3 cầu thủ SLNA được HLV Park Hang-seo gọi tập trung U22 Việt Nam
Hôm nay (28/10), HLV trưởng Park Hang-seo đã chính thức gửi Liên đoàn bóng đá Việt Nam đề xuất danh sách tập trung ĐT U22 Quốc gia đợt thứ 3 trong năm 2020.
Theo đó, tại đợt tập trung này, ĐT U22 Quốc gia sẽ tập hợp tổng cộng 33 cầu thủ, trong đó có 4 thủ môn, 9 hậu vệ, 14 tiền vệ và 6 tiền đạo. Trong số 33 cầu thủ được HLV Park Hang-seo điền tên vào danh sách tập trung thì chiếm đa số là những gương mặt đã hội quân từ đợt tập trung lần thứ 2 hồi tháng 8 vừa qua.
Trong danh sách, SLNA có 3 gương mặt được HLV Park Hang-seo gọi tập trung là trung vệ Thái Bá Sang, hậu vệ Mai Sỹ Hoàng và tiền vệ Nguyễn Văn Việt. Tiền vệ Đặng Văn Lắm vắng mặt vì cầu thủ này hiện đang điều trị chấn thương.
Trung vệ Thái Bá Sang tiếp tục được gọi vào U22 Việt Nam. Ảnh: VPF
Căn cứ vào lịch thi đấu tại giải VĐQG LS 2020 và giải hạng Nhất quốc gia LS 2020, các cầu thủ sẽ được chia làm 3 nhóm tập trung vào 3 thời điểm. Nhóm 1 gồm 23 cầu thủ sẽ hội quân từ ngày 2/11, nhóm 2 gồm 2 cầu thủ sẽ hội quân vào ngày 3/11 và nhóm 3 gồm các cầu thủ còn lại sẽ hội quân vào ngày 9/11.
Theo kế hoạch, ĐT U22 Quốc gia sẽ bước vào buổi tập đầu tiên vào chiều ngày 2/11 tại sân Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam và kết thúc giai đoạn 1 của đợt tập trung vào ngày 16/11 để trả các cầu thủ về CLB tham gia thi đấu vòng loại và VCK giải bóng đá Vô địch U21 quốc gia 2020.
Giai đoạn 2 của đợt tập trung dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 20/12 đến ngày 28/12/2020. Mục đích của đợt tập trung tiếp tục là rà soát, đánh giá cầu thủ để xây dựng lực lượng hướng tới vòng loại U23 châu Á 2022 và SEA Games 31 năm 2021.
Video đang HOT
Ảnh: VFF
Tiền vệ Đặng Văn Lắm và 'sứ mệnh' khỏa lấp nỗi nhớ Khắc Ngọc tại SLNA
Khi Khắc Ngọc, Ngọc Toàn rời SLNA, Văn Bình giải nghệ sớm, trọng trách nơi tuyến giữa đội bóng xứ Nghệ đặt lên vai những cầu thủ trẻ. Và tiền vệ Đặng Văn Lắm là cầu thủ nhận được nhiều sự kỳ vọng nhất.
Tài không đợi tuổi
Tiền vệ Đặng Văn Lắm có lẽ là ngôi sao trẻ sáng nhất trong số lứa cầu thủ sinh năm 1999 của đội bóng xứ Nghệ. Lứa cầu thủ này không mang về nhiều thành công bởi chất lượng đầu vào không tốt, nhưng Văn Lắm cùng với những gương mặt như Thái Bá Sang, Phạm Đức Thông vẫn là những cựu tuyển thủ ĐT U19 Việt Nam.
Đặng Văn Lắm sinh ra tại xã Mỹ Sơn, Đô Lương là đồng hương của đàn anh Nguyễn Công Phượng. Năm lên 10, Văn Lắm tham dự Giải bóng đá TN-NĐ Cúp Báo Nghệ An nhưng chỉ là cầu thủ dự bị. Một năm sau, Văn Lắm là trụ cột đưa NĐ Đô Lương vào đến trận chung kết nhưng thua NĐ Tân Kỳ và lỡ hẹn với chức vô địch.
Tuy nhiên, màn trình diễn đó cũng là đủ để Văn Lắm được gia nhập lò SLNA theo diện đặc cách. Tài năng của Văn Lắm đã được thể hiện rất rõ và tố chất của một tiền vệ tổ chức được cầu thủ này phát huy tại các giải đấu trẻ.
Đặng Văn Lắm từng được gọi vào ĐT U19 Việt Nam. Ảnh: FBNV
Năm 2015, lứa cầu thủ U19 SLNA không còn những Tuấn Tài, Văn Đức, Xuân Mạnh nên không có được chất lượng cao, nên đội bóng xứ Nghệ đôn đội trẻ lên để cọ xát. Ở tuổi 16, Văn Lắm được bầu làm đội trưởng U19 SLNA và cùng các đàn anh giành quyền tham dự VCK với tư cách nhất bảng.
Dù ít tuổi hơn các đồng đội nhưng lối chơi mà Văn Lắm thể hiện không hề cho thấy sự non nớt. Ngoài việc cầm trịch rất tốt tuyến giữa, tiền vệ này còn để dấu ấn ở những bàn thắng quan trọng. Dù vậy, do đội hình không đủ mạnh, U19 SLNA phải dừng bước tại vòng bảng.
Sau giải đấu đó, Văn Lắm tiếp tục làm đội trưởng U17 SLNA và cùng đội bóng trẻ xứ Nghệ đoạt huy chương Đồng. Trước khi được gọi vào ĐT U19 Việt Nam năm 2018, Văn Lắm và các đồng đội của mình đã vượt khó, gặt hái những thành công nhất định ở các giải đấu trẻ khác như HCĐ U19 toàn quốc, U21 năm 2017 và U19 năm 2018.
Tiền vệ Đặng Văn Lắm trong trận đầu tiên tại V.League. Ảnh: VPF
Trong lần đầu tiên được khoác lên mình màu áo đội tuyển, Văn Lắm nén đau để tập luyện và chấn thương của cầu thủ này ngày một nghiêm trọng khiến anh chia tay ĐT U19 Việt Nam. Phải gần 1 năm điều trị chấn thương, Văn Lắm mới trở lại khi đội bóng xứ Nghệ tham dự Vòng loại U21 quốc gia năm 2019.
Tài năng là vậy, nhưng vì chấn thương liên miên nên Văn Lắm không được lên đội 1 sớm như bao nhiêu cầu thủ đàn anh khác. Phải đến V.League 2020, HLV Ngô Quang Trường mới điền tên anh vào danh sách chính thức trong bối cảnh Ngọc Toàn, Khắc Ngọc, Văn Bình đều đã rời SLNA.
Cờ đã đến tay
Trận ra quân gặp Sài Gòn, HLV Quang Trường gây bất ngờ khi trao ngay cơ hội cho Văn Lắm đá chính với Bùi Đình Châu, hai tiền vệ một công, một thủ. Mặc dù trong tay ông vẫn còn đó Quang Tình, Sỹ Sâm, Quốc Trung - những cầu thủ được xem là trưởng thành của đội bóng xứ Nghệ.
Trong số 3 cầu thủ trẻ lần đầu được lên chơi V.League, Văn Lắm là cầu thủ thi đấu trọn 180 phút sau 2 trận. Nếu như ở trận gặp Sài Gòn, Văn Lắm thi đấu khá nhạt nhòa và cầu toàn với 16 đường chuyền về, không có pha kiến tạo nào đáng kể thì ở trận thắng 1-0 trước B. Bình Dương, cầu thủ này cho thấy sự tiến bộ trông thấy dù anh có xu hướng đá thấp hơn.
Thống kê chuyên môn trận đấu gần nhất của Văn Lắm. Đồ họa: TK
Cụ thể, Văn Lắm tung ra 27/38 đường chuyền chính xác, đạt tỷ lệ 71%. Số đường chuyền về cũng được cầu thủ này hạn chế với 6 tình huống, có 4 tình huống đánh chặn. Sự kết hợp giữa hai cầu thủ một già, một trẻ Quang Tình - Văn Lắm đã giúp tuyến giữa đội bóng xứ Nghệ kiểm soát được khu trung tuyến.
Mặc dù vậy, Văn Lắm vẫn còn một khoảng cách rất xa với các đàn anh và phải khắc phục rất nhiều hạn chế. Ở trận đấu đó, Quang Tình chỉ thi đấu 70 phút, nhưng cầu thủ lão luyện này tung ra đến 30/40 đường chuyền chính xác (tỷ lệ 75%), tranh chấp thành công 60%, rê bóng thành công 67%, thu hồi bóng 5, đánh chặn 5, chuyền về 4, chuyền dài thành công 100% và có 2 pha dứt điểm, 2 kiến tạo cơ hội.
Trong đó, Văn Lắm còn gặp vấn đề ở những đường chuyền dài. Cầu thủ trẻ SLNA tung ra 3 đường chuyền vượt tuyến, nhưng không một lần chính xác. Tỷ lệ tranh chấp thành công là 52%, tác bóng thành công 33%, không tung ra được pha kiến tạo cơ hội nào, có 1 pha dứt điểm. Hiệu suất hoạt động của Văn Lắm là 68% so với Quang Tình 74%.
Bản đồ khu vực hoạt động của Văn Lắm trận B. Bình Dương. Ảnh: Instat
Rõ ràng, việc SLNA không còn Khắc Ngọc đã khiến số lượng, chất lượng những đường chuyền dài của các tiền vệ trở nên khan hiếm và phụ thuộc nhiều vào những cầu thủ đã lớn tuổi như Quang Tình. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến các tiền đạo ngoại SLNA luôn trong tình trạng "đói bóng" hoặc nhận bóng ở tư thế quay lưng.
Những chỉ số thống kê chuyên môn đã nói lên sự non nớt của một cầu thủ lần đầu lên chơi V.League như Đặng Văn Lắm. Tuy nhiên, như HLV Ngô Quang Trường chia sẻ, những cầu thủ trẻ như Văn Lắm vẫn có những cái hay, tố chất riêng của họ. Đó là sự liều lĩnh, khát vọng thể hiện mình và nếu tiếp tục được tin tưởng, chắc chắn gương mặt này sẽ còn tiến bộ.
Trung Kiên
Những tín hiệu lạc quan trong trận Thanh Hóa - SLNA Không tung ra sân đội hình mạnh nhất, lại phải chơi trên sân đối phương và trong thế bị dẫn bàn từ rất sớm, song thầy trò HLV Ngô Quang Trường vẫn rời xứ Thanh với 1 điểm trong tay. Thậm chí, SLNA còn là đội bóng chơi hay hơn, nhờ sự tự tin, chững chạc và sự quyết tâm của các cầu...