3 cách giải quyết khi vợ chồng mâu thuẫn
Đừng bao giờ mặc định đàn ông là người phải xuống nước sau mọi cuộc tranh cãi.
Tính cách của mỗi người khác nhau, cách giáo dục họ được tiếp nhận cũng khác. Bởi vậy sau khi kết hôn, các cặp vợ chồng vẫn thường xuyên xuất hiện cãi vã. Hai người sống cùng nhau, đương nhiên sẽ có những vấn đề khúc mắc với đối phương. Chẳng có vợ chồng nào sống bền bỉ nhiều năm mà chưa một lần tranh cãi.
Nhiều khi cãi nhau phụ nữ rất nóng nảy, đôi khi có thể thoải mái nói ra từ ly hôn. Tuy nhiên, đó là một phương pháp cực sai. Từ đó không thể nói bâng quơ được, biết đâu nó mang đến nỗi đau rất lớn để đến sau này chính bạn sẽ phải hối hận.
Bởi vậy, dù gặp bất hòa trong tình cảm, phụ nữ thông minh cũng chưa từng dùng đến những câu nói gây tổn thương đó. Họ sẽ giải quyết mâu thuẫn nhẹ nhàng theo những cách thức như sau.
1. Thể hiện sự chủ động của bản thân trong việc hòa giải
Khi hai người có mâu thuẫn, tốt nhất là bạn đừng nên to tiếng. Sau đó, bạn nên có một thời gian học cách bình tĩnh lại. Đừng nói những câu gây tổn thương nhau. Khi đã bình tĩnh rồi, bạn hãy nghĩ đến chuyện chủ động hòa giải, chủ động bày tỏ quan điểm của bản thân.
Suy cho cùng, đừng vì một cuộc cãi vã mà biến mâu thuẫn thành không thể nào cứu vãn được. Bạn nên nghĩ đến thời gian yêu nhau, nghĩ tới các khoảnh khắc hạnh phúc của mình với đối phương mà bắt tay vào hành động.
Thường thì các ông chồng khó cưỡng lại được sự xuống nước của vợ. Bởi vậy, nhiều phụ nữ thông minh biết cách làm nũng, từ đó hóa giải vấn đề dần dần.
Nhiều phụ nữ cho rằng xuống nước hoặc chủ động xin lỗi sẽ thật sự mất mặt. Tuy nhiên đối với mối quan hệ hôn nhân, đừng coi ai hơn ai. Đừng bao giờ có ý nghĩ chờ đợi đối phương đến để làm hòa. Nếu như hai bên đều có suy nghĩ đó thì mối quan hệ sẽ bị đóng băng.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
2. Không giấu giếm cảm xúc nhưng cẩn trọng với lời nói
Khi tình cảm vợ chồng không hòa hợp, phụ nữ thông minh sẽ chỉ nói đến vấn đề đang xảy ra chứ không bao giờ đề cập đến chuyện ly hôn hay những bức xúc dồn lại từ trước đó. Bạn nên biết rằng, sẽ nguy hiểm đến nhường nào nếu như việc có bức xúc, mâu thuẫn hay bất mãn gì cũng im lặng rồi đến lúc xả ra. Lúc đó sự thất vọng hoặc cơn giận dữ sẽ lớn vô cùng, đôi khi ảnh hưởng đến sự bền chặt của mối quan hệ.
Bởi vậy, đừng bao giờ giấu giếm cảm xúc hay những suy nghĩ, cảm nhận và điều không hài lòng của bạn trong cuộc hôn nhân. Kể cả khi vấn đề đó có thể thổi bùng lên một cuộc cãi vã, bạn cũng hãy nói ra để hai vợ chồng cùng giải quyết. Đôi khi, lời nói của bạn là một tấm gương để chồng nhìn nhận lại. Anh ấy sẽ rất vui lòng nếu bạn trao cho anh ấy quyền được xem xét lại bản thân cũng như xem xét lại mối quan hệ của cả hai.
Bởi vậy, đừng bao giờ dồn nén mâu thuẫn để bùng nổ cùng 1 lúc. Hôn nhân không phải nói đến là đến hay nói đi là đi. Phụ nữ thông minh hiểu điều đó nên họ thường giải quyết từng chuyện một. Giải quyết xong sẽ cho qua chứ không “tích tiểu thành đại” gây tổn hại đến tình cảm của cả hai.
Ảnh minh họa.
3. Tận dụng cơ hội để xây dựng lại mối quan hệ hôn nhân
Sau một cuộc cãi vã hay tranh chấp, đương nhiên mối quan hệ cũng sẽ có đôi chút sứt mẻ. Với mâu thuẫn, chỉ cần không liên quan đến việc chung thủy hay liên quan đến gia đình mẹ đẻ của nhau thì đều là chuyện dễ giải quyết.
Phụ nữ thông minh sau đó sẽ biết cách để xây dựng lại mối quan hệ với chồng mình. Họ hiểu rằng đàn ông cũng cần hơi ấm và sự quan tâm sâu sắc.
Có thể cô ấy sẽ đề nghị một buổi hẹn hò lãng mạn ở nơi đầu tiên gặp mặt hoặc tặng cho chồng một món quà mà anh ấy ao ước từ lâu. Việc xây dựng lại tình cảm vợ chồng đâu chỉ có đàn ông mới thực hiện hay chủ động. Phụ nữ thông minh sẽ chẳng so đo, họ hiểu hơn ai hết rằng nếu cứ thử thách tình cảm của cả hai thì có thể mối quan hệ sẽ tổn thương và khó hòa hợp lại.
Người ta nói vợ chồng đầu giường mâu thuẫn, cuối giường làm hòa. Bởi vậy nếu xảy ra vấn đề tranh cãi hay xích mích, đừng ai cự nự rằng ai nên xuống nước trước để làm lành với nhau. Phụ nữ thông minh biết cách chủ động và khéo léo trong cư xử. Và hơn hết, các bạn cũng phải cẩn trọng trong lời nói để tránh gây tổn thương sâu sắc khó cứu vãn.
Khi bạn thấy mình luôn thiếu thời gian, làm ngay 2 điều này
Sử dụng thời gian có chủ ý hơn và coi trọng thời gian chất lượng, bạn sẽ học được cách sử dụng thời gian hiệu quả hơn để cải thiện sức khỏe tổng thể và dành nhiều thời gian hơn cho những gì thực sự quan trọng, đáng ưu tiên.
Mọi người có xu hướng coi trọng các nguồn lực vật chất hay tiền bạc hơn là các nguồn lực liên quan đến thời gian. Đó là bởi tài nguyên thời gian là vô hình, khác với tài nguyên vật chất và nó khiến con người khó định lượng rằng thời gian quý giá như thế nào trong cuộc sống của mình.
Vẻ đẹp của thời gian là tất cả chúng ta, dù giàu hay nghèo, đều có 24 giờ mỗi ngày. Bằng cách sử dụng thời gian có chủ đích hơn và ưu tiên thời gian chất lượng trong cuộc sống của mình, bạn sẽ ngừng lãng phí và "có thêm" nhiều thời gian hơn, không còn cảm giác luôn vội vàng, thiếu thốn thời gian nữa.
1. Hãy có chủ đích với thời gian của bạn
Cuộc sống này là 1001 những trách nhiệm chúng ta phải gánh trên vai và những điều phiền nhiễu quanh đó. Khi bạn không nhận thức được thời gian của mình đang trôi đi đâu, bạn có thể trở thành nạn nhân của việc liên tục cảm thấy thiếu thời gian.
Quyết định của bạn về những gì bạn làm hoặc không làm sẽ ảnh hưởng đến lượng thời gian bạn có trong một ngày. Bạn có thể nghĩ rằng những việc mình đang dành thời gian làm mỗi ngày đều là rất cần thiết nhưng khi nhìn một cách kỹ hơn, bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận ra lượng thời gian không nhỏ đang bị lãng phí mỗi ngày.
Ví dụ: Bạn có phải là người có thói quen lấy điện thoại ra để lướt mạng xã hội cập nhật tình hình? Việc kiểm tra điện thoại của bạn trong 5-10 phút lúc này hay lúc kia có vẻ vô hại nhưng điều này hoàn toàn có thể khiến bạn lãng phí cả tiếng đồng hồ mỗi ngày chỉ để kiểm tra điện thoại của mình. Nhớ rằng, mỗi phút đều quý giá và thời gian lãng phí mỗi ngày có thể tăng lên nhanh chóng nếu bạn không nhận thức được điều này.
Để có chủ ý hơn với thời gian của mình và giảm lượng thời gian lãng phí, điều quan trọng là bạn cần có trách nhiệm với thời gian của mình. Cách bạn chịu trách nhiệm còn phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân của bạn. Một số phương pháp có thể giúp bạn sử dụng thời gian có chủ đích hơn như:
- Lập kế hoạch và sắp xếp thời gian: Cân nhắc lập kế hoạch cho các ưu tiên trong ngày của bạn vào đêm hôm trước hoặc buổi sáng sau khi ngủ dậy. Bạn có thể chia nhỏ theo các mốc thời gian để biết giới hạn mình cần hoàn thành nhiệm vụ.
- Thoát khỏi sự xao nhãng: Việc mất tập trung thực sự khiến bạn tốn rất nhiều thời gian. Hãy xem những yếu tố khiến bạn mất tập trung là gì (đó có thể là điện thoại hay bất cứ thứ gì khác) và cố gắng tránh xa những yếu tố đó. Đây là cách để bạn ngừng lãng phí thời gian quý báu.
2. Biến thời gian chất lượng thành giá trị đích thực trong cuộc sống của bạn
Dù không muốn, chúng ta đều phải công nhận sự thật rằng mọi người đều có một khoảng thời gian hữu hạn trên Trái đất này. Dù giàu hay nghèo, dù có địa vị hay không, chúng ta đều có giống nhau là 24 giờ một ngày, 365 ngày một năm.
Để tận dụng tối đa thời gian của mình, bạn phải coi trọng khoảng thời gian chất lượng. Cách bạn dành thời gian cho ai đó hoặc hành động thực sự quan trọng hơn lượng thời gian bạn bỏ ra. Ví dụ, nếu bạn dành hàng giờ cho gia đình nhưng tất cả những gì bạn làm trong khoảng thời gian đó là lo lắng và suy nghĩ về công việc.
Một số cách có thể giúp bạn sử dụng thời gian chất lượng hơn:
- Rèn luyện bản thân để tập trung hơn vào việc đang làm và yêu thương bản thân mình hơn thay vì để điều này ảnh hưởng đến điều khác. Ví dụ, khi bạn dành thời gian cho gia đình, hãy tập trung vào hiện tại thay vì tập trung suy nghĩ và sự chú ý vào công việc hay bất kỳ thứ gì khác.
- Thiền có thể là một cách tuyệt vời để rèn luyện bộ não của bạn sống trong từng khoảnh khắc.
- Suy ngẫm: Suy nghĩ kỹ lưỡng và cẩn trọng về những gì chúng ta đã làm, đã học được hoặc đã trải nghiệm trong quá khứ giúp chúng ta hiểu thêm về bản thân mình, biết cuộc sống của mình đang đi về đâu để đưa ra quyết định liệu có cần thiết có sự điều chỉnh. Bạn có thể thực hành suy ngẫm thông qua việc viết nhật ký.
Tất cả chúng ta đều có 24 giờ giống nhau mỗi ngày những gì bạn làm với thời gian của mình là hoàn toàn tùy thuộc vào bạn. Những người liên tục lãng phí thời gian, không coi trọng thời gian có thể dễ dàng đưa ra những lời bào chữa như "Tôi không có đủ thời gian" để biện minh hay viện cớ cho việc họ không dành nhiều thời gian hơn cho những điều có giá trị, đáng được ưu tiên.
Nếu bạn cảm thấy mình thiếu thời gian, điều đó không có nghĩa là bạn đang chậm một nhịp. Hãy sử dụng thời gian có chủ ý hơn và coi trọng thời gian chất lượng, bạn sẽ học được cách sử dụng thời gian hiệu quả hơn để cải thiện sức khỏe tổng thể và dành nhiều thời gian hơn cho những gì thực sự quan trọng, đáng ưu tiên.
Đối mặt với sự phản bội, nếu phụ nữ làm được điều này sẽ là cách "trả thù" tốt nhất dành cho người đàn ông Suy cho cùng, khi đối mặt với sự phản bội, người phụ nữ làm những việc này mới là cách "trả thù" tốt nhất dành cho đàn ông. Nhiều phụ nữ không thể từ bỏ kể cả khi phát hiện ra người đàn ông đã phản bội mình. Họ không thể chấp nhận sự thật rằng người đàn ông đã hứa sẽ yêu...