3 cách Trump có thể thuyết phục Kim Jong-un từ bỏ vũ khí hạt nhân
Nhà phân tích Mỹ đưa ra 3 cách mà Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể thực hiện để thuyết phục Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân một cách hiệu quả.
Mỹ nên xem xét lại phương pháp tiếp cận quá cứng rắn đối với vấn đề Triều Tiên
Hội nghị thượng đỉnh lần 2 tại Việt Nam là cơ hội để Mỹ xem xét lại phương pháp tiếp cận quá cứng rắn đối với vấn đề Triều Tiên, theo Stephen Collins, giáo sư khoa học chính trị của Đại học bang Kennesaw (Mỹ).
Vai trò của Trung Quốc
Trump quyết định phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc vào năm 2018, ngay sau hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với Triều Tiên tại Singapore.
Hành động này của Tổng thống Mỹ đã gây thêm áp lực với Triều Tiên trong việc từ bỏ vũ khí hạt nhân. Hơn 90% giao dịch thương mại quốc tế của Triều Tiên được thực hiện với người hàng xóm Trung Quốc. Kim Jong-un muốn sử dụng sự ủng hộ kinh tế và chính trị của Trung Quốc như một đòn bẩy trong những cuộc đàm phán với Mỹ. Về phía mình, Bắc Kinh cũng “sử dụng đòn bẩy” Triều Tiên từ năm 2017 khi Liên Hiệp Quốc bắt đầu thực thi các lệnh trừng phạt thương mại với quốc gia này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong năm vừa qua, Trung Quốc đã trả đũa việc tăng thuế quan của Trump đối với hàng xuất khẩu Trung Quốc một phần bằng cách nới lỏng việc thực thi lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên.
Nhập khẩu than, các dự án xây dựng và du lịch của Trung Quốc ở Triều Tiên trong những năm qua đều tăng. Đã có sự tăng đột biến trong các hoạt động buôn lậu dầu và xăng vào Triều Tiên, chủ yếu là từ các tàu Trung Quốc.
Các đồng minh của Mỹ và các đối tác thương mại lớn, bao gồm Châu Âu và Nhật Bản, chia sẻ nhiều mối lo ngại của Trump về các hoạt động thương mại “không minh bạch” của Trung Quốc và làm thế nào quốc gia này có thể gây hại cho nền kinh tế của Mỹ và đồng minh.
Tuy nhiên, họ vẫn tin rằng Mỹ nên áp dụng các phương pháp mềm mỏng hơn đối với Trung Quốc, thay vì đối đầu với quốc gia này. Điều này sẽ khiến Trung Quốc hợp tác hơn trong việc thực thi các trừng phạt đối với Triều Tiên.
Nới lỏng lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên
Mỹ tuyên bố chỉ nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên nếu nước này từ bỏ toàn bộ chương trình hạt nhân.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng biện pháp trừng phạt có thể không đủ hiệu quả để thuyết phục chính phủ Triều Tiên từ bỏ một chương trình mà từ lâu đã được xem là thiết yếu cho sự sống còn của quốc gia này, Stephen cho biết.
Kim Jong-un tuyên bố rằng việc giải trừ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên sẽ không xảy ra nếu không có sự nhượng bộ của Mỹ.
Theo Stephen, Mỹ có thể từng bước nới lỏng các lệnh trừng phạt để đổi lấy cam kết phi hạt nhân hóa của Triều Tiên. Trước đây, Triều Tiên đã từng thực hiện các bước giải trừ hạt nhân vào năm 1994 và 2008 khi Mỹ cam kết sẽ nới lỏng các lệnh trừng phạt.
Ngoài việc nới lỏng các lệnh trừng phạt, Mỹ có thể thực hiện một số phương pháp khác để giải quyết vấn đề với Triều Tiên. Đảm bảo an ninh là một trong những nhượng bộ quan trọng nhất để có được thành công trong các cuộc đàm phán. Triều Tiên đã nói rõ rằng, họ sẽ chỉ đưa ra các bước cụ thể hướng tới từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo nếu Mỹ và các đồng minh trong khu vực cam kết sẽ không bao giờ tấn công Triều Tiên.
Viện trợ kinh tế
Một gói viện trợ kinh tế, năng lượng và thực phẩm lớn từ Mỹ và các đồng minh có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống ở Triều Tiên. Quốc gia này hiện đang rất cần sự hỗ trợ và Mỹ có khả năng đáp ứng nhu cầu này. Điều này sẽ khiến Washington trở thành đòn bẩy đối với Bình Nhưỡng. Trong bài phát biểu gần đây, nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố rằng tăng trưởng kinh tế là ưu tiên hàng đầu của Triều Tiên. Thu nhập bình quân đầu người ở nước này chỉ bằng 1/10 so với Hàn Quốc và 40% dân số bị suy dinh dưỡng.
Theo Stephen, một gói viện trợ hiệu quả sẽ tiêu tốn khoảng 30 tỷ USD. Tuy nhiên, chi phí sẽ được chi trả bởi Mỹ và các đồng minh theo từng giai đoạn.
Điều này đã từng xảy ra vào năm 1994, khi gần 50 quốc gia đóng góp tài chính cho Triều Tiên để có được thỏa thuận giải trừ vũ khí hạt nhân từ quốc gia này. Mặc dù sau đó thỏa thuận này đã bị phá vỡ nhưng nó cũng đã giúp hạn chế đáng kể các hoạt động hạt nhân của Triều Tiên trong nhiều năm.
Theo Danviet
Mỹ không vội vàng phi hạt nhân hóa Triều Tiên, chỉ không muốn Bình Nhưỡng thử hạt nhân
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/2 tuyên bố ông không vội vàng phi hạt nhân hóa Triều Tiên, ông chỉ không muốn chính quyền Bình Nhưỡng thử vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump bày tỏ hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới với nhà lãnh đạo Triều tiên Kim Jong-un trong 2 ngày 27 và 28/2 tại Việt Nam sẽ "thành công" như cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên tại Singapore hồi tháng 6/2018.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều tiên Kim Jong-un. (Nguồn: Reuters)
Ông nêu rõ: "Tôi hy vọng chúng tôi sẽ may mắn như những gì đã diễn ra tại cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên. Tôi không vội vàng. Tôi chỉ không muốn các vụ thử hạt nhân và tên lửa.
Ngoài ra, đề cập tới các lệnh trừng phạt quốc tế mà Triều Tiên mong muốn được dỡ bỏ, Tổng thống Trump khẳng định các biện pháp trừng phạt sẽ được duy trì.
Ông Trump cho biết, Mỹ đã hợp tác chặt chẽ với Hàn Quốc, Nhật Bản, trong khi đó Trung Quốc và Nga ít nhất cũng đã thực thi một phần các biện pháp trừng phạt về thương mại đối với Bình Nhưỡng. Ông cáo buộc Triều Tiên đã lợi dụng Mỹ trong quá khứ khi nhận "hàng tỷ USD", đổi lấy cam kết phi hạt nhân hóa. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng khẳng định "chúng tôi sẽ không để điều đó xảy ra".
Theo Thegioi&VietNam
Máy bay "ngày tận thế" của Mỹ bất ngờ gặp tai nạn gãy đuôi Phần đuôi trên có tác dụng ổn định thân máy bay của chiếc E-6B Mercury bất ngờ đứt gãy khi được đưa ra khỏi bãi đậu tại sân bay quân sự. Phần đuôi của chiếc E-6B Mercury chạm vào mái nhà chứa máy bay. Theo Daily Mail, máy bay "ngày tận thế" E-6B Mercury được đưa ra khỏi bãi đậu tại căn cứ...