3 chàng trai mở tiệm nước mía lạ nhất Sài Gòn, ai đi qua cũng trầm trồ “đẹp như khu vui chơi”!
Mở cửa hàng đúng lúc dịch Covid bùng phát, vẫn đóng cửa và tuân thủ mọi quy định nghiêm ngặt dành cho các doanh nghiệp vào mùa dịch.
Nhưng 3 anh chàng này vẫn có một niềm tin rất lớn đối với Mía Ơi!
Nếu ai đó hỏi về điều ngớ ngẩn nhất trong suốt mùa dịch Covid-19 mà tôi biết là gì? Thì có lẽ không phải do dự thêm mà tôi sẽ nói ngay đó là việc mở một cửa hàng đồ uống. Chắc chắn không cần giải thích lý do vì sao nó ngớ ngẩn nhiều người cũng sẽ hiểu, trong khi hàng loạt doanh nghiệp đang đau đầu buộc phải đóng cửa vì dịch bệnh thì câu chuyện về Mía Ơi lại trở nên sống động với 3 anh chàng điển trai như thế này!
Cái “ngớ ngẩn” khi khai trương Mía Ơi cho đến ngày hôm nay đã thành một câu chuyện mà khi Sài Gòn dừng giãn cách, bạn chắc chắn sẽ muốn nghe. Ghé lại, ngồi xuống, làm ly nước mía và kể nhau nghe thôi!
Thông tin về 3 Founder của Mía Ơi
1. Đinh Nhật Nam (sinh năm 1989)
- Cử nhân Marketing – Đại học Quốc Tế, hoạt động trong lĩnh vực Kinh doanh F&B với nhiều thương hiệu chuỗi cafe, thức ăn nhanh, nhà hàng.
2. Phạm Phước Nghĩa (sinh năm 1991)
- Cử nhân Marketing – RMIT, hoạt động ở lĩnh vực thương hiệu và quảng cáo.
3. Lê Văn Chí Huy (sinh năm 1999)
- Hiện đang là sinh viên RMIT
MỞ QUÁN GIỮA MÙA DỊCH NHỜ VÀO 1 ĐIỂM CHUNG CỦA CẢ 3 NGƯỜI BẰNG HỮU
Hãy giới thiệu một chút về cả 3 anh nhé!
Anh là Đinh Nhật Nam sinh năm 1989, là người lớn tuổi nhất, bạn ngồi ngoài cùng là Phạm Phước Nghĩa sinh năm 1993, kế tiếp là bạn Lê Văn Chí Huy, nhỏ tuổi nhất team, sinh năm 1999. Hiện tại cả 3 tụi anh là Co Founder của Mía Ơi.
Cả 3 tụi anh đều là những người anh em chơi cùng với nhau, biết nhau khi tham gia một số sự kiện. Hợp nhau và cùng nhau mở quán. Ở Mía Ơi bọn anh không chia vị trí hay cấp bậc, chỉ chia công việc với nhau dựa vào thời gian biểu cá nhân của mỗi người.
Điều mà có lẽ em thắc mắc nhiều nhất đó là thời điểm dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, cơ duyên nào đã khiến cả 3 người lạ cùng ngồi với nhau và quyết định cho Mía Ơi ra đời?
Mía Ơi ra đời đã 1 năm tính từ tháng 7 năm 2020 đến nay, cũng là thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.
Thời điểm tụi anh gặp nhau cũng khá tình cờ, khi tụi anh cùng tìm hiểu về đạo Phật thì anh với Nghĩa có gặp nhau để trao đổi, lúc đó anh có nghe Nghĩa chia sẻ về việc mở quán nước mía cùng với Huy và hỏi kinh nghiệm của anh vì anh đã có kinh nghiệm trong ngành F&B nhiều. Anh chỉ chia sẻ thôi chứ không nghĩ là sẽ đầu tư chung vào Mía Ơi vì lúc đấy anh với Nghĩa còn bàn nhau triển khai nhiều dự án khác nữa, với lại sau khi đóng cửa nhà hàng vì ảnh hưởng của dịch Covid thì anh muốn chuyển sang thử sức ngành mới nhưng có lẽ chưa có duyên làm ngành khác.
Đinh Nhật Nam đóng vai trò như người “anh cả” của team trên con đường phát triển Mía Ơi.
Lê Văn Chí Huy (trái) và Phạm Phước Nghĩa (phải) đã nỗ lực hết mình cùng người anh cả để mang đến một hình ảnh mới cho món nước mía đặc trưng của Việt Nam.
Sau đó anh rủ nghĩa cùng tham gia khóa thiền 10 ngày, sau khi hoàn thành thì nhận ra một điều là cả anh, Nghĩa và Huy đều có cùng điểm chung là khao khát sáng tạo những giá trị giúp nâng tầm xã hội, tụi anh không nói nhưng trong đầu luôn ngầm mong muốn mang lại những điều tốt hơn, đẹp hơn, ngon hơn, mới mẻ hơn, đột phá hơn, bổ ích hơn, hấp dẫn hơn, tử tế hơn cho người khác…
Và cũng chính cái mong muốn phục vụ tốt hơn cho người khác này đã thúc đẩy sự sáng tạo trong cách tụi anh lên ý tưởng với nhau, điều đó cũng trở thành động lực cho việc mỗi ngày bản thân mỗi người phải tốt hơn ngày hôm qua một chút xíu, hơn 1% hay 0.5% cũng được. Nhận ra có điểm chung như vậy nên anh quyết định đồng hành chung với Nghĩa, Huy và cùng nhau tạo ra Mía Ơi như hiện nay.
Các anh đã chia nhau công việc như thế nào để có một quán nước chỉn chu trong mùa dịch năm ngoái?
Ban đầu là Nghĩa rồi tới Huy, sau đó là anh cả 3 ngồi lại với nhau đưa ra ý tưởng, kế hoạch cho quán.
Bọn anh nghĩ về cái tên, nhớ đến những điều đơn giản, mới nhớ ở nhà bố mẹ hay người thân thường gọi mình kèm theo một chữ “Ơi” phía sau, đó là một điều thân thuộc và gần gũi với tụi anh nhất nên tụi anh đã nghĩ lấy cái tên “Mía Ơi”.
Sau đó cả 3 lên ý tưởng cho một đội thi công bên ngoài thiết kế trên tinh thần là gần gũi – thân thương và hòa hợp với thiên nhiên nhất. Sau khi hoàn chỉnh khâu thiết kế thì lúc ấy cả 3 mới thật sự bắt tay vô làm, sắp xếp, lên thực đơn,… không có cụ thể một người nào cả mà đều là cả 3.
Cả 3 không có cụ thể ai là người làm chính nhưng đều thay thế nhau quản lý công việc trong và ngoài quán.
“NHÀ VĂN HOÁ” MÍA ƠI: MỘT NGÀY HẾT DỊCH, MÌNH NGỒI XUỐNG, UỐNG NƯỚC MÍA VÀ HƠN THẾ NỮA!
Mía Ơi đang có một tinh thần rất tốt, theo mọi người thì điều gì đã khiến Mía Ơi khác biệt hơn so với những hàng quán bên ngoài?
Tụi anh xây dựng Mía Ơi giống như là một mô hình phức hợp. Ban đầu bắt đầu tính phương án tổ chức các hoạt động ở ngay tại Mía Ơi, ví dụ như tổ chức lớp dạy vẽ tranh, dạy nhảy, hay một bộ môn nghệ thuật nào đó.
Vì tụi anh muốn mọi người biết đến Mía Ơi không chỉ là một quán nước mà như một không gian văn hóa nhỏ tại địa phương hiện tại và ở những nơi sau này Mía Ơi sẽ đến. Đó là “văn hoá” riêng của Mía Ơi và nó đặc biệt nhất theo cách của nó.
Khi xây quán tụi anh cũng đã quy hoạch sẵn không gian trống trong cửa hàng để dành cho những hoạt động này nhưng vì dịch nên mọi thứ tạm hoãn.
Không gian Mía Ơi như mô phỏng một khu vui chơi
Một quán nước tích hợp dịch vụ sao?
Đúng vậy. Mục đích của tụi anh là muốn quán đi theo một kiểu rất gia đình.
Có thể cuối tuần họ đưa gia đình họ đến đây, cho trẻ con chơi đùa xung quanh, có thể dạy chúng nhận biết cây, lá, môi trường xung quanh, chính vì vậy mà hiện tại ở Mía Ơi, tụi anh cũng ưu tiên trồng đa dạng các loại cây ăn quả quen thuộc ở Nam Bộ, đầu tiên là Mía, sau đó có cây Ổi, cây dứa, cây mít, cây nhãn, cây khế, cây cóc… Hiện tại chúng còn rất nhỏ nhưng tương lai anh sẽ cho trồng thêm nhiều loại cây ăn quả khác nữa để môi trường xung quanh trở nên thân thiện hơn.
Thiết kế của quán khá đặc biệt, các anh có thể chia sẻ một tí về thiết kế này không? Vì sao lại chọn tone vàng chủ đạo mà không phải màu của mía?
Thật ra đơn vị thiết kế chính là nơi đã đưa ra ý tưởng về tone chủ đạo cho Mía Ơi, từ những thiết kế “đóng hộp” tụi anh mở rộng thêm bằng việc trồng cây, các loại cây gần gũi nhất.
Về bàn ghế quán ưu tiên có thể cho các gia đình ngồi quây quần bên nhau, một số góc ưu tiên những người làm việc, hình dạng những chiếc ghế dài và có dốc giống như cầu trượt, khiến cho người nhìn có thiện cảm và giúp họ cảm thấy gần gũi hơn.
LY NƯỚC MÍA TỪ 30K – 45K, CÓ GÌ HOT?
Hiện tại mọi người đảm bảo nguồn mía trong suốt mùa dịch như thế nào?
Hiện tại vì tình hình dịch căng thẳng nên tụi anh đang áp dụng hình thức bán mang đi. Nguồn mía vẫn được đảm bảo ở các tỉnh miền Nam gửi lên. Tụi anh hiện vẫn đang hoàn thành thực đơn, update nhiều món mới về mía.
Thực đơn của Mía Ơi nếu thuần về mía thì liệu có đủ hút khách không theo mọi người? Trong khi đó nếu lựa chọn các hàng quán bên ngoài với món nước mía truyền thống người ta sẽ tiết kiệm được thời gian?
Thật ra anh nghĩ vấn đề không phải là lớn hay nhỏ. Khi cho ra đời Mía Ơi bọn anh không tính đến việc cạnh tranh, cái mọi người muốn đó chính là tinh thần có với nhau.
Như ngay từ đầu anh đã nói, Mía Ơi không đơn thuần là một quán nước còn là một nơi để “sinh hoạt văn hoá”, ngoài thực đơn tụi anh muốn giữ chân khách thông qua môi trường văn hóa riêng này chứ không đơn giản vì thực đơn.
Còn các món nước về mía, quán đảm bảo sử dụng nguyên liệu sạch và không có đường, bọn anh chỉ sử dụng vị ngọt tự nhiên của cây mía, một số món còn có vị chua từ món hoa quả kết hợp như: Mía dâu, mía quýt, mía chanh dây,…
Vậy thì hướng lèo lái của Mía Ơi trong thời gian giãn cách kéo dài này là gì anh nhỉ?
Hiện tại, Mía Ơi đang tuân thủ chặt chẽ Chỉ thị 16 với tất cả mong muốn đại dịch sẽ mong chóng qua đi và cuộc sống trở lại bình thường.
Và thông qua đó Mía Ơi cũng góp phần san sẻ chút ít khó khăn, mặt bằng của quán sẽ được sử dụng làm nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt cho các bạn tình nguyện viên đang hoạt động ở tuyến đầu chống dịch (liên hệ từ đội ngũ báo Tiền Phong). Một chút thôi, hi vọng mọi thứ rồi sẽ ổn.
Về định hướng kinh doanh trong thời gian giãn cách, thì tụi anh đang nghiên cứu một dòng nước đóng chai tiện dụng để khách hàng có thể trữ ở nhà và thưởng thức dần, nhằm ứng phó với tình hình dịch bệnh kéo dài. Dĩ nhiên, tiêu chí hàng đầu là phải ngon rồi, sau đó là gọn và đẹp.
Làm cách nào để Mía Ơi khiến mọi người ấn tượng khi trở lại sau dịch?
Anh nghĩ khi tình hình dịch lắng xuống và qua đi thì nền kinh tế cũng phải cần một thời gian để hồi phục. Doanh nghiệp nào cũng sẽ tính đến những mô hình tinh gọn và linh hoạt để dễ thích nghi hơn. Tuy nhiên với tinh thần của Mía Ơi, anh nghĩ sự kết nối trong cộng đồng sẽ không thể nào mất đi được mà nằm ở chuyện mô hình chuyển hoá như thế nào.
Vì vậy, mô hình khu phức hợp mà tụi anh đang hướng đến có lẽ không chỉ phần nào làm phong phú hơn đời sống tinh thần cho những khách ghé thăm mà còn trở thành một giải pháp giải trí lành mạnh hơn đối với xã hội. Nhưng đối với tình hình biến động như bây giờ, mọi thứ vẫn đang nằm trên những dự định và kế hoạch thôi.
Ở thời điểm hiện tại, Mía Ơi vẫn duy trì hoạt động được đã là một tín hiệu rất tích cực rồi. Sự lan truyền tình cảm, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau của mỗi người trong xã hội hiện nay thật sự là một động lực to lớn với Mía Ơi. Nó cho thấy, tụi anh đang đi đúng hướng.
Mía Ơi còn duy trì được, tụi mình phải cảm ơn sự giúp đỡ của rất nhiều người. Chỉ biết nói cảm ơn thôi. Cảm ơn rất nhiều!
Ảnh: Andy Tran
Tài xế công nghệ ôm mặt khóc nức nở vì chạy được 2 đơn mà đứng chờ mất nửa tiếng: "Đã cực khổ chạy xe ôm rồi các chị còn ác vậy được"
Người tài xế trẻ vừa ôm mặt khóc nức nở từng hồi vừa chia sẻ những tâm tư mà bản thân đã kìm nén bấy lâu với nghề mà mình gắn bó để kiếm sống.
Xem đoạn clip, nhiều người vừa thương vừa thông cảm và càng thấu hiểu nhiều hơn với hoàn cảnh, nỗi niềm của người tài xế công nghệ.
Ngày nay, do tiện ích của xe công nghệ là cước phí đi lại thấp, dễ dàng, thuận tiện trong việc đặt xe nên người dùng dần chuyển từ xe ôm, taxi truyền thống sang đi xe công nghệ. Vì vậy, nhiều năm qua, lái xe công nghệ là một trong những công việc được nhiều người lựa chọn bởi thời gian làm việc linh hoạt và nguồn thu nhập cũng không tệ.
Song cũng chính vì vậy, mà nhiều người đã đổ xô làm công việc này khiến nghề này chịu sự cạnh tranh gay gắt và thu nhập cũng không còn "như là mơ" như thời điểm ban đầu, trong khi tài xế chịu áp lực cao hơn rất nhiều.
Mới đây, mạng xã hội xôn xao trước một đoạn clip ghi lại cảnh một nam tài xế xe ôm công nghệ ôm mặt khóc nức nở vì đợi khách quá lâu. Cũng từ đây, bao tâm tư, nỗi lòng của người tài xế trẻ như được giải tỏa, vỡ òa ra cùng 1 lúc, người này vừa khóc nức nở vừa nói trong xót xa:
Tài xế công nghệ ôm mặt khóc nức nở vì chạy được 2 đơn mà đứng chờ mất nửa tiếng: "Đã cực khổ chạy xe ôm rồi các chị còn ác vậy được"
"Em nói thiệt với mấy chị, không có ai giàu có mà người ta đi ra chạy xe ôm đâu. Người ta chạy xe ôm đâu có được bao nhiêu tiền đâu. Vậy mà đơn đầu tiên đứng chờ khách mất 13 phút, đơn thứ 2 đứng chờ hết 15 phút. Vậy là có 2 đơn mà đứng chờ mất gần 30 phút rồi, bọn em chạy đâu có được bao nhiêu tiền đâu, đứng chờ 2 đơn mất gần 30 phút.
Người đàn ông khóc nức nở kể về nỗi khổ tâm của những người tài xế công nghệ
Hủy đơn thì công ty giảm đơn, mà nói nặng nói nhẹ mấy chị thì mấy chị đánh 1 sao thì công ty cũng giảm đơn. Người ta đi cực khổ, người ta chạy xe ôm để lo cho gia đình, người ta lo vợ con, nhà cửa, này nọ..., mà chạy gặp mấy chị sao em chạy được?
Chạy 2 đơn hàng mà đứng chờ gần 30 phút, người ta làm dịch vụ chứ đâu phải người ta làm phục vụ đâu. Nói mấy chị thì mấy chị nói 'mấy tài xế mười mấy phút mới tới'. Trời ơi, có tài xế nào mà mười mấy phút mới tới, rồi chị nói cho 1 ngàn, 2 ngàn. Trời ơi, ở Sài Gòn, 1 ngàn, 2 ngàn làm cái gì trời ơi!
Người ta đã cực khổ người ta chạy xe ôm rồi mà mấy chị còn ác với người ta vậy được...".
Tâm sự của tài xế xe ôm này khiến nhiều người đồng cảm xen lẫn xót xa!
Vừa kể, nam thanh niên vừa ôm mặt khóc nức nở từng hổi. Có lẽ sau bao lần bị khách cho đợi, đứng chờ quá lâu nên hôm nay cậu thanh niên ấy mới "tức nước vỡ bờ", ôm mặt khóc và kể lại những cay đắng, xót xa trong khi làm việc.
Dưới phần bình luận, rất nhiều người dùng mạng đã để lại lời động viên nam thanh niên ấy và hy vọng rằng, mọi người hãy thấu hiểu và thông cảm hơn cho người tài xế.
Dẫu biết rằng, nghề nào thì cũng có khó khăn, áp lực riêng, nhưng nếu ý thức của chính chúng ta sẽ khiến họ bớt đi một phần mệt nhọc, thì tại sao không cố gắng 1 chút để giúp họ trong cuộc mưu sinh này, có phải không?!
Chú heo rừng nặng 200kg được nuôi làm thú cưng ở Sài Gòn bất ngờ lên báo nước ngoài, cư dân mạng quốc tế liền bày tỏ sự ngạc nhiên tột độ Những hình ảnh chú heo rừng to lớn nhìn có vẻ thô kệch nhưng lại được chủ nhân rất cưng chiều đang khiến cư dân mạng vô cùng xôn xao. Những thú cưng trong nhà dù được chọn nuôi theo giống loài hay hình thức nào thì cũng đều trở thành niềm vui của gia chủ. Trong đó, cách đây khoảng gần 1...