cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh, bị thương.
Trong báo cáo bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết số 113/2015/QH13 của Quốc hội Khóa XIII và các Nghị quyết của Quốc hội Khóa XIV về chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XIV, Bộ Công an đã đề câp nhiều nội dung.
Vụ 2 cán bộ chiến sĩ Công an hy sinh khi truy đuổi nhóm đang đua xe, cướp giật ở Đà Nẵng (ảnh IT).
Liên quan đến việc kiện toàn tổ chức bộ máy lực lượng Công an nhân dân; gắn trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy Công an các cấp; chấn chỉnh, xử lý nghiêm hành vi thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, tiếp tay, bao che tội phạm, Bộ Công an cho biết:
Tiếp tục điều chỉnh, bố trí lực lượng Công an hướng về cơ sở và tăng cường cho các lực lượng trực tiếp chiến đấu; xây dựng lộ trình chính quy hóa lực lượng Công an xã để nắm tình hình, giải quyết vấn đề ngay từ khi mới phát sinh. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động điều tra; công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao năng lực, đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm và các kỹ năng công vụ cho lực lượng thực thi pháp luật.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức. Lực lượng Công an đã đẩy mạnh triển khai thực hiện chủ trương chính quy Công an xã, góp phần nắm và giải quyết tình hình ngay từ địa bàn cơ sở.
Tính tới thời điểm hiện tại, về cơ bản, các địa phương đã hoàn thành bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã; bước đầu đem lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, tội phạm chống người thi hành công vụ, nhất là lực lượng Công an còn diễn biến phức tạp, số vụ chống lại lực lượng Công an tăng 306% so với cùng kỳ, làm 11 đồng chí hy sinh, 66 đồng chí bị thương, 10 đồng chí bị phơi nhiễm HIV.
Những vụ việc cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh gây xôn xao dư luận thời gian gần đây như vụ 2 cán bộ, chiến sĩ của Công an quận Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ truy đuổi nhóm nghi đang đua xe, cướp giật (ngày 2/4/2020); 3 cán bộ, chiến sĩ Công an hy sinh trong vụ việc ở xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội (ngày 9/1/2020); một chiến sĩ công an huyện Quế Phong, Nghệ An bị đâm tử vong trong vụ bắt ma túy (ngày 22/3/2020)...
Trong báo cáo Bộ Công an cũng đưa ra nhận định chung, đó là tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn cả nước nói chung, tại các thành phố lớn, các địa bàn chiến lược còn tiềm ẩn nhiều phức tạp, nhất là trong tình hình dịch bệnh Covid-19. Các thế lực thù địch, phản động tiếp tục lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội để tuyên truyền, kích động biểu tình gây mất an ninh trật tự; số vụ phạm pháp hình sự vẫn diễn biến phức tạp, có lúc, có nơi gây bức xúc dư luận (như hoạt động của tội phạm liên quan đến "tín dụng đen", một số vụ giết người, cướp tài sản; cướp ngân hàng, tội phạm xâm hại trẻ em...); tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng cấm, hàng giả, vi phạm pháp luật về môi trường vẫn diễn ra phổ biến, nhưng việc phát hiện, xử lý chưa triệt để;
Các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy lớn vẫn hoạt động mạnh, người nghiện ma túy ở ngoài xã hội còn nhiều là nguyên nhân, điều kiện phát sinh nhiều loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác; tình hình trật tự xã hội, trật tự an toàn giao thông, cháy, nổ còn diễn biến phức tạp... Đây là những vấn đề cần tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết, khắc phục có hiệu quả trong thời gian tới.
Vụ Đồng Tâm: Bàn giao thi thể ông Lê Đình Kình cho gia đình Thi thể ông Lê Đình Kình - người đứng đầu "tổ đồng thuận" đã chết trong vụ gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, giết người xảy ra ở Đồng Tâm vừa được các cơ quan chức năng bàn giao cho gia đình. Thông tin mới nhất vụ Đồng Tâm, ngày 10/1, đại diện UBND xã Đồng Tâm...