3 cách hóa giải mâu thuẫn dù vợ chồng cãi vã kịch liệt đến thế nào
Vợ chồng chung sống lâu dài thì làm sao mà không có cãi vã, nhưng giải quyết chuyện đó ra sao cũng là vấn đề.
Nhà văn Balzac từng viết: “Vợ chồng có thể duy trì một gia đình hạnh phúc bằng cách biết và hiểu nhau rồi bao dung và yêu thương nhau”.
Vợ chồng dù có ở bên nhau bao lâu thì suy cho cùng họ cũng là hai cá thể độc lập. Dù quan điểm có phù hợp đến đâu thì cũng có lúc cả hai bất đồng, tranh chấp với đủ những vấn đề.
Không cãi nhau không có nghĩa là mối quan hệ giữa cả hai tốt đẹp. Cãi nhau không phải là khủng hoảng hôn nhân, cãi vã không đáng sợ như bạn tưởng tượng. Đáng sợ là sau khi cãi nhau, tình hình quan hệ trở nên nặng nề và trầm trọng hơn.
Bởi vậy, cách giải quyết vấn đề khi cãi vã và sau khi cãi cọ xong xuôi rất quan trọng. Dưới đây là những cách hóa giải vấn đề khi cãi cọ cho các cặp vợ chồng, dù có căng thẳng ra sao cũng giải quyết được.
1. Cố gắng bình tĩnh và không được chiến tranh lạnh
Dù là chuyện lứa đôi hay quan hệ vợ chồng, có một từ xuất hiện khá thường xuyên và gây ảnh hưởng mạnh đến tình cảm, đó chính là bạo lực lạnh.
Khi họ có chuyện xảy ra, thay vì nói với nhau để giải quyết đến cùng thì chỉ làm bùng lên vấn đề và sau đó im lặng. Họ cho rằng điều ấy sẽ khiến vợ chồng không xích mích nữa. Tuy nhiên họ không nghĩ đến cảnh sự im lặng ấy sẽ tạo thành một dấu chấm lửng, hai bên vẫn căng thẳng với nhau, chuyện gì cũng treo lơ lửng và không được giải quyết. Hai vợ chồng sẽ trở nên mệt mỏi vô cùng.
Bởi vậy, sau một cuộc cãi vã, hãy bình tĩnh xử lý để tránh tổn hại thêm từ chuyện đó và đương nhiên, đừng sử dụng đến phương thức bạo lực lạnh.
Video đang HOT
Bạo lực lạnh biến hình thức đối đầu của xung đột gia đình từ hành hạ thể chất cấp thấp sang áp bức tinh thần cấp cao, đồng thời biến đổi từ đối đầu thể xác thành đối đầu tâm lý. Nó như một khối u trong mối quan hệ vợ chồng vậy, có thể không gây t.ử v.ong nhưng nỗi đau sau đó lại khôn tả.
Ảnh minh họa.
2. Hãy quan tâm đến nhau và đừng đổ lỗi mù quáng
Sự tha thứ trong mối quan hệ là một chất bôi trơn cho tình cảm của cả hai. Khi đối mặt với vấn đề khác biệt, hãy cố gắng hiểu nhau, giảm bớt lời buộc tội để giúp quan hệ hòa hoãn hơn.
Con người không thể thoát khỏi chuyện đưa ra hành động sai trái. Nhiều người từng kể rằng mỗi khi xảy ra tranh chấp, vợ của họ điên cuồng lật lại những câu chuyện cũ, thậm chí có những chuyện từ 10-20 năm trước vẫn lôi ra để nói lại. Điều đó khiến cho tâm lý người chồng ảnh hưởng nghiêm trọng, cuộc cãi vã không thể đi đến hồi kết.
Bởi vậy khi cãi vã, thay vì nhắc lại chuyện xích mích cũ thì hãy quan tâm nhau nhiều hơn và đừng đổ lỗi cho đối phương một cách mù quáng.
Ngoài việc giảm bớt chuyện nhắc lại thì cũng nên có thái độ tích cực cầu hòa để rút ngắn thời gian nguội lạnh trong cuộc cãi vã, giúp hàn gắn mối quan hệ càng sớm càng tốt.
Vợ chồng nhiều lần cãi nhau thì cuối cùng đôi khi vấn đề chỉ nằm ở thái độ. Bởi vậy, sau khi tranh cãi vã nóng giận, bạn hãy bình tĩnh lại, có thể lùi lại một bước, không đổ lỗi nữa mà quan tâm đến đối phương hơn, chủ động hóa giải vấn đề.
Ảnh minh họa.
3. Tiến hành giao tiếp với nhau
Trên thực tế, nhiều cặp vợ chồng cứ “đào bới” chuyện cũ trong khi cãi vã bởi nỗi đau do chuyện cũ chưa nguôi mà chuyện mới lại đã tới.
Bởi vậy, nếu muốn thực sự giảm bớt thiệt hại do mâu thuẫn gây ra thì tốt nhất bạn hãy biết cách trải lòng với nhau. Hai vợ chồng nên để đối phương thấy rõ cảm xúc và suy nghĩ của mình. Sau đó cả hai cùng bình tĩnh, suy ngẫm lại. Sự chuyện trò, giao tiếp và trao đổi sẽ giúp cả hai có cái nhìn khách quan hơn.
Trong tâm lý học, có một phương pháp để thu hẹp khoảng cách giữa con người với nhau gọi là “tự thú”. Phương pháp này đề cao sự chân thành và thẳng thắn trong giao tiếp giữa con người với nhau.
Vợ chồng quan tâm nhau thì mới có thể nghĩ cho nhau, cùng quản lý, chia sẻ mới hiểu được ưu và khuyết điểm của đối phương và loại bỏ tác hại do cãi vã gây ra.
Đến nhà bạn trai, tôi sửng sốt khi biết anh đang chăm sóc 2 đứa nhỏ
Thấy bạn trai tôi về, hai đứa nhỏ chạy ào từ trong nhà ra, ôm lấy anh trong sự kinh ngạc của tôi.
Ảnh minh họa
Cùng là dân tỉnh lẻ, lại cùng ở chung dãy nhà trọ nên tôi và Ái nhanh chóng kết thân với nhau. Chúng tôi quan tâm đến nhau từ những việc nhỏ nhất. Mỗi bữa cơm, tôi đều nấu sẵn rồi mang qua phòng cho anh. Còn anh sẽ giúp tôi sửa điện, nước hay khiêng những vật nặng. Cứ thế, tình yêu đến với chúng tôi một cách bình dị, tự nhiên, không cần tỏ tình, không cần hoa hồng hay nến thơm.
Hiện tại, tôi và Ái đã sống chung với nhau để tiết kiệm chi phí thuê phòng. Mỗi tháng, tôi sẽ gửi về cho bố mẹ 2 triệu, còn lại thì chi tiêu cho cuộc sống riêng. Ái sẽ góp cho tôi 5 triệu. Với số tiền chung của cả hai, tôi cũng tiết kiệm được một ít và đều thông báo rõ ràng cho bạn trai. Chúng tôi còn vạch ra nhiều kế hoạch cho tương lai.
Tháng này, tôi thấy cơ thể có những dấu hiệu khác lạ nên đi khám và phát hiện mình có thai. Ái mừng lắm. Anh đưa tôi về ra mắt gia đình, định chuyện cưới hỏi cho kịp trước khi bụng tôi to ra.
Đến nhà bạn trai, bỗng có hai đứa trẻ ào ra từ trong nhà, ôm chầm lấy anh. Anh cũng ôm chúng, hôn từng đứa và đưa bánh kẹo cho cả hai. Đến lúc này, tôi mới biết lý do anh mua bánh kẹo thật nhiều.
Thấy tôi ngạc nhiên, Ái vội giải thích hai đứa bé là con của em trai anh. Em ấy ly hôn vợ rồi buồn đời nên bỏ đi làm ăn xa, để hai đứa bé ở quê cho ông bà nội chăm sóc. Hàng tháng, anh cũng gửi 5 triệu về cho bố mẹ, phụ tiền chăm sóc ăn uống, học hành cho tụi nhỏ.
Tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Hóa ra, mỗi tháng bạn trai đều gửi về cho gia đình gần nửa tiền lương. Trong khi hai đứa bé là con của em trai nhưng Ái lại chăm sóc, thương yêu chẳng khác gì con ruột. Không hiểu sao, tôi bỗng dâng lên cảm xúc lẫn lộn. Tôi vừa thương hai đứa bé vừa cảm thấy tương lai rất chênh vênh.
Dù bạn trai nói nếu cưới, anh sẽ giảm tiền cho hai cháu để còn lo cho gia đình nhỏ nhưng tôi vẫn băn khoăn lắm. Giảm tiền cho hai bé thì gánh nặng sẽ đè lên vai của bố mẹ anh. Mà gửi 5 triệu/tháng thì gia đình tôi sẽ không đủ chi phí sinh hoạt, nhất là khi có con nhỏ. Phải làm cách nào để giải quyết việc này đây?
Hạnh phúc gia đình trong quan niệm của người trẻ Gia đình là tê bào của xã hôi, gia đình hạnh phúc là môt trong những yêu tô quan trọng đê giúp môi người có được hạnh phúc thực sự. Hạnh phúc gia đình đối với mỗi người sẽ được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau. Ảnh minh họa Hạnh phúc gia đình là khi mọi thành viên đều quan tâm nhau...