3 cách nấu lẩu cua đồng hải sản và hột vịt lộn thơm ngon dinh dưỡng
Vào những ngày có tiết trời se lạnh, được thưởng thức món lẩu nóng hổi cùng với gia đình, bạn bè trong những dịp cuối tuần thì còn gì bằng.
1. Lẩu cua đồng hải sản
Nguyên liệu làm Lẩu cua đồng hải sản
Cua đồng 500 gr
Ghẹ 2 con
Mực ống 400 gr
Nghêu 300 gr
Tôm sú 300 gr
Cá chẽm phi lê 250 gr
Thanh cua 100 gr
Xương ống heo 500 gr
Xương gà 500 gr
Khế chua 200 gr
Cà chua 200 gr
Đậu hũ non 4 miếng
Hành tím 20 gr
Hành lá 5 gr
Sả 2 nhánh
Gừng 1/2 củ
Tỏi 10 gr
Mắm tôm 210 gr
Bún tươi 1 kg
Nước mắm 1 muỗng canh
Dầu điều 1 muỗng canh
Gia vị 1 ít (hạt nêm/ đường/ muối) Dầu ăn 2 muỗng canh
Cách chọn mua hải sản tươi ngon
Cách chọn mua tôm tươi ngon
Chọn mua tôm có vỏ bóng, thân tôm chắc chắn, phần đầu cứng gắn chặt với mình tôm, chân tôm gắn chặt vào thân, thịt tôm săn chắc
Tránh chọn mua những con tôm chảy nhớt hay những con tôm có chân đã bị chuyển sang màu đen vì đây chính là dấu hiệu cho thấy chúng không còn tươi.Không mua tôm có phần đuôi xòe ra, lỏng lẻo, mất vây đuôi và không xếp gọn vào nhau.
Cách chọn mua mực tươi ngon
Màu sắc: Nên lựa mực có màu nâu sậm và bề mặt thân sáng bóng.Độ săn chắc: Mực tươi sẽ có độ đàn hồi cao và săn chắc.
Bạn dùng ngón tay ấn thử vào thân mực, nếu là mực tươi thì thân mực sẽ trở lại trạng thái ban đầu.Mắt mực: Mắt mực tươi có màu trắng trong sáng bóng, bạn có thể nhìn được cả phần ngươi đối với mực tươi.
Râu mực: Để phân biệt mực tươi bằng râu mực bạn hãy để ý xúc tu ở chân râu mực. Nếu xúc tu bám ở chân râu càng nhiều thì chắc chắn rằng mực của bạn rất tươi đấy.
Cách chọn mua ngao (nghêu) tươi ngon
Chọn những con có vỏ cứng, ngậm chặt miệng, cầm nặng tay. Nếu ngao có mùi hôi thối, cầm nhẹ tênh, dùng tay tách ra dễ dàng là ngao đã chết.
Đối với những con ngao há miệng, nếu bạn chạm tay vào mà chúng ngậm miệng lại thì chứng tỏ nó còn sống và là ngao còn tươi.
Cách chọn mua ghẹ tươi ngon
Ghẹ đực là ghẹ có yếm nhỏ giống hình chữ Y và khít với thân. Ghẹ đực thường rất nhiều thịt.Ghẹ cái là ghẹ có yếm to, thuôn tròn. Ghẹ cái là ghẹ có rất nhiều gạch.
Nên chọn ghẹ cầm vừa tay, nặng ghẹ sẽ ngon, chắc thịt và tươi.Không nên mua ghẹ quá to, ghẹ càng to không đồng nghĩa với việc ghẹ sẽ ngon.Nên mua ghẹ còn sống, chân khớp linh hoạt, gai sắc nhọn.
Dụng cụ thực hiện
Máy xay sinh tố, nồi, chén, rây lọc,…
Cách chế biến Lẩu cua đồng hải sản
1
Sơ chế cua
Cua mua về ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 10 phút cho sạch bùn đất, rồi rửa lại với nước sạch. Vớt hết cua ra, tách mai và bỏ đi phần yếm, phần gạch cho vào chén để riêng.
Cho tất cả cua vào cối giã nhuyễn hoặc cho vào máy xay nhuyễn với 1 ít nước, lưu ý nên thêm vào 1 ít muối để gạch cua đông lại khi nấu. Lọc lại qua rây cho thật sạch, chỉ giữ lại phần nước và loại bỏ phần xác cua.
2
Sơ chế các nguyên liệu khác
Mực rửa sạch, dùng dao khứa các đường ca rô lên mực, rồi cắt khúc khoảng 2 – 3cm. Với tôm sú, bạn rửa sơ qua nước sạch, để ráo, rồi bỏ đầu, bóc vỏ và loại bỏ chỉ tôm bằng cách khứa dọc theo sống lưng tôm để lấy chỉ ra.
Cá chẽm cắt khúc vừa ăn. Kế đến trụng sơ các loại hải sản khoảng 4 – 5 phút.
Cà chua cắt múi cau, bỏ hạt. Khế rửa sạch, gọt phần xơ trên mỗi cạnh khế rồi lật ngang và cắt thành hình ngôi sao dày khoảng 1cm. Hành lá cắt khúc.
Video đang HOT
Gừng, hành tím gọt vỏ, cắt lát mỏng. Tỏi đập dập. Sả cắt khúc, đập dập.
Xương rửa sạch với nước muối loãng và chặt khúc to để hầm. Tương tự với xương gà bạn cũng chặt khúc. Chần sơ xương heo và xương gà với nước sôi, cho thêm một ít hành lá, gừng để khử mùi tanh, chần khoảng 5 – 7 phút, vớt xương ra ngâm trong thau nước đá.
Mách nhỏ:
Bạn nên rửa thật sạch với nước muối loãng hoặc rửa với giấm trước khi đem trụng để loại bỏ hoàn toàn chất bẩn trong xương. Vì nếu không làm sạch thì khi luộc chất bẩn sẽ bám chặt vào xương làm cho nước lẩu không được ngon, ngọt.
3
Xào thịt cua và chiên đậu hũ
Bắc chảo lên bếp, cho vào chảo 1 muỗng canh dầu ăn. Cho tiếp một ít hành lá, sả, hành tím, tỏi vào phi thơm ở lửa vừa. Kế đến cho hết phần gạch cua, thêm 1 muỗng canh dầu điều vào chảo, đảo đều đến khi gạch cua sệt lại thì tắt bếp.
Sử dụng một cái chảo khác, cho dầu ngập chảo. Dầu bắt đầu nóng thì cho từ từ đậu hũ vào, đảo đều trên lửa vừa đến khi đậu hũ vàng đều 2 mặt thì vớt ra, tắt bếp.
Tương tự với phần cà chua, bạn cũng cho vào chảo 1 muỗng canh dầu ăn, phi thơm hành lá, hành tím, tỏi với lửa vừa. Sau đó cho cà chua, khế vào xào, đảo đều khoảng 10 phút là được nhé.
4
Nấu nước lẩu
Bắc một cái nồi lớn lên bếp để chuẩn bị cho nước lẩu. Cho vào nồi 1 lít nước, bỏ xương vào trong nồi, ninh ở lửa vừa trong khoảng 1 – 2 tiếng để nước dùng ngon, ngọt.
Sau đó, bạn vớt xương ống heo, xương gà ra ngoài, cho tiếp nước lọc cua và gạch cua xào nồi, khuấy đều. Dùng muỗng vớt riêu cua ra tô để riêng.
Kế đến cho rau củ xào, ghẹ vào nồi. Nêm thêm 1/2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh nước mắm, khuấy đều. Về phần mắm tôm, bạn có thể nêm theo khẩu vị gia đình sao cho phù hợp nhé .
Cuối cùng cho lần lượt hải sản vào, đun sôi thêm khoảng 5 – 7 phút ở lửa nhỏ, tắt bếp. Rồi cắt nhỏ hành lá rắc lên trên mặt, cho thêm đậu hũ chiên vào nồi lẩu là đã hoàn thành rồi.
5
Thành phẩm
Nồi lẩu nóng hổi, nước dùng ngọt thanh, được nêm nếm vừa phải. Hải sản tươi, chắc thịt kết hợp với vị béo của gạch cua khiến nhiều người phải mê mẩn bởi độ ngon của nó đấy nhé.
2. Lẩu cua đồng hải sản miền Tây
Nguyên liệu làm Lẩu cua đồng hải sản miền Tây
Cua đồng 1 kg
Chả cá sống 300 gr
Giò sống 200 gr
Thịt bò 200 gr
Nghêu 500 gr
Tôm 300 gr
Cà chua 3 trái
Mướp 2 trái
Rau nhúng lẩu 1 ít (mồng tơi/ hành lá/ hoa so đũa)
Nấm rơm 100 gr
Nấm bào ngư 100 gr
Ớt cắt nhỏ 1 trái
Hành tím cắt nhỏ 2 củ
Hành phi 20 gr
Bánh đa cua 300 gr
Dầu ăn 1 muỗng canh
Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ bột ngọt/ đường)
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua thịt bò ngon
Nên chọn mua những miếng thịt bò có màu đỏ tươi, nhìn không quá mịn, phần mỡ thịt có màu vàng nhạt.Ngoài ra, bạn cũng nên chọn những miếng thịt khi dùng tay ấn vào có độ đàn hồi tốt, không bị nhảy nhớt hay xuất hiện mùi hôi khó chịu
.Tránh mua thịt có màu tái xanh, có mùi hôi bất thường hoặc bị nhão, xuất hiện những đốm trắng trên thớ thịt vì đó là thịt đã để lâu, khi ăn sẽ không được đảm bảo.
Cách chọn mua giò sống ngon
Bạn chọn mua những phần giò sống còn được đóng gói một cách chắc chắn, cẩn thận và kín khí để đảm bảo giò sống được sạch, an toàn, không có bụi bẩn.Vì là sản phẩm đóng gói, bạn cần chú ý hạn sử dụng, nơi sản xuất tin cậy, phần giò sống bên trong phải có màu hồng nhạt đều màu, mềm mịn
Cách chế biến Lẩu cua đồng hải sản miền Tây
1
Chuẩn bị các loại rau
Mướp bạn gọt bỏ vỏ rửa sạch rồi cắt miếng vừa ăn. Các loại rau ăn lẩu rửa sạch để ráo, cà chua rửa sạch cắt múi cau. Nấm rơm và nấm bào ngư cắt bỏ gốc rửa sạch.
2
Chuẩn bị các nguyên liệu khác
Cua rửa sạch tách lấy phần gạch để riêng, phần thịt cua mang đi xay nhuyễn. Cho thịt cua vào thau thêm khoảng 2 lít nước vào khuấy đều rồi từ từ lọc bỏ phần xác cua.
Cho chả cá vào tô, thêm giò sống trộn đều rồi vo viên. Tôm cắt bỏ râu rửa sạch, nghêu ngâm cho sạch cát rửa sạch, thịt bò cắt miếng mỏng vừa ăn.
3
Sốt cà chua với gạch cua
Bắc chảo lên bếp sau đó cho vào 1 muỗng canh dầu ăn rồi cho hành tím vào phi thơm. Tiếp theo bạn cho cà chua và gạch cua vào thêm 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường và 1/3 muỗng cà phê bột ngọt xào trên lửa vừa khoảng 3 – 4 phút thì tắt bếp.
4
Nấu lẩu
Bắc nồi nước lọc thịt cua lên bếp nấu ở lửa vừa cho sôi, sau đó vớt phần váng cua nổi lên trên bề mặt ra tô. Tiếp theo bạn cho phần gạch cua đã xào với cà chua vào nồi nước cua, nêm nếm lại cho vừa ăn là được bạn nha.
5
Hoàn thành
Bạn cho chả cá, nghêu, tôm, thịt bò vào nồi nước lẩu riêu cua, đợi nước sôi thì cho các loại nấm và mướp vào nấu sôi. Cuối cùng cho các loại rau vào đợi rau rau chín, thêm ít hành phi và ớt cắt vào là có thể thưởng thức.
6
Thành phẩm
Lẩu cua đồng hải sản miền Tây nóng hổi mùi thơm nồng. Nước lẩu cua đồng kết hợp với hải sản vô cùng ngọt thanh.
Ăn kèm bánh đa cua và các loại rau làm cho món lẩu thêm phần hấp dẫn. Vào những ngày mưa quây quần bên gia đình thưởng thức lẩu cua đồng hải sản vô cùng thơm ngon nhé!
3. Lẩu cua đồng hột vịt lộn
Nguyên liệu làm Lẩu cua đồng hột vịt lộn
Cua đồng 500 gr
Hột vịt lộn 10 quả
Cà rốt 1 củ
Mì 4 gói
Hành tây 1 củ
Rau ăn kèm 50 gr (bông bí/ rau cải)
Ớt sa tế 2 muỗng cà phê
Tỏi 1/2 củ
Dầu ăn 1 muỗng canh
Gia vị 1 ít (muối/ đường/ hạt nêm) Nước mắm 2 muỗng canh
Hình nguyên liệu
Dụng cụ thực hiện
Máy xay sinh tố, nồi, chén, rây lọc,…
Cách chế biến Lẩu cua đồng hột vịt lộn
1
Sơ chế cua đồng
Cua đồng mua về rửa sạch, tách mai và bỏ đi phần yếm, phần gạch cho vào chén để riêng.
Cho tất cả cua vào cối giã nhuyễn hoặc cho vào máy xay nhuyễn với 1 ít nước. Lọc lại qua rây cho thật sạch, chỉ giữ lại phần nước và loại bỏ phần xác cua. Kết quả thu được là khoảng 1 – 1.5 lít nước cua xay là được nhé. Nếu chưa đủ bạn có thể cho thêm một ít nước vào.
Bắc nồi lên bếp, đổ hết nước lọc cua vào nồi, đun sôi ở lửa vừa. Khi thấy riêu cua nổi lên trên thì dùng muỗng vớt hết riêu cua cho ra tô để riêng.
Mách bạn: Để riêu cua khi nấu được dai, đông lại thì khi giã nhuyễn bạn cho thêm một ít muối vào, trộn đều.
2
Sơ chế các nguyên liệu khác
Hành tây lột vỏ, cắt làm tư. Với cà rốt bạn cũng gọt vỏ, cắt thành các khoanh nhỏ vừa ăn.
Tỏi lột vỏ, cắt lát mỏng. Sau đó, bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo. Dầu bắt đầu nóng thì cho tỏi vào, đảo đều tay ở lửa nhỏ đến khi tỏi giòn, vàng đều thì vớt ra dĩa.
3
Nấu lẩu
Cho hết hành tây và cà rốt vào nồi nước cua đang nấu. Ninh ở lửa nhỏ trong khoảng 1 tiếng để nước lẩu có độ ngọt.
Sau đó, nêm nếm lại nước lẩu với 3 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh hạt nêm, khuấy đều. Tăng lên lửa vừa, nấu đến khi nước trong nồi sôi, vớt bỏ bọt trắng để nước lẩu được trong. Cho thêm 2 muỗng cà phê ớt sa tế và tỏi phi vào để tạo độ cay, giúp giảm mùi tanh.
Cuối cùng cho đập hột vịt lộn cho vào nồi, nấu cho trứng chín thì cho thêm rau cải, bông bí, gạch cua vào nồi, nấu thêm 5 – 10 phút nữa thì tắt bếp.
Mách bạn: Bạn có thể luộc hột vịt lộn trước, rồi mới cho vào lẩu nấu cùng thì sẽ khử bớt được mùi tanh.
4
Thành phẩm
Lẩu cua đồng với vị cay nồng của sa tế, vị ngọt thanh từ rau củ thêm chút béo bùi từ gạch cua, ăn kèm với hột vịt lộn chắc chắn sẽ khiến gia đình bạn thích mê.
Cách nấu canh riêu cua ngon
Canh riêu cua có thể ăn cùng cơm hay bún đều rất ngon, canh nổi vị ngọt của cua, vị chua của mẻ, dọc tạo cảm giác đưa cơm cho người thưởng thức, hãy cùng thực hiện món canh riêu cua theo công thức hướng dẫn dưới đây bạn nhé.
Nguyên liệu:
- Cua đồng 500g
- Mỡ phần 15g
- Khế chua 1 quả
- Mắm tôm 1 thìa con
- Mẻ 1 thìa canh
- Rau thơm 2 mớ
- Cà chua 100g
- Dọc xanh 1 quả
- Hành hoa 100g
- Nước mắm, muốỉ vừa đủ
- Rau mùi 1 mớ
- Xà lách 200g
Cách làm:
Cua cho vào nước lạnh bỏ vào ít muối khuấy và rửa sạch. Xé bỏ mai, mồm, yếm, đem giã nhỏ, cho nước lạnh vào, lọc lấy nước cua, gạn bỏ bã (làm như vậy khoảng 2-3 lần). Dùng tăm gảy lấy gạch vàng ở mai cua để riêng.
Cà chua bổ đôi, vảy bỏ hạt, thái miếng. Quả dọc nướng chín, bóc bỏ vỏ.
Khế chua rửa sạch, cắt bỏ rìa cạnh, bổ thành miếng dài theo chiểu dọc của quả. Mẻ và mắm tôm nghiền nhỏ lọc lấy nước. Mỡ phần rửa sạch, băm nhỏ. Hành hoa rửa sạch, băm nhỏ củ.
Phi thơm hành mỡ chưng gạch cua lấy màu để riêng. Cho tiếp khế và cà chua vào đảo qua, để riêng.
Cho mắm tôm, muôi vào nước cua lọc, khuấy đều đun sôi. Khi váng thịt cua nổi lên, vớt ra để riêng. Cho dọc, khế, nước mẻ, cà chua vào đun chín rồi cho thịt cua vào. Nêm vừa nước mắm, muối, khi nào ăn mỏi dầm khế và dọc. Cho màu đã chưng vào. Ăn nóng kèm rau sống, rau thơm.
Yêu cầu:
Nước canh trong, màu hơi hồng nhạt. Thịt cua nổi thành váng chắc, không nát, vị chua dịu vừa ăn.
2 cách nấu lẩu gân bò thuốc bắc và măng cay thơm ngon bổ dưỡng Những ngày mưa lạnh thì còn gì tuyệt hơn là cùng gia đình, bạn bè thưởng thức món lẩu nóng hổi, thơm ngon, hấp dẫn. Vào bếp học ngay 2 cách nấu lẩu gân bò thuốc bắc và măng cay đơn giản, bổ dưỡng cho ngày mưa thêm ấm áp ngay nhé! 1. Lẩu gân bò thuốc bắc Nguyên liệu làm Lẩu gân...