3 cách thay đổi thói quen tiêu hoang, giúp tiết kiệm vài trăm triệu mỗi năm
Có thu nhập khá cao nhưng chị Hoàng Ngọc Anh (Ba Đình, Hà Nội) luôn trong tình trạng “cháy túi” vì thói quen tiêu hoang của mình. Làm được bao nhiêu tiền, chị đều tiêu đến đồng tiền cuối cùng và hầu như không tiết kiệm được đồng nào.
Lúc mới kết hôn, chưa làm ra nhiều tiền, vợ chồng chị không tiết kiệm được mấy cũng là lẽ đương nhiên. Thế nhưng, với mức thu nhập khá cao của hai vợ chồng hiện giờ, chị cũng chẳng để ra được là bao.
Chị Ngọc Anh quan niệm, tiền làm ra phải để phục vụ cho cuộc sống. Mỗi tháng chị tốn hơn 10 triệu đồng để “nuôi” ô tô và người giúp việc, gần 20 triệu tiền học cho 2 con và các khoản sinh hoạt phí khác. Chưa kể, chị tốn cả trăm triệu tiền mua thẻ phòng tập theo năm, mua quần áo, giày dép hàng hiệu, mỹ phẩm chăm sóc da, massage…
Với cách tiêu này, chị gần như không có khoản phòng thân. Trong khi với thu nhập như chị, nhiều bạn bè đã tiết kiệm mua được nhà. Chị Ngọc Anh suy nghĩ rất nhiều và biết mình cần phải thay đổi cách chi tiêu.
Chị lên kế hoạch ngân sách cho gia đình bằng việc ghi chép lại những khoản đã chi tiêu. Chị tải một ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân trên máy tính và điện thoại di động để ghi lại tất cả hóa đơn và chi tiêu mỗi tháng.
Ảnh minh họa
Khi có thông tin tài chính trong tay, chị thấy mình đã quá hoang phí những khoản không cần thiết. Tiền học cho con, tiền ăn uống trong gia đình, tiền đối nội, đối ngoại, đó là những khoản bất di bất dịch chị không thể giảm. Chị thấy mình đang chi tiêu quá nhiều vào việc mua sắm, ăn uống, mua thẻ phòng tập, chăm sóc sắc đẹp…
Tiết kiệm không có nghĩa là chị cắt hẳn mà là giảm dần. Bởi, nhiều thứ chị mua vì theo phong trào nhưng lại cất một góc chứ không sử dụng.
Thay đổi thói quen sau 1 tháng, chị để được 8 triệu. Từ tháng thứ 2, thứ 3 chị tiết kiệm được nhiều hơn khi thói quen chi tiêu hợp lý đã đi vào guồng. Giờ đây, số dư tài khoản của chị mỗi năm tăng 200-300 triệu. Chị đặt mục tiêu dài hạn hơn như mua nhà, tích lũy cho tương lai.
Video đang HOT
Để thay đổi thói quen chi tiêu, kinh nghiệm của chị Ngọc Anh là:
- Lưu giữ cẩn thận các ghi chép về chi tiêu. Tạo một bảng tính, dùng một cuốn sổ, hay tải về một ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân trên máy tính hoặc điện thoại di động để ghi lại tất cả hóa đơn và chi tiêu mỗi tháng.
- Xem xét kĩ càng để tìm ra những vấn đề trong cách tiêu tiền. Có khoản nào cần giảm bớt không? Có khoản nào có thể tiết kiệm được không?
- Cộng tổng chi phí cả tháng hoặc cả năm của một loại khoản chi hàng ngày và thiết lập một mục tiêu tài chính cá nhân cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Theo phunuvietnam.vn
Giàu có là khi bạn có thể kiểm soát tiền bạc của mình, nếu không nó sẽ quay lại điều khiển cuộc sống của bạn
Những câu nói của cố vấn tài chính nổi tiếng Dave Ramsey sẽ giúp bạn biết cách kiểm soát tiền bạc và các khoản nợ theo cách khôn ngoan nhất.
Dave Ramsey là một cố vấn tài chính nổi tiếng, đặc biệt trong lĩnh vực kiểm soát tài chính và giải ngân các khoản nợ. Tất cả những lời khuyên, kinh nghiệm của ông đều bắt nguồn từ thực tế của chính bản thân khi mắc phải khoản nợ khổng lồ từ các dự án bất động sản ở tuổi 26, dù cho lúc ấy ông đã nắm trong tay hơn 1 triệu USD.
Sau khi bị mất tất cả, anh mới bắt đầu học mọi thứ về tiền bạc, bao gồm các kiểm soát nó chứ không để nó kiểm soát chính mình. Từ thành công trong quản lý tài chính, Dave quản lý tốt cuộc sống của mình và giúp cho rất nhiều người làm lại từ đầu bằng việc thoát khỏi nợ nần từ những lời khuyên tài chính.
Nếu bạn tò mò không biết anh ta đã khuyên những khách hàng của mình điều gì thì đây là 22 câu nói về tài chính cá nhân mà Dave Ramsey dành cho bạn:
1. "Nếu bạn muốn sống mà không để lại dấu ấn gì thì có thể sống đời vô nghĩa từ giờ".
2. "Bạn không thể thắng trong khi vẫn đang mang một gánh nợ. Hoàn toàn không thể".
3. "Hãy dành tiền lương vào những việc có ý nghĩa".
4. "Giàu có là khi bạn có thể kiểm soát tiền bạc của mình. Nếu không nó sẽ quay lại điều khiển bạn".
5. "Vì lợi ích của chính bạn, của gia đình và tương lai của bạn, hãy tập sống có nghị lực. Nếu gặp điều sai, đứng dậy và nhận trách nhiệm chứ đừng gục ngã".
6. "Thay đổi chưa bao giờ là dễ chịu. Rất ít người tìm thấy sự can đảm để thay đổi. Hầu hết mọi người sẽ không chịu thay đổi nếu nỗi đau của họ chưa vượt quá nỗi đau của sự thay đổi".
7. "Bạn phải thử đặt những bước chân vào nhịp sống của người giàu. Nếu bạn cảm thấy nó bình thường thì hãy rút chân về ngay. Bởi mục đích cuối cùng là cảm giác không bình thường, nếu bạn thấy ổn nghĩa là bạn sắp đối diện với nguy cơ phá sản rồi đấy".
8. "Aristotle từng nói: Để tránh những lời chỉ trích thì bạn đừng nói gì, đừng làm gì và cũng chẳng là gì cả".
9. "Kẻ thù của 'tốt nhất' không phải là 'tồi tệ nhất'. Kẻ thù thực sự của 'tốt nhất' là 'cũng tốt'".
10. Đừng đo lường sự giàu có bằng những gì bạn có. Hãy đo bằng những thứ bạn sẽ không mất tiền để có được".
11. "Tôi tin chỉ cần có kiến thức và tính kỷ luật, tất cả chúng ta đều có thể đạt được sự cân bằng tài chính".
12. "Một số người bị mắc kẹt bởi chính những suy nghĩ của mình và tự tẩy não rằng thẻ tín dụng cùng những khoản vay nợ là một phần tất yếu của cuộc sống này".
13. "Chẳng có con đường tắt nào để thoát khỏi nợ nần".
14. "Là cha mẹ, chúng ta thường dạy con cái những điều chúng ta có năng lực kiểm soát được. Đó chính là lý do tại sao rất nhiều phụ huynh không dạy con họ về tiền".
15. "Sau quá trình làm việc về tài chính cá nhân tôi rút ra một kết luận là: Nó không phải môn khoa học tên lửa. Sự thành công trong tài chính cá nhân đến từ 80% hành vi. Chỉ 20% còn lại mới là kiến thức".
16. "Không có gì sai khi muốn có những điều tốt đẹp. Nhưng nếu bạn cứ cố gắng mua những điều tốt đẹp để hạnh phúc thì điều đó sẽ không bao giờ đến đâu".
17. "Nợ nần và chìm dưới đáy chính là điều tồi tệ nhất nhưng cũng là việc tốt nhất từng xảy ra với tôi".
18. "Để đạt được điều gì đó chúng ta buộc phải kiên trì và kiên nhẫn. Nhưng nếu chỉ vì một bước đi sai mà dựa dẫm hoàn toàn vào thẻ tín dụng thì đó là một bước đi sai lầm".
19. "Hầu hết những thứ chúng ta mua là do ham muốn. Chúng ta biện minh đó là nhu cầu, nhưng thực chất đó chỉ là ham muốn mà thôi".
20. "Bạn sẽ chẳng bao giờ quyết rút một khoản lớn để trả nợ, trừ khi đó là để tránh bị tịch thu tài sản hay ngân hàng đòi nợ".
21. "Khi mọi người sợ hãi, họ không còn muốn cho đi nữa".
Theo guu.vn
Mẹ chồng muốn quản lý tiền bạc của con trai và con dâu, đây là cách cô làm khiến bà vội vã đưa trả Mẹ chồng tôi không hài lòng khi con trai đưa hết tiền cho tôi và ngỏ ý muốn là người quản lý tài chính trong gia đình. Tôi chẳng cãi lại, chỉ hành động thế này khiến bà dăm bữa vội vã đưa trả. Lấy Khánh về đã 2 năm, chúng tôi lương không cao mà mỗi tháng phải bỏ ra một số...