3 cách làm thịt heo rừng hấp sả gừng, tía tô và nước dừa ngon đậm đà
Thịt heo rừng hấp sả gừng, tía tô và nước dừa là món ăn dân dã, dễ làm nhưng hương vị lại thơm ngon vô cùng. Hôm nay, hãy vào bếp và thực hiện ngay cách làm 3 món hấp này cho gia đình cùng thưởng thức nhé!
Nguyên liệu làm Heo rừng hấp sả gừng
Heo rừng 1 kg
Gừng 1 củ
Sả 5 nhánh
Muối 1 ít
Hình nguyên liệu
Dụng cụ thực hiện
Xửng hấp, dao, chén, đĩa, thớt…
Cách chế biến Heo rừng hấp sả gừng
1
Sơ chế thịt heo rừng
Để thịt heo được sạch thì khi sơ chế bạn ngâm thịt với nước muối loãng trong khoảng 5 – 10 phút sau đó cạo sạch lông còn sót, chần qua nước sôi 2 – 3 phút và rửa lại với nước sạch rồi để ráo.
2
Sơ chế các nguyên liệu khác
Gừng bạn rửa sạch, cạo bỏ vỏ rồi cắt lát. Sả bạn đập dập, cắt khúc.
3
Hấp thịt heo rừng
Bạn bắc nồi nước lên bếp mở lửa lớn, khi nước sôi thì cho thịt heo rừng lên xửng hấp, thêm sả và gừng rồi đậy nắp, hấp trong 30 phút là thịt chín.
Mách bạn:
Nếu nhà bạn không có xửng hấp, bạn có thể dùng tô sứ đặt ở dưới lòng nồi, rồi cho dĩa thịt heo lên trên sao cho nước không ngập lên tới dĩa là được.Để kiểm tra thịt chín, bạn có thể dùng que nhọn xiên vào thịt, nếu thấy không chảy ra nước máu đỏ là thịt đã chín.
4
Thành phẩm
Bạn cắt thịt heo rừng thành từng miếng vừa ăn và chấm kèm nước mắm gừng để thưởng thức.
Thịt heo chắc, dai và ngọt thịt, da giòn sần sận và rất thơm mùi gừng và sả, ăn vào sẽ thấy vô cùng ngon miệng.
2. Heo rừng hấp tía tô
Video đang HOT
Nguyên liệu làm Heo rừng hấp tía tô
Heo rừng 1 kg
Tía tô 200 gr
Sả 7 nhánh
Gừng 1 củ
Ớt 3 quả
Hành tây 1/2 củ
Gia vị thông dụng 1 ít (Muối/đường/ bột ngọt/ hạt nêm)
Cách chọn mua lá tía tô tươi ngon
Bạn chọn lá tía tô màu tím hoặc màu xanh tím, mới hái nhìn tươi mới, có mùi thơm thoang thoảng đặc trưng.Không nên chọn những lá bị dập nát, bị héo và có mùi lạ.
Dụng cụ thực hiện
Xửng hấp, dao, chén, đĩa, thớt…
Cách chế biến Heo rừng hấp tía tô
1
Sơ chế nguyên liệu
Để thịt heo rừng được sạch, khi mua về bạn xát với 1 muỗng canh muối sau đó cạo sạch lông còn sót, rửa lại với nước sạch rồi để ráo, cắt miếng nhỏ vừa ăn.
Sả 1 nửa cắt lát, 1 nửa bạn băm nhỏ. Gừng bạn rửa sạch, gọt bỏ vỏ, cắt lát.
3 trái ớt bạn băm nhỏ 2 trái, giữ lại 1 trái để cắt lát.
Tía tô nhặt bỏ phần lá già, rửa sạch, để ráo. Hành tây cắt múi cau.
2
Ướp thịt heo rừng
Ướp thịt heo rừng với 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh hạt nêm, toàn bộ phần sả đã sơ chế, gừng cắt lát và 2 quả ớt băm.
Bạn trộn đều và ướp 30 phút cho thịt heo rừng thấm gia vị.
3
Hấp thịt heo rừng
Bạn bắc xửng hấp lên bếp mở lửa vừa và cho vào 1 lít nước. Khi nước sôi, cho đĩa thịt heo rừng vào, đậy nắp và hấp trong 1 tiếng.
Thịt heo rừng đã chín, bạn lấy ra và chuẩn bị 1 cái xửng hấp khác. Lót 1 nửa phần lá tía tô vào xửng, vớt thịt heo rừng từ đĩa cho lên, cắt nhỏ 1 nửa phần lá tía tô còn lại lên trên cùng hành tây và 1 quả ớt cắt lát.
Tiếp tục mở lửa vừa hấp thêm 10 phút nữa là thưởng thức được rồi.
Mách bạn: Khi hấp heo rừng xong lần 1, bạn có thể dùng phần nước tiết ra này để chan vào cơm, bún hoặc ăn kèm với thịt heo rừng sẽ rất ngon đấy.
4
Thành phẩm
Thịt heo rừng khi hấp xong sẽ có mùi thơm hấp dẫn của sả và lá tía tô. Thịt heo thấm gia vị và ăn rất ngọt thịt, da heo thì giòn sừn sựt khi chấm với chao đảm bảo sẽ gây nghiền đó.
Nguyên liệu làm Heo rừng hấp nước dừa
Heo rừng 1 kg
Dừa xiêm 1 quả
Mía lau 200 gr
Sả 3 nhánh
Gia vị thông dụng 1 ít (Muối/đường/hạt nêm/tiêu)
Hình nguyên liệu
Dụng cụ thực hiện
Xửng hấp, dao, chén, đĩa, thớt…
Cách chế biến Heo rừng hấp nước dừa
1
Sơ chế nguyên liệu
Để thịt heo rừng được sạch, khi mua về bạn xát với 1 muỗng canh muối sau đó cạo sạch lông còn xót, rửa lại với nước sạch rồi để ráo.
Bạn ướp thịt heo với 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê đường, 1 ít muối, dùng tay xoa đều cho gia vị thấm vào thịt.
Mía lau rửa sạch, gọt bỏ vỏ, cắt khúc vừa ăn rồi chẻ làm 4. Sả rửa sạch, cắt lát.
Dừa chặt ra lấy nước (hoặc bạn có thể nhờ người bán lấy nước giùm).
2
Cột thịt heo rừng
Bạn cuộn tròn miếng thịt lại, dùng chỉ hoặc dây bó thật chặt miếng thịt thành khối.
Lưu ý: Không nên dùng dây nilong để bó thịt vì sẽ làm ảnh hưởng đến hương vị cũng như không tốt cho sức khỏe. Bạn có thể dùng nan tre sẽ rất tốt.
3
Hấp thịt heo rừng
Bắc nồi lên bếp, lót mía lau và sả đập dập ở dưới nồi, cho thịt heo lên và đổ nước dừa vào, rắc đều 1 muỗng cà phê tiêu lên miếng thịt, mở lửa vừa, đậy nắp và hấp trong 1 tiếng là thịt chín.
Khi đủ thời gian, bạn tắt bếp và cho thịt nguội khoảng 15 phút, cắt bỏ dây buộc và cắt thịt thành miếng vừa ăn. Vậy là có thể thưởng thức món ăn rồi.
4
Thành phẩm
Thịt heo rừng hấp nước dừa với tạo hình trông bắt mắt, thịt mềm ngọt, da giòn giòn, thấm gia vị và có mùi thơm của mía lau, sả rất hấp dẫn.
Để món ăn thêm ngon miệng, bạn có thể ăn kèm với 1 ít rau sống và nước mắm tỏi.
4 bước làm trà tía tô chanh sả tăng sức đề kháng, giải nhiệt cho cơ thể
Kết hợp hài hòa những loại thảo mộc gia vị quen thuộc như lá tía tô, sả, gừng, chanh, mật ong, bạn có thể pha chế thành món trà thanh nhiệt, tăng sức đề kháng cho cả gia đình.
Trong y học cổ truyền, tía tô là vị thuốc được xếp vào loại kích thích ra mồ hôi. Nước sắc và chiết xuất lá tía tô có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo. Các loại gia vị, thảo mộc như củ sả, gừng tươi, chanh, mật ong cũng được xếp là những loại kháng sinh tự nhiên, giúp bổ sung vitamin cho cơ thể.
Từ những nguyên liệu quen thuộc trong mỗi gia đình, chuyên gia pha chế Văn Lê (Hà Nội) đã kết hợp thành món trà tía tô giúp giải nhiệt, tăng sức đề kháng.
Cách làm trà tía tô
Nguyên liệu làm trà tía tô:
- 15 ngọn tía tô tươi (tương đương 35-40gr). Nên chọn loại tía tô đỏ, ngọn dài khoảng 20cm
- 3 củ sả tươi
- 7gr gừng tươi
- 1 quả chanh xanh hoặc chanh vàng
- Mật ong nguyên chất
- 1,2l nước sạch
Nguyên liệu làm trà tía tô là các loại thảo mộc, gia vị quen thuộc trong mỗi gia đình
Cách làm trà tía tô:
- Tía tô rửa sạch.
- Củ sả rửa sạch, đập dập, cắt thành từng đoạn dài khoảng 5cm.
- Gừng tươi rửa sạch, thái mỏng.
- Cho tía tô, sả, gừng, nước vào xoong inox đun sôi. Sau đó đun lửa trong vòng 10 phút. Tắt bếp, mở hé vung.
- Hãm trà trong khoảng 20 phút, sau đó lọc lấy phần nước, bỏ phần bã đi.
- Rót trà tía tô vào bình thủy tinh, cho mật ong vào khi trà tía tô còn ấm (khoảng 50- 60 độ), khuấy đều, điều chỉnh đô ngọt tùy theo khẩu vị. Tuy nhiên, để tốt nhất, bạn nên sử dụng 40ml mật ong.
Sau khi đun sôi, đun hỗn hợp nhỏ lửa trong khoảng 10 phút
Cách thưởng thức trà tía tô:
- Nên uống trà tía tô khi còn ấm (nhiệt độ bằng với ở nhiệt độ cơ thể hoặc dưới 40 độ. Không nên uống trà quá lạnh.
- Rót trà tía tô ra cốc. Cho thêm vài lát chanh tươi thái mỏng vào, khuấy đều và thưởng thức.
- Nên nấu trà tía tô để uống trà trong ngày. Nếu chưa sử dụng ngay, có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Thêm một chút nước cốt chanh vào trà, trà tía tô sẽ có màu hồng đep mắt. Nên nấu và sử dụng trà tía tô trong ngày.
Lưu ý: Bạn nên chọn và sử dụng các nguyên liệu sạch, không có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật hay các loại hóa chất để làm trà. Nếu không có thời gian chuẩn bị các nguyên liệu tươi, có thể sử dụng các loại nguyên liệu như lá tía tô, gừng, sả... đã được sấy khô, hãm như hãm trà và sử dụng.
Chân vịt tưởng chỉ da bọc xương không ngờ làm cách này ngon hơn thịt Món ăn này chắc chắn ông chồng nào cũng thích mê bởi vị ngon đậm đà khó cưỡng, nhất là khi nhâm nhi cùng với vài lon bia. Nguyên liệu: Chân vịt, bột nêm, măng chua, tía tô, gừng, tỏi, tiêu, ớt, hoa hồi, lá nguyệt quế, quế, nước tương, dầu hào, rượu nấu ăn, muối, dầu ăn, váng đậu. Cách thực hiện:...