3 cách tiêu tiền thông minh, càng tiêu càng rủng rỉnh
Bạn đừng nghĩ chỉ tiết kiệm mới có thể giữ cho túi tiền không vơi, thực tế cách chi tiêu thông minh cũng có thể giúp ‘đẻ ra tiền’.
Học cách tiêu tiền cũng khó như học cách kiếm tiền vậy. Bạn phải dám tiêu, biết tiêu thì mới có thể kiếm được nhiều tiền hơn. Dưới đây là 3 lối tiêu tiền giúp bạn thêm “ rủng rỉnh”.
Tiêu tiền cho bản thân
Tiêu tiền cho chính mình không có nghĩa là ăn chơi, mua sắm mà là đầu tư vào việc học hành rèn luyện, cải thiện bản thân. Đầu tư tiền cho trí tuệ là cách an toàn nhất trong quản lý tài chính. Có trí tuệ và học thức thì bạn không bao giờ nghèo đói được.
Có thể nhiều người sẽ phản bác rằng tiền ăn còn chẳng đủ, lấy tiền đâu mà học hành thêm. Tuy nhiên, đối với việc học, kể cả phải đi vay để trang trải thì khoản chi này vẫn đáng để bỏ ra. Hãy tin rằng, chi phí này chắc chắn sẽ giúp bạn mở ra được cánh cửa mới rộng lớn hơn và lấy lại gấp bội so với những gì đã bỏ ra.
Sự thật, tri thức chính là nguồn vốn giúp chúng ta bước vào đời. Nếu mãi cứ hà tiện cho tri thức, bạn sẽ mãi mãi nghèo túng thôi.
Đầu tư cho bản thân là điều kiện an toàn nhất để quản lý tài chính. (Ảnh: Internet)
Tiêu tiền cho cha mẹ
Video đang HOT
Cha mẹ là người đã dùng cả đời để nuôi dưỡng chúng ta, vì vậy, chúng ta cũng nên dùng cả đời của mình để phụng dưỡng cha mẹ. Số tiền chi cho việc phụng dưỡng không giống như học phí, không ai đòi hỏi bạn phải trả. Tuy nhiên, số tiền dành ra đó là tình cảm, sự hiếu thuận và nó cũng thể hiện được bạn là người đã trưởng thành, có thể lo được cho những người quan trọng của cuộc đời mình.
Có thể nhiều người chưa đủ tài chính để có thể lo hết mọi thứ cho cha mẹ, nhưng hãy nghĩ xem, cha mẹ cũng đã rất khó khăn, thậm chí chấp nhận nợ nần để nuôi dưỡng chúng ta nên người. Vậy có lý gì chúng ta không khắc phục khó khăn để phụng dưỡng cha mẹ? Cho dù không giàu, bạn hãy lo cho cha mẹ tốt nhất trong khả năng tài chính của mình.
Tiêu tiền cho lòng hiếu thảo là đáng quý nhất. (Ảnh: Shutterstock)
Hãy nhớ rằng, khoản tiền hiếu kính cha mẹ nhất định không được tiết kiệm, kể cả bản thân chưa dư dả. Người không tiếc tiền cho cha mẹ là người có lòng biết ơn, có ơn tất báo. Thiên hạ nhìn vào sẽ biết nhân phẩm người đó như thế nào, sẽ thích làm bạn cũng như hợp tác làm ăn với người đó.
Tiêu tiền cho tình cảm
Hôn nhân mỹ mãn, gia đình hạnh phúc thì con người mới có tâm trạng tốt và động lực làm việc kiếm tiền, làm giàu. Khi đầu óc vui vẻ, thoải mái thì cơ hội thành công trong công việc cũng sẽ đến nhiều hơn.
Rất nhiều người nói, kết hôn sống với nhau bao nhiêu lâu rồi, cần gì lãng phí tiền cho mấy thứ linh tinh nữa? Nhưng đó thực sự là suy nghĩ sai lầm. Chính vì sống chung đã lâu nên mới càng cần nhiều sự quan tâm nhỏ nhặt như thế. Ở bên nhau rồi thì ngày lễ sẽ thành phù du? Bên nhau lâu rồi thì cho phép bỏ qua sự quan tâm? Đừng nghĩ vậy, bỏ một ít tiền ra đổi lại sự lãng mạn vui vẻ, hâm nóng lại tình cảm, cả gia đình sẽ cảm thấy hạnh phúc, khỏe khoắn, có thêm động thực để cố gắng, sáng tạo.
Tiêu tiền cho hạnh phúc là khởi nguồn của sự giàu có. (Ảnh: Internet)
Hãy tiêu tiền vào đúng người, đúng lúc và đúng chỗ. Người biết sắp xếp chi tiêu hợp lý, không xa hoa lãng phí cũng sẽ đảm bảo được chất lượng cuộc sống của cả gia đình. Gia đình hạnh phúc thì tiền bạc cũng sẽ về.
Khi còn trẻ, hãy suy nghĩ và chuẩn bị 'nếu mai này mình già đi'
Người già ở nước ta đang thật sự yếu thế, cô độc và lẻ loi trong nhịp sống ngày càng nhanh và vội hiện nay.
Đọc bài viết Cha mẹ lúc trẻ bớt "yêu" con, về già được tự do, hạnh phúc trên báo VietNamNet, tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến của tác giả và đặc biệt rất tâm đắc với lời nhắn gửi: "Hiếu thuận không phải là sống chung cùng nhau suốt đời, hay ở cạnh nhau về mặt địa lý. Hiếu thuận là khi đứa con luôn nghĩ đến niềm vui, sức khỏe của cha mẹ dù chúng có ở đâu đi chăng nữa".
Chữ hiếu trong đạo lý người Việt bao đời đã quàng lên vai con cái bổn phận chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ lúc về già. Đó là lẽ sống, niềm vui của biết bao thế hệ yêu thương, kính trọng và một lòng một dạ hiếu thảo với mẹ cha. Nhưng đó cũng là gánh nặng của không ít người xem việc nuôi dưỡng, chăm sóc người già là cực hình.
Đối với không ít người, cảnh cha mẹ nhớ nhớ quên quên chuyện ăn, ngủ, nghỉ cần được thông cảm lại hóa thành chuyện bực mình, bức xúc.
Công lao một đời hy sinh nuôi con nên vóc nên hình của cha mẹ bỗng hóa hư vô, còn lại đó là thực tại mỗi ngày phải đối diện với chuyện bực mình và nỗi bức xúc. Khi cha mẹ hóa thành "cái gai trong mắt" của con cái thì lời lẽ và hành động bạo hành xảy ra là lẽ tất nhiên.
Gương xấu về hành vi ngược đãi, bạo hành cha mẹ già yếu đầy ra đó. Vậy mà tấm lòng yêu thương và lặng thầm hy sinh của bậc sinh thành trao trọn cho con cái khó mà hao hụt. Bản thân tôi vẫn nguyện sống vì con, sống cho con và chưa bao giờ thấy chênh chao chuyện thương con ít lại một tí, cho con ít lại một tẹo để dành riêng cho mình lúc về già.
Và những người quanh tôi cũng thế, một lòng một dạ nuôi nấng, dạy dỗ con cái chẳng tiếc thứ gì. Đất đai nhà cửa chia đều cho con, tài sản tích cóp cũng dần dà dấm dúi cho con mỗi khi con cái làm ăn thất bại. Ngay cả tiền lương hưu cũng xén bớt gửi sang nuôi cháu. Rồi những ngày tháng tuổi già đáng lẽ an yên sau một thời thanh xuân vất vả nuôi con khôn lớn, dựng vợ gả chồng giờ lại quanh quẩn giữ cháu, chăm sóc cháu, đón đưa cháu tới trường...
"Vòng đời" của cha mẹ Việt chúng ta bao đời đã thế. Đổi lại những hy sinh lặng thầm ấy là nỗi chờ mong con cháu hiếu thuận, chăm sóc lúc cha mẹ về già.
Nhưng truyền thống gia đình hai, ba thế hệ của người Việt đang lung lay. Nhiều cặp vợ chồng trẻ cưới nhau xong lại rón rén đến quyết liệt đòi "ra riêng", bỏ mẹ cha già trong ngôi nhà trống huếch trống hoác. Chúng ta có thể giữ rịt con cháu trong ngôi nhà đó không? Tôi nghĩ là rất khó, nếu giữ được thì có lẽ cũng chẳng thể quản được ước vọng dắt díu nhau lập tổ ấm riêng lẻ luôn len lỏi trong suy nghĩ của bọn trẻ!
Thêm vào đó là những đổi thay trong nếp sống, nếp nghĩ của thế hệ trẻ giữa vô vàn biến động của cuộc sống hiện đại khiến hiếu đạo dần thay đổi. Nhiều người xem việc phụng dưỡng cha mẹ già chỉ đơn thuần là gửi ít tiền hàng tháng rồi bỏ mặc cha mẹ xoay sở với nỗi buồn hiu quạnh. Nhiều người thản nhiên mượn cớ nghèo, khổ, khốn khó để phân bua và so bì tị nạnh chuyện phụng dưỡng cha mẹ với anh em...
Người già ở nước ta đang thật sự yếu thế, cô độc và lẻ loi trong nhịp sống ngày càng nhanh và vội hiện nay. Chính vì vậy, kiến nghị của tác giả Văn Vĩnh rất đáng suy ngẫm: Cha mẹ lúc trẻ bớt yêu con, về già được tự do, hạnh phúc!
Nhưng để "đánh thức" bậc sinh thành thoát khỏi quan niệm hy sinh tất thảy cho con đã ăn sâu mọc rễ qua nhiều thế hệ, thiết nghĩ chúng ta cần phải có một chiến lược lâu dài nhằm đảm bảo an sinh cho người già. Đó là phải tăng cường các chế độ phúc lợi xã hội dành cho người cao tuổi, mở rộng và hoàn thiện hệ thống viện dưỡng lão, các dịch vụ chăm sóc người già...
Dù giàu hay nghèo, mỗi người cũng cần phải suy nghĩ nghiêm túc về cuộc sống lúc lẩn thẩn nhớ nhớ quên quên lúc về già của mình để mà chuẩn bị ngay từ lúc còn thanh xuân.
Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Làm thế nào để về già được sống tự do, hạnh phúc, bớt phụ thuộc con cháu? Hãy gửi cho chúng tôi suy nghĩ của bạn bằng cách viết vào phần bình luận phía cuối bài hoặc gửi về địa chỉ mail: bandoisong@vietnamnet.vn. Những ý kiến hay sẽ được biên tập và đăng tải trên mục Đời sống của báo. Trân trọng cảm ơn.
Cha mẹ lúc trẻ bớt 'yêu' con, về già được tự do, hạnh phúc Sự việc cô con gái ở Long An đánh đập mẹ già xôn xao báo chí mấy ngày qua chắc chắn là một hành vi đáng lên án cả về góc độ luật pháp lẫn đạo đức. Tuy nhiên, tôi cho rằng câu chuyện này cũng đặt ra một vấn đề khác trong văn hóa gia đình Việt. Lâu nay, người Việt luôn...