3 cách ứng xử khôn ngoan giúp quan hệ “cha vợ con rể” thêm gắn kết
Có bao giờ bạn nghĩ, một kẻ sát nhân giết người nhưng lại đủ sức khiến mình rơi lệ và xin khoan hồng không? Chắc rất khó, vì mạng người quý giá, nếu tước đoạt sinh mệnh người khác, thì bạn phải chịu trừng phạt thích đáng. Nhưng cuộc sống lúc nào cũng có khe hỡ cả…
Con gái là tình nhân kiếp trước của cha. Thật không ngạc nhiên khi cha luôn là người nuông chiều yêu thương con gái mình bằng trời bằng đất. Vào khoảng thời gian cuối năm 2000, đầu năm 2001, một bộ phim ngắn được các nhà phê bình điện ảnh đánh giá rất cao. Các liên hoan phim, các giải thưởng lớn mà bộ phim này tham dự cũng như được đề cử thì hầu như không giải thưởng nào lọt khỏi tay đạo diễn cùng đoàn làm phim cả. Không nói ra hẳn các bạn cũng biết đó chính là phim ngắn “Father and Daughter”. Một sự kết hợp tuyệt vời giữa người họa sỹ, âm nhạc và những nét vẽ…
Nhưng dám chắc rằng, nhiêu đó không đủ để bộ phim giành được Pulizer đâu. Nó đi vào lòng người xem nhanh – gọn chỉ trong 8 phút ngắn ngủi là vì câu chuyện về “Tình cha con”. Đề cập đến tình cảm gia đình, thứ tình cảm mà con người tự nhiên sinh ra đã có rồi. Con gái đối với cha mình luôn có sự lệ thuộc nhất định và người cha dùng sinh mệnh và trí tuệ của mình để bảo vệ con. Thế nhưng, đôi khi ngoài đời thực nó lại khắc họa lên vô cùng khắc nghiệt…
Mới hôm qua thôi, một vụ giết người mang đầy nỗi niềm của người cha khi chém con rể, do anh này thường xuyên nhậu say rồi về đánh đập, chủi bới vợ. Ông dùng cách của mình để bảo vệ con, nhưng cách thức ấy lại thách thức cả luật pháp và thể chế xã hội. Pháp luật là cứng, nhưng con người là mềm mỏng… Nhưng trớ trêu thay, pháp luật lại quyết định rất nhiều thứ mà chính tình cảm không thể can thiệp được.
Chỉ một tin ngắn gọn bấy nhiêu thôi, cũng soi ra cho chúng ta thấy được tình cha – con gái nó sâu sắc đến nhường nào. Không ai chịu đựng được khi con mình nâng nui như trứng, chăm lo từng li từng tí, lại để một người khác đánh đập, chửi bới ngày qua ngày. Nhưng, một khi tình yêu dạt dào không biết làm gì khác để bảo vệ con, sẽ dẫn đến những hành động không thể vãn hồi.
Ở đây, con người không thể thay luật pháp để lên án hay phán xét, chúng ta nhìn thấy một sự thấm thía rằng, người có thể ngăn chặn những hối tiếc trên là đứa con gái…
1. Thủ thỉ cho “cha và chồng” tính cách người còn lại
Con trai thường ít nói và dè dặt, và cũng như mẹ chồng – nàng dâu thì giữa cha vợ – con rể, cũng có sự khiêu khích nhất định. Tuy không gay gắt như phụ nữ, nhưng cánh đàn ông luôn có những phép tắc riêng. Đối với một người bố, thì người con rể chỉ cần lễ phép, cưng chiều con gái họ thật tâm là được. Sau đó, làm vài ly bia, chén mồi là ổn rồi.
Nên nhớ, bố mẹ là sinh ra bạn, những tâm tư nhỏ nhặt hay bạn bên cạnh người đó không vui, hoặc người chồng chỉ tỏ ra như vậy trước mặt ba mẹ, sau lưng lại khác, bố mẹ đều biết hết. Họ sống hơn chúng ta gần cả đời người rồi… Chỉ vì con gái thương, nên họ nhẫn nhịn thôi. Cho nên cô gái à, bạn cũng phải tỉnh táo để lựa chọn người đàn ông đời mình nhé. Đừng để mình khổ và ba mẹ mình cũng không yên lòng được.
Video đang HOT
Hãy thủ thỉ cho cha mình biết tích cách, con người của bạn trai/chồng và ngược lại. Hãy luôn là cầu nối giữa hai người đàn ông xem bạn là bảo bối trong đời mình. Không khó tí nào, ví dụ mỗi ngày hãy kể chồng nghe con người của ba, sở thích của anh chàng có gì giống bố mình, thì nói ra để chàng phấn khích tìm điểm chung. Kể cho anh ấy nghe: “Anh à, ba đã rất xúc động khi trao tay em vào tay anh, từ giờ có người thay ba chăm sóc em. Và ba mẹ cũng thương anh vì anh phải gồng gánh thêm em. Chúng ta sẽ thương nhau và phụng dưỡng ba mẹ hai bên nhé, để con cháu mình sau này cũng được hưởng cái phúc đó”.
Dù rất nhỏ nhưng đó là cách bạn bảo vệ hạnh phúc đó. Tin rằng, con gái chúng ta rất bản lĩnh, sẽ luôn tỉnh táo lý trí trong mỗi quyết định, để lòng cha luôn an nhiên nhìn con gái hạnh phúc. Người cha thì thương không giống mẹ, họ dùng hành động chứng minh mình yêu con ra sao và con gái là người sẽ quyết định hành động đó đi xa đến đâu mà thôi.
Còn với chồng, hãy luôn tâm sự và giả bộ càu nhàu khi để cha và chồng về cùng một phía, để họ xích gần nhau hơn.
2. Luôn tạo khoảng thời gian cho 2 người đàn ông “hàn huyên tâm sự”
Rượu vào lời ra, đây là cách để bạn và ba kiểm chứng tình cảm và thái độ của chàng để có bước đi tiếp theo. Con trai khi vào bàn rượu là thân thiết ngay. Vì trước đó, bạn đã nói về tính cách người kia cho đối phương biết, nên sẽ không còn khớp ở giai đoạn sau nữa. Hãy tạo niềm vui bằng cách, trách khéo, trách yêu, nũng nịu với cả hai người. Lâu lâu tỏ ra rằng: “Em được hai người đàn ông tuyệt vời nhất thế gian yêu thương, em thật hạnh phúc và may mắn”. Hôn mỗi người 1 cái vào má…
Tình cảm gia đình gắn kết. Tiếp xúc nhiều, sẽ không có những đáng tiếc xảy ra sau này. Thay vì bạn trai/ chồng bạn ra ngoài hẹn gặp vài đồng nghiệp cùng làm vài chén. Vậy tại sao không làm cùng bố vợ? Và bạn và mẹ sẽ vào bếp làm vài món mồi nhâm nhi, vừa thắt chặt tình cảm, vừa cho hai người đàn ông cảm nhận được việc có thêm thành viên mới là điều đáng mừng.
Đó cũng là cách bạn an ủi đấn sinh thành, họ không mất đi bạn… Cha mẹ rơi nước mắt khi gả con, thì sẽ đau lòng biết mấy khi con chịu tủi nhục, thà con ở vậy với mình còn hơn. Cứ luôn nhớ suy nghĩ này trong tâm trí bố mẹ nhé!
3. Khéo léo thể hiện cách thức quan tâm của “cha – chồng” cho đối phương biết
Đôi khi hành động của bạn làm họ không tin đâu, vì khó có người xa lạ nào yêu thương nhau thật lòng nếu không phải vì thương bạn đâu. Nhưng bằng cách đó, hai người đàn ông sẽ thấy sự cố gắng dung hòa của bạn mà sẽ hiểu nhau hơn. Giữa cha vợ và con rể không khó giải quyết như phụ nữ đâu, vì ít nhất họ là đấng nam nhi, sẽ không bao giờ để trong lòng những chuyện tiểu tiết. Hãy thử bạn nhé!
Còn ngược lại với chồng, thì bạn cứ thủ thỉ trong tai là được. Ví dụ như: “Ba rất quý anh đó, luôn bảo em đừng vì nuông chiều quá mà ăn hiếp anh đó. Ba hơi cứng nhắc nhưng thương con thương cháu…”. Hoặc là “Cái này là ba để dành cho anh, không cần đến em, ba đã làm rồi… Ôi, con rể quý của ba”. Như vậy, có mất mát gì đâu, rõ ràng họ sẽ nửa tin nửa ngờ, nhưng ít nhất người chồng/ bạn trai đã phần nào yêu quý đấng sinh thành. Chắc chắn chồng sẽ mỉm cười tủm tỉm cho mà xem. Theo thời gian, bạn sẽ thấy lời nói của bạn có “sức nặng ngàn cân” vô cùng đấy!
Theo Kul.vn
Bị mất 2 triệu đồng và cách ứng xử của người yêu khiến tôi hổ thẹn
Mọi chuyện cũng chẳng ai nhận ra và biết được, cho đến chiều, khi tôi đưa M về, cô ấy nói không phải túi của mình. Và mở ra, quả thực đó là túi của em gái....
Tôi năm nay 30 tuổi, được mọi người đánh giá là thành đạt, khéo ăn nói nên cả gia đình đều mong đợi tôi sẽ đưa về một nàng dâu "tương xứng". Thực lòng tôi lại nghĩ, chẳng phải kén chọn nhiều, miễn là một cô gái biết đối nhân xử thế là được.
Rồi số phận run rủi thế nào tôi gặp được M, đồng nghiệp của tôi. Tuy là dân tỉnh lẻ nhưng M khá giỏi giang, tháo vát và được lòng mọi người. Tôi càng tự tin hơn, khi đưa M về ra mắt gia đình thì ai cũng gật đầu khen cô ấy xinh xắn, tháo vát và biết cách cư xử. Duy chỉ có em gái tôi là một mực phản đối.
Em gái tôi bảo M học trên em hai khóa, cùng trường đại học, tiếng xấu trong trường cả khoa đều biết, M cũng không hiền như vẻ ngoài đâu. Lúc đó tôi nghĩ con gái đánh giá con gái thì đều chỉ nhìn mặt xấu, chứ có bao giờ khen ngợi nhau đâu. Vì thế tôi gạt đi, vẫn quyết tâm theo đuổi M.
Tuyệt nhiên bạn gái tôi chưa một lần nói xấu hay chê trách gì em gái tôi. Thậm chí, M còn nói hộ em gái mỗi khi tôi bực dọc. Tôi đã cố gắng tạo điều kiện và cơ hội cho hai chị em gần gũi, tiếp xúc để hiểu nhau hơn. Hôm 8/3, tôi còn mua tặng 2 chị em mỗi người một chiếc túi giống hết nhau để họ thêm gắn bó.
Cuối tuần vừa rồi, nhà tôi có giỗ, M cũng sang chuẩn bị cơm canh với mẹ tôi. Chính tay tôi là người mang túi, áo khoác và đồ của M để vào phòng em gái. Rồi đến nửa buổi, công ty em gái có việc, gọi em lên gấp. Có lẽ do vội quá, nên em khoác nhầm chiếc túi xách ở cây móc đồ mà không biết đó chính là của M.
Mọi chuyện cũng chẳng ai nhận ra và biết được, cho đến chiều, khi tôi đưa M về, cô ấy nói không phải túi của mình. Và mở ra, quả thực đó là túi của em gái. Tôi gọi điện nói em gái, nó cười và nói "Thế à, em không để ý. Đợi lát em mang về ngay". Khoảng cuối giờ chiều em gái tôi về.
Ở nhà, M cứ cằn nhằn tôi: "Sao anh để túi của em vào phòng em gái", rồi thì "Trong túi của em có rất nhiều tiền và đồ dùng cá nhân, em không thích ai đụng vào"... Thực lòng, đó chỉ là một sự nhầm lẫn, việc gì M phải cằn nhằn nhiều thế, tôi thấy khó chịu vô cùng, nhưng cũng chẳng nói gì.
Rồi khi em gái tôi vừa về tới nhà, M chạy luôn ra, giật phắt cái túi trong tay em mà nói: "Tôi chẳng thích ai đụng đến đồ của mình, lần sau cô đừng làm thế". Có lẽ do bất ngờ và hụt hẫng nên em gái tôi đáp lại: "Tôi tưởng của mình, chứ có cho tiền tôi cũng chẳng thèm. Đưa tôi xem bà có gì mà quý đến vậy". Vừa nói, em gái tôi vừa giật lại chiếc túi mở ra. Thì M lao tới giành lại rất quyết liệt, rồi tự tay mình mở ra.
Cô ấy la lên nói: "Tôi có hơn 5 triệu tiền mặt, sao giờ còn hơn 3 triệu, cô lấy phải không? Biết không phải túi của mình, cô phải hỏi mới được dùng chứ?". Tôi, em gái và cả nhà đều bất ngờ trước câu nói đó của M. Em gái tôi nói em xách túi theo chỉ là thói quen, chứ túi vẫn để trong cốp xe cả buổi chiều, em còn chưa kịp đụng vào. Đến vừa rồi mới biết bị nhầm.
Chuyện ầm ĩ lên rất lâu và được mẹ tôi dập tắt bằng việc trả cho M gần 2 triệu mà cô ấy nói mất và phê bình em gái tôi rất nhiều. M về rồi, em gái tôi vẫn một mực nói không hề mở túi ra chứ đừng nói đến việc lấy tiền của M, rồi còn thề sống thề chết với mọi người.
Thực lòng mà nói, em gái tôi chỉ là đứa đành hanh do được chiều quá mà thôi, chứ tuyệt đối không phải hạng người lấy trộm đồ của người khác. Tôi vẫn tin em gái mình hơn, đồng nghĩa với việc nghi ngờ bạn gái vu vạ cho em. Tự dưng, tôi chẳng còn thấy yêu M nữa. Mà giả sử, có như vậy thật, thì người khéo léo, biết cư xử như cô ấy cũng không nên hành xử thô lỗ, làm bẽ mặt em gái tôi trước mọi người.
Sau chuyện hôm ấy, bố mẹ tôi cũng không hồ hởi nhắc tới M như trước. Tôi thấy mất lòng tin nhiều về M quá. Mấy hôm nay, cô ấy nhắn tin gọi điện nhiều mà tôi chẳng buồn đáp lại, thậm chí vào phòng thì tôi biện lý do bận để tránh mặt. Tôi đang nghĩ đến việc chấm dứt tình cảm với M vì nghĩ cô ấy không phải như những gì đang thể hiện ra ngoài và thực sự giống những điều em gái tôi nói.
Suy nghĩ của tôi có đúng không? Tôi thực sự suy nghĩ rất nhiều về việc này, xin mọi người hãy cho tôi lời khuyên.
Theo tri thuc tre
Bài học cần khi ra mắt bố mẹ người yêu Ra mắt gia đình của người yêu là việc trọng đại bạn cần tỉ mỉ nhiều bước. Bạn cũng cần chú ý tác phong, ngoại hình và cách cư xử của mình để có thể gây ấn tượng tốt cho gia đình của người ấy. 1. Tìm hiểu những gì họ thích, sau đó mang nó đến "Một chai rượu yêu thích của...