3 chiến lược tiết kiệm đỉnh cao giúp bạn tiêu nhiều mà vẫn để dành được nhiều
Tiết kiệm tiền không phải việc dễ, nhất là với những người không thể ngừng chi tiêu. Nhưng một số mẹo đơn giản có thể giúp bạn để dành được khoản cần thiết.
Tiết kiệm tiền không phải là một việc dễ dàng nhất là đối với những người thích tiêu nhiều và không có điểm dừng. Nhưng đôi khi chúng ta cần phải mua những vật dụng cần thiết và một số khoản tiết kiệm sẽ thực sự tuyệt vời nếu có. 3 cách đơn giản giúp bạn tiết kiệm nhanh chóng một khoản tiền cần thiết.
1. Tiết kiệm theo từng giai đoạn
Phương pháp này mất một năm hoặc 52 tuần. Vấn đề là tiết kiệm một số tiền lớn hơn mỗi tuần so với số tiền bạn đã tiết kiệm được trong tuần trước đó.
Cơ bản là bạn sẽ tiết kiệm tiền theo một cách chiến lược trong khoảng thời gian 52 tuần (tương đương với 1 năm). Mức bắt đầu là 10 nghìn đồng tiết kiệm trong tuần đầu tiên, bạn sẽ tiết kiệm được 13,78 triệu đồng khi kết thúc. Thực hiện thử thách này là cách tuyệt vời để bạn nâng cao tính tự giác về tiền bạc của mình.
Phương pháp này chỉ hiệu quả nếu bạn thường xuyên bỏ tiền sang một bên, không chi tiêu. Nếu quá khó, hãy cố gắng giảm số lượng và tiết kiệm tiền hàng tháng thay vì hàng tuần.
2. Mua sắm nhưng vẫn tiết kiệm được
Phương pháp dễ dàng này giúp bạn không chỉ tiết kiệm tiền mà còn theo dõi các khoản chi tiêu của bạn. Vấn đề là để dành một tỷ lệ phần trăm cho mỗi lần mua hàng bạn thực hiện.
Ví dụ: Bạn quyết định bỏ 10% giá trị mỗi lần mua hàng vào khoản tiết kiệm. Một chiếc áo len mới có giá 300k sẽ mang lại cho bạn 30k tiền tiết kiệm. Nếu bạn chi tiêu 15 triệu một tháng, bạn sẽ tiết kiệm được 1,5 triệu. Cứ thế mà nhân với 1 năm là cũng hợp lý hơn rất nhiều.
Bạn có thể tự quyết định khi nào áp dụng điều này. Hãy xem xét tất cả các giao dịch mua của mình hoặc chỉ những giao dịch mua lớn hơn một số tiền nhất định. Phương pháp này rất dễ dàng nếu bạn có thẻ tín dụng. Nhiều ngân hàng cho phép bạn tiết kiệm một số tiền nhất định từ mỗi lần mua hàng bạn thực hiện.
3. Biến thói quen xấu thành tiết kiệm
Video đang HOT
Mục đích của phương pháp này là dành một khoản tiền cố định cho mỗi thói quen xấu mà bạn mắc phải. Ví dụ: Bạn thường xuyên đi làm muộn hoặc thường xuyên bỏ lỡ các chuyến đi đến phòng tập thể dục. Bạn đặt 10k hoặc 20k tiền phạt cho bản thân và bỏ chúng vào lợn để tiết kiệm. Điều quan trọng nhất là giao ước số tiền ngay từ đầu và không được giảm giá trị xuống.
Phương pháp này sẽ giúp bạn từ bỏ những thói quen xấu mà vẫn có tiền tiết kiệm.
7 cách để tiết kiệm nhiều hơn, tiết kiệm nhanh hơn và đầu tư tốt hơn
Sẽ không có phép màu nào giúp bạn tiết kiệm nhanh chóng chỉ sau 1 đêm nhưng những mẹo dưới đây sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều hơn, nhanh hơn và đầu tư tốt hơn.
Lên kế hoạch tiết kiệm nhiều hơn và đầu tư khôn ngoan hơn thường là điều chúng ta nghĩ đến vào những ngày cuối tháng, khi chúng ta thấy tiền trong tài khoản của mình đang ngày một cạn kiệt.
Sẽ không có phép màu nào giúp bạn tiết kiệm nhanh chóng chỉ sau 1 đêm nhưng có được phương pháp lập kế hoạch tốt và quản lý hiệu quả chắc chắn sẽ hữu ích với tiền của bạn. Dưới đây là một số mẹo khác để giúp bạn cải thiện cách tiết kiệm và đầu tư.
1. Đặt mục tiêu
Nếu bạn thiết lập được số tiền bạn cần để sinh lời, bạn có thể bắt đầu lập một kế hoạch đầu tư. Shutterstock
Theo Giám đốc tài chính Paula Satrústegui, việc bạn muốn tiết kiệm 2.000 đô la không giống như muốn tiết kiệm 10.000 đô la. Điều đầu tiên bạn cần làm là đặt mục tiêu và biết chính xác những gì mình muốn đạt được với những đồng tiền tiết kiệm thay vì luôn mơ hồ.
Khi đặt ra mục tiêu, bạn sẽ biết chính xác lợi nhuận cần thiết để thực hiện được những mục tiêu đó và chắc chắn xem liệu đó có phải là những mục tiêu hợp lý hay không. Một khi đã xác định được chắc chắn lợi nhuận mình cần, bạn có thể bắt tay vào lập kế hoạch đầu tư với các con số cụ thể.
2. Biết bản thân có thể tiết kiệm được bao nhiêu
Bạn sẽ dễ dự đoán được số tiền mình sẽ tiết kiệm hàng năm khi theo dõi các khoản chi tiêu của mình.
Điều quan trọng là bạn phải biết thực tế mình có thể tiết kiệm được bao nhiêu hàng tháng. Không phải chỉ là tiết kiệm một ít chỗ này, một ít chỗ kia mà bạn cần nhận thức được mức độ tiết kiệm của mình.
Giáo sư Javier Niederleytner, Thạc sĩ Tài chính và Chứng khoán cho biết: "Ban đầu, bạn sẽ phải lập ngân sách hàng năm, nhớ tính cả các chi phí hàng năm như thuế, bảo hiểm... Bằng cách này, bạn sẽ dự đoán dễ hơn số tiền mình có thể tiết kiệm được".
3. Kiểm soát chi phí của bạn
Hãy theo dõi chi tiêu để đảm bảo không để lọt những khoản chi không cần thiết.
Satrústegui nói: "Chúng ta thường không thực sự biết tiền của mình đi đâu khi thực hiện những giao dịch lần đầu".
Ví dụ: Nếu bạn đăng ký thẻ khách hàng thân thiết ban đầu miễn phí, bạn có thể bị tính phí sau đó mà thậm chí không nhận ra.
Với các khoản chi nhỏ, chúng ta sẽ dễ bỏ qua, tặc lưỡi vì cho rằng chúng không đáng bao nhiêu. Tuy nhiên xét trong thời gian 1 tháng hay 1 năm, tổng cộng những khoản chi đó sẽ ngốn ví tiền của bạn khoản không nhỏ. Hãy đảm bảo bạn đã thực hiện các sao kê ngân hàng cũng như ghi lại chi tiêu bằng tiền mặt để biết tiền của mình đang đi đâu.
4. Tính toán lợi nhuận bạn cần
Việc xác định lợi nhuận bạn muốn sẽ giúp bạn xác định liệu các mục tiêu mình đã đặt ra có thực tế hay không.
Nếu bạn có mục tiêu và biết mình có thể thường xuyên tiết kiệm được bao nhiêu, bạn có thể tính toán lợi nhuận cần thiết để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nếu bạn chỉ đơn giản là cất gọn tiền một chỗ, lạm phát sẽ "ăn" tiền của bạn và trong vài năm, những gì bạn có có thể giá trị thấp hơn bây giờ.
Đó là lý do vì sao việc lập kế hoạch lại quan trọng đến vậy. Lập kế hoạch chính xác sẽ giúp bạn dễ đạt được lợi nhuận và mục tiêu mà mình đã đặt ra trong khung thời gian mong muốn hoặc sẽ cảnh báo cho chúng ta biết rằng các mục tiêu mình đã đặt ra ban đầu là không thể đạt được.
5. Biết lược đồ rủi ro của bạn
Việc thiết lập lược đồ rủi ro sẽ giúp bạn xác định sản phẩm nào là phù hợp nhất với mình.
"Lược đồ rủi ro của bạn về cơ bản dựa trên tâm lý của bạn, tương tự như trò nhảy bungee vậy, một số người dám nhảy bungee trong khi số khác thì không. Có những người chấp nhận rủi ro trong cuộc sống và có những người khác lại không", chiến lược gia đầu tư Victor Alvargonzález giải thích.
Lược đồ rủi ro là mô hình dùng để phân tích thái độ đối với rủi ro của người ra quyết định. Thiết lập lược đồ rủi ro sẽ giúp bạn chắc chắn rằng mình có thể đầu tư vào sản phẩm nào và sản phẩm nào là phù hợp nhất với bản thân. Ví dụ: Một số người có thể rất thận trọng khi tiếp xúc với thị trường chứng khoán trong khi những người khác không ngại chấp nhận rủi ro.
Theo Giáo sư Niederleytner: "Bạn không nên mãi sống một cuộc sống bên lề. Thực tế là chúng ta không thể chuẩn bị cho tất cả mọi thứ và không nên bị ru ngủ trong cảm giác an toàn giả tạo". Nếu bạn cần khoản tiền đó trong ngắn hạn, tốt hơn là không nên đầu tư và thay vào đó chỉ đầu tư những gì bạn không cần trong ngắn hạn.
6. Chọn đúng thời điểm để đầu tư vào các sản phẩm phù hợp
Một nhà đầu tư xem thông tin chứng khoán trên điện thoại di động.
Điều quan trọng là chúng ta cần tiến hành đầu tư vào đúng sản phẩm và đúng thời điểm. Theo các chuyên gia, một số sản phẩm nhất định sẽ hấp dẫn trong một thời gian ngắn và nếu bạn chần chừ, cơ hội tốt sẽ nhanh chóng tuột khỏi tầm tay.
7. Đa dạng hóa các khoản đầu tư
Quỹ đầu tư có thể là một cách hữu ích để bạn tránh dồn tất cả hy vọng của mình vào một khoản đầu tư.
Về cơ bản, đừng bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ. Các khoản đầu tư có tỷ suất sinh lời cao thì thường đi kèm với rủi ro cao và ngược lại, những khoản đầu tư có tỷ suất sinh lời thấp đi kèm với rủi ro thấp. Đa dạng hoá danh mục đầu tư sẽ giúp bạn giảm bớt mức độ rủi ro.
Một cách giúp bạn tránh rơi vào bẫy này là thông qua các quỹ đầu tư. Bằng cách này, bạn có thể kết hợp nhiều loại đầu tư vào một sản phẩm duy nhất. Cùng với việc thực hiện các bước này, bạn cũng cần lưu ý xem liệu mình có hiểu biết đủ về tài chính khi quản lý các khoản đầu tư của mình hay không.
Mang cơm đi làm không phải là chuyện mất mặt: Tiết kiệm trên 5 phương diện này để có cuộc sống đủ đầy, thu nhập bình thường cũng làm được Tiết kiệm điện nước không chỉ có lợi cho tài chính của chúng ta, mà còn góp phần chung tay bảo vệ môi trường trên toàn thế giới. Chúng ta hầu như đều rất giỏi trong việc tiêu tiền nhưng không phải ai cũng biết tiết kiệm một cách hiệu quả. Thật ra, tiết kiệm tiền không khó khăn như bạn nghĩ. Điểm...