3 cách nấu giăm bông bằng nồi nấu chậm không sợ bị khô
Dùng nồi nấu chậm có thể làm được giăm bông ngon, bạn đã biết điều này chưa? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về 3 cách làm giăm bông ngon bằng nồi nấu chậm, nhất là không sợ bị khô nhé!
Giăm bông nếu làm quá khô, ăn sẽ mất ngon và hầu như không ai thích điều này. Giờ đây, bạn có thể dùng nồi nấu chậm để nấu giăm bông để không bị khô theo 3 cách sẽ bật mí ngay sau đây:
1. Luộc
Đầu tiên, bạn có thể nghĩ đến việc làm giăm bông bằng cách luộc nóng với những bước sau:
Bước 1: Loại bỏ mỡ và da từ miếng thịt làm giăm bông
Nếu bạn mua miếng thịt có lớp da phía ngoài, thì hãy dùng dao lạng đi lớp da cùng với lớp mỡ, để lộ ra phần thịt nạc bên trong.
Bước 2: Cho thịt vào nồi nấu chậm
Bạn đặt miếng thịt (đã được sơ chế ở bước 1) vào bên trong nồi nấu chậm.
Bước 3: Đổ 1 cốc nước vào bên trong nồi
Sau khi đặt miếng thịt vào nồi, bạn đổ thêm 1 cốc nước lã. Tùy theo công thức và bí kíp riêng của mỗi người, bạn có thể thay nước lã bằng loại nước khác, như nước hầm xương gà, nước ép dứa, nước táo, soda gừng hoặc Coca-Cola.
Mục đích của việc làm này là để tạo hương vị riêng, độc đáo cho miếng giăm bông của bạn.
Bước 4: Nấu thịt trong nồi từ 3 – 6 tiếng
Khi đã cho tất cả nguyên liệu vào bên trong nồi, bạn hãy đậy nắp và cài đặt ở chế độ nấu thấp.
Bước 5: Thử hương vị
Khoảng 1 tiếng trước khi thịt được nấu xong, bạn nên dừng máy, mở nắp ra để nếm thử hương vị. Bạn chỉ cần lấy muỗng, múc phần nước thịt ở dưới đáy nồi là được. Đồng thời, nếu hương vị ổn, thì bạn nên rưới phần nước này lên phía trên bề mặt thịt trước khi đóng nắp lại.
Video đang HOT
Bước 6: Kiểm tra nhiệt độ
Song song với bước 5, bạn nên dùng nhiệt kế (đo thực phẩm) cắm vào chỗ phần thịt nhiều nhất (thường ở giữa) để đo nhiệt độ của thịt khi được nấu trong nồi.
Hãy đảm bảo thịt đang ở nhiệt độ 60 độ C là phù hợp nhất. Nếu nhiệt độ của thịt chưa đến 60 độ C, thì bạn hãy tiếp tục nấu. Còn nếu đo nhiệt độ lớn hơn 60 độ C thì nên tắt máy, để tránh thịt không bị quá chín và bị khô.
2. Nướng khô
Ngoài cách làm trên, bạn có thể làm giăm bông theo cách nướng khô như sau:
Bước 1: Khứa thịt
Bạn dùng dao khứa trên mình thịt theo hình kim cương, với độ sâu khoảng 0.5 cm, sẽ giúp gia vị thấm đều và sâu vào bên trong thịt hơn.
Bước 2: Tạo hỗn hợp gia vị ướp
Tùy theo công thức riêng của mỗi người, bạn có thể tham khảo gia vị ướp như sau:
Si-rô nâu Maple (Maple Brown Sugar): 1 cốc đường nâu đen 1/2 cốc si-rô cây phong lá đỏ nguyên chất.Nước ép dứa: 3/4 cốc nước ép dứa 1 chén đường nâu 1/3 chén mù tạt 1/3 chén mù tạt làm từ ngũ cốc nguyên hạt.Mật ong, mù tạt: 1/2 chén đường nâu 1/2 chén mật ong 2 muỗng canh mù tạt 1/4 muỗng cà phê hành tỏi băm.
Bước 3: Làm lỏng hỗn hợp gia vị ướp thịt
Bạn có thể làm cho hỗn hợp lỏng hơn, bằng cách đun nóng trên chảo với lửa nhỏ. Khi làm nóng trên bếp, bạn nên dùng muỗng khuấy đều hỗn hợp.
Bước 4: Phết hỗn hợp gia vị lên thịt
Bạn có thể phết hỗn hợp gia vị này lên thịt trước khoảng 30 phút khi giăm bông được nấu xong, hoặc phết trước khi bạn bắt đầu nấu giăm bông trong nồi nấu chậm.
Bước 5: Đặt miếng thịt giăm bông dưới thịt gà
Nghe có vẻ lạ! Cách làm này sẽ không để miếng thịt giăm bông bị cháy hoặc bị quá khô khi nấu trong nồi nấu chậm, đồng thời giúp gia vị được thấm đều bề mặt thịt.
Nghĩa là bạn đặt miếng thịt gà mỏng (được làm sạch và không cần ướp) phủ lên phía trên miếng thịt làm giăm bông, trong vòng 5 – 7 phút trong nồi nấu chậm.
3. Xử lý thịt giăm bông với nhiều kích cỡ
Tùy theo miếng thịt làm giăm bông ra sao, mà bạn có cách xử lý khác nhau. Điện máy XANH sẽ gợi ý cho bạn 2 cách sau:
Cách 1: Đậy nắp nồi bằng giấy bạc
Nếu miếng thịt làm giăm bông quá lớn khi đặt vào nồi nấu chậm, bạn có thể dùng giấy bạc, để phủ kín toàn bộ phần nắp bên ngoài bị hở. Vì giấy bạc giữ nhiệt rất tốt.
Bạn nên giấy bạc ấn ở ở góc cạnh nắp nồi, để cho hơi không bị thoát ra ngoài.
Hãy cẩn thận khi sờ hoặc tháo giấy bạc, vì hơi nước có thể đã tích tụ dưới giấy bạc, gây phỏng cho bạn.
Cách 2: Cắt thịt với kích thước nhỏ hơn
Đối với miếng thịt làm giăm bông quá lớn, bạn có thể nghĩ đến việc cắt nhỏ bớt lại nhưng phải đảm bảo để vừa đủ trong nồi. Đồng thời cũng đừng nên quá nhỏ, sẽ làm mất đi hình dạng của miếng giăm bông.
Nếu dùng thịt làm giăm bông không xương, bạn có thể cắt thịt theo bất kì kích thước nào mà bạn thấy hợp lý.
Nếu dùng phần thịt có dính xương, thì bạn nên cắt song song phần thịt phía trên xương, để lạng ra phần thịt.
Bạn có thể hâm lại thịt giăm bông, bằng cách:
Cắt lát miếng giăm bông có kích thước vừa phải, cho vào chảo có thêm chút nước, rồi đun nóng, nhằm loại bỏ bớt một phần muối có trong thịt giăm bông (tùy loại giăm bông có mặn hay không?).Cắt giăm bông vừa ăn, hâm nóng trong lò vi sóng.
Ngoài ra, bạn có thể cho thịt giăm bông được cắt lát vào trực tiếp vào các món súp, trứng ốp la và một số món ăn (tùy vào công thức chế biến) để thưởng thức thịt giăm bông.
Tô bún chả Huế thơm mùi khói trong quán nhỏ Sài Gòn
Trong quán nhỏ đã tồn tại gần 20 năm, nồi nước hầm xương được nấu trên bếp củi khiến tô bún thơm mùi khói bếp.
Có mặt tại vỉa hè đường số 12 quận 8, TP HCM từ gần 20 năm trước, sau đó dời về đường Tạ Quang Bửu, quán bún chả của một đầu bếp người Huế là một trong số ít ỏi những quán ăn tại Sài Gòn đến nay vẫn nấu bằng bếp củi.
Người không để tâm đến việc chế biến sẽ không thể biết tại sao tô bún ở đây lại có mùi khói đặc trưng, song với cô chủ thì gần 20 năm nay, chính việc đun bằng củi đã giúp tô bún giữ được nét riêng.
Không chỉ dùng củi hầm xương, món chả tôm, chả heo và huyết heo cũng được đun trên bếp củi. Cách làm này khiến viên chả, ngoài vị ngọt còn có mùi thơm rất lạ.
Gần giống với bún bò Huế nhưng nước lèo chan vào tô bún chả Huế không nấu bằng xương bò mà hầm từ xương heo và đủ loại gia vị, trong đó, mắm ruốc là thứ không thể thiếu.
Chủ quán không dùng bún sợi to như thường thấy ở các quán bún bò Huế bình thường mà dùng loại bún tươi sợi nhỏ.
Hành tây được xem là thứ không thể thiếu với món bún chả Huế. Hành tây được cho vào sau cùng. Sợi hành phải còn sống mới tỏa được mùi thơm hòa quyện với mùi khói bếp khi ăn.
Rau sống ăn kèm gồm hoa chuối bào thành sợi, giá đậu xanh, xà lách, quế, húng cây, ngò rí.
Bún chả Huế sẽ không tròn vị nếu thiếu sa tế. Loại sa tế được làm từ sả bằm và ớt khô cho vị cay và thơm nồng. Chỉ cần cho chút ớt sa tế vào tô bún, người ăn đã có thể hít hà, vừa ăn vừa lau mồ hôi.
Sẽ ngon hơn nếu tô bún thơm mùi khói bếp được vắt thêm ít chanh, ít nước mắm để cân vị. Người thích ăn giò heo thì gọi thêm, ai không ăn giò thì tô bún 35.000 đồng sẽ có chả tôm, chả heo. Loại chả được làm theo công thức của người Huế, vừa ngọt thơm vừa có vị cay cay. Quán đông khách buổi sáng, không bán đêm.
Năm mới rồi thôi đừng trà sữa nữa, món này ngon hơn nhiều mà uống vào vừa khỏe người lại đẹp da! Để giải ngán cho ngày Tết mà lại giúp cơ thể được thư giãn thì bạn hãy làm ngay sữa thạch dứa thơm mát này nhé! Chuẩn bị nguyên liệu 1. Nước ép dứa 500ml (hoặc 2 hộp nước dứa) 2. Bột thạch 20g 3. Sữa tươi 200ml Nước ép dứa có vị chua thanh, thơm ngon, rất thích hợp để giải nhiệt...