3 bước đơn giản của con trai khiến ông bố phải bỏ điện thoại xuống và chơi cùng, cư dân mạng gật gù: Đáng học hỏi!
Cậu bé này đã sử dụng phương pháp “có một không hai” của mình để giải quyết mâu thuẫn gia đình.
Có một số ông bố sau khi tan ca về nhà chỉ dán mắt vào điện thoại. Trong khi cả một ngày dài bố mẹ đi làm, con đi học, sau bữa tối lũ trẻ lại tiếp tục ôn bài cho đến giờ đi ngủ, nên khoảng thời gian cả gia đình sinh hoạt cùng nhau là rất ngắn, chỉ vỏn vẹn vài tiếng đồng hồ.
Vì mải điện thoại, bố mẹ phớt lờ câu chuyện của con, hoặc nghe một cách thờ ơ, trả lời qua loa cho xong chuyện. Tệ hơn, có người còn cáu gắt, khó chịu với con mình nếu bị chúng làm phiền. Có người quẳng cho con một thiết bị điện tử để chúng chịu ngồi yên.
Cũng trong hoàn cảnh như vậy, một cậu bé mặc bỉm ở Trung Quốc mới đây lại có cách khiến bố bỏ điện thoại xuống vô cùng hiệu quả. Theo người mẹ chia sẻ, khi chị đang bận rộn nấu ăn trong bếp, anh chồng ngồi trên sofa và cầm điện thoại chơi game. Chị đã hét lên vài lần nhờ đi phơi đồ và trông con nhưng anh này vẫn ngồi im tại chỗ. ” Đứa trẻ đã cố thu hút sự chú ý nhưng bố nó vẫn không mảy may để ý” , chị vợ nói.
Sau đó, em bé bất ngờ dẫm lên vai bố từng bước rồi đặt cả chiếc mông mang bỉm ngồi trên đầu bố. Đến lúc này, người bố bắt buộc phải đặt điện thoại sang một bên để ôm con vì đôi mắt không thể nhìn thấy gì cả.
“Nếu không phải là em bé, chưa chắc anh ta đã rời xa chiếc điện thoại. Chiêu này dạy con sử dụng được” , một người bình luận.
Cha mẹ nghiện điện thoại, con dễ hư
Việc bỏ bê gia đình để cắm mặt vào điện thoại suốt ngày không khác gì “bạo hành lạnh”.
Kết quả là những đứa trẻ sẽ dễ hờn dỗi, cáu kỉnh, giận dữ, nghịch ngợm và nhanh chán. Chúng sẽ cảm thấy cần phải hành động nhiều hơn để lôi kéo sự chú ý hoặc mày mò tìm kiếm điều mà chúng không thể nhận được từ cha mẹ mình.
Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ huynh sử dụng tivi, máy tính, máy tính bảng và điện thoại trung bình 9 tiếng một ngày. Trong đó, 1/3 thời gian là dành cho điện thoại, và thường là trong các hoạt động gia đình như bữa ăn, giờ chơi và trước khi ngủ. Các chuyên gia tại Đại học Michigan và Đại học bang Illinois, Mỹ cho biết đây là những khoảng thời gian quan trọng, góp phần hình thành cảm xúc và kỹ năng xã hội ở trẻ.
Theo thời gian, con sẽ không muốn giao tiếp với bố mẹ và càng ngày mối quan hệ cha – con, mẹ – con càng xa lánh. Các con cũng trở nên cô đơn và tự kỷ hơn so với các bạn. Một nguy cơ khác xấu hơn là con cái có thể trở thành một người nghiện điện thoại như bố mẹ mình.
Bỏ điện thoại xuống và ôm con đi
Nhiều cha mẹ thường phàn nàn rằng thời nay con trẻ khó dạy, sống chỉ biết hưởng thụ, không có lý tưởng… Và người lớn cũng thường đổ lỗi cho nhà trường, cho xã hội hoặc cho chính con mình mà không hề nghĩ rằng họ mới chính là người quyết định trong việc giáo dục con mình.
Trước đây có một cậu bé đã “lên án” cha mình chơi điện thoại, cậu bé viết trong bài tập làm văn: “Cha đã không còn là cha của con nữa, ông ấy là cha của chiếc điện thoại”.
Phụ huynh thông minh sẽ không vừa lướt điện thoại, vừa đòi hỏi con cái phải học hành chăm chỉ. Họ hiểu được ưu và nhược điểm của điện thoại di động, biết tự kiểm soát bản thân và chỉ dạy con cái.
Vì vậy, xin đừng ngồi bên cạnh xem tivi khi con đang đọc sách, làm bài tập; cũng đừng vừa kiểm bài cho con vừa chốc chốc liếc nhìn điện thoại. Cho dù bạn thật sự cần phải sử dụng điện thoại, hãy cố gắng sử dụng ở những nơi con cái không nhìn thấy.
Bạn không thể suốt ngày giữ thói xấu ôm điện thoại giải trí nhưng lại bắt con cái chăm chỉ học hành. Nên nhớ, cha mẹ là tấm gương để con cái soi mình, và mạng xã hội là ảo, nhưng những xa cách, rạn nứt, đổ vỡ mà nó tạo ra trong các gia đình, trong các mối quan hệ thân thiết là hoàn toàn có thật.
Giúp vợ trông 2 con cùng lúc mà vẫn thảnh thơi, ông bố trẻ bị vợ chê lười, còn dân mạng lại cứ tấm tắc khen
Mặc dù phải trông 2 đứa trẻ đang trong độ tuổi hiếu động song ông bố đã sáng tạo ra cách để vừa hoàn thành nhiệm vụ vợ giao mà vẫn có thể thảnh thơi chơi game.
Cuộc sống của một người mẹ có con nhỏ lúc nào cũng tất bật, luôn chân luôn tay hết việc này đến việc khác, chỉ mong một ngày có 48 tiếng thì mới xuể. Chính vì vậy mà người mẹ luôn mong muốn được san sẻ công việc với ông xã, vừa để chồng có thể thấu hiểu những vất vả của vợ, vừa giúp những người mẹ có chút thời gian được nghỉ ngơi sau những ngày tất tả từ sáng đến tối.
Thực tế, các bố trông con rất giỏi, không cần chăm chăm vào việc giữ con như các mẹ đâu. Thậm chí, bố còn vừa trông con vừa làm việc hay chơi game, các con thì lại rất ngoan, không khóc lóc mà cũng chẳng cần bố quát tháo gì. Vì sao lại vậy nhỉ? Và lời giải đáp sẽ có ngay ở dưới đây thôi.
Ông chồng bị vợ bắt quả tang vừa trông con vừa chơi game.
Chị Đinh Thị Thu Huyền (26 tuổi, Hà Nội) kể, vì phải chạy xuống siêu thị mua rau nên chị Huyền có nhờ ông xã trông giúp hai con nhỏ, một bé 3 tuổi và một bé mới 8 tháng tuổi.
Yên tâm vì có chồng trông con nhưng đến khi trở về nhà, chị Huyền ngớ người với cảnh tượng trước mặt. Con gái lớn của chị nằm ngoan trên võng ăn bánh còn con trai út thì ngồi trên ghế ăn dặm (loại có bánh xe) và được buộc vào robot hút bụi để chiếc máy này kéo bé đi khắp nhà.
Choáng nhất là ông xã của chị Huyền, anh dùng một chân để đưa võng cho con và thảnh thơi ôm ipad "cày" game. Hành động của ông xã khiến chị Huyền vừa bực vừa buồn cười, còn anh thấy tiếng vợ về thì lập tức ngồi dậy, cười "hề hề" nhìn vợ đầy ngượng ngùng.
Kịp chụp lại những khoảnh khắc trông con cực độc của chồng, chị Huyền đem lên mạng kể cho mọi người đồng thời "tố" chồng lười. Tuy nhiên, trái lại với lời "tố" của chị, cư dân mạng lại thi nhau khen anh nhà. Thứ nhất là vì mọi người đánh giá những cách anh nghĩ ra để trông con là rất thông minh, sáng tạo. Thứ hai là phản ứng vội vàng ngồi dậy, cười xòa của anh khi bị vợ phát hiện cũng rất dễ thương, hài hước.
Ông xã của chị Huyền phải trông 2 con nhưng vẫn có thể thảnh thơi chơi game, thật là bái phục.
Robot hút bụi thay bố đưa cậu út đi chơi khắp nhà.
Ngoài ra, nhiều bà mẹ thì tiết lộ, chuyện tương tự vẫn diễn ra như cơm bữa ở nhà mình mỗi khi có việc phải nhờ chồng trông con.
Trò chuyện thêm với chị Huyền, chị cho biết thấy cảnh tượng kể trên chị chỉ biết lắc đầu ngao ngán. Nhưng vì ông xã của chị là một người hài hước, vui tính nên chị cũng không giận được chồng. Sau khi bị phát hiện là anh cũng lập tức "chuồn" luôn.
Chị Huyền chia sẻ, vợ chồng làm kinh doanh nên giờ giấc cũng thoải mái, cả hai cùng hỗ trợ nhau trong việc chăm sóc hai con nhỏ. Đây cũng không phải lần đầu chị Huyền chứng kiến cảnh "khóc dở mếu dở" khi nhờ chồng trông con giúp, bởi anh dí dỏm nên hay nghĩ ra nhiều trò để trêu con.
Tổ ấm hạnh phúc của vợ chồng chị Huyền cùng hai nhóc tỳ xinh xắn.
Mặc dù nhận xét chồng lười song chị Huyền cho rằng ông bố nào cũng có lúc lười biếng. Ngoài những lúc đó ra thì anh cũng rất yêu chiều 3 mẹ con: " Suốt mùa dịch vừa rồi anh tự mày mò đủ thứ để cho con chơi và giúp vợ nấu những món ăn ngon cho cả gia đình. Nhìn chung trừ lúc lười ra thì chồng mình rất tuyệt".
Câu chuyện của gia đình chị Huyền quả là hài hước và dễ thương. Quả thực khác với các mẹ thường hay bao bọc và chăm con rất chu đáo, để ý từng ly từng tý thì các bố lại biến việc trông con trở thành chơi với con, và thực tế là các bé rất hợp tác với bố. Vậy nên các mẹ hãy cứ giao con cho bố trông vừa để bố đảm đang hơn mà lại có thể giúp con khám phá ra nhiều điều mới mẻ.
Dẫu vậy, vì trẻ con luôn thích khám phá thế giới xung quanh nên khá hiếu động, nghịch ngợm bố mẹ cần phải hết sức lưu tâm trong việc chăm sóc, trông nom các bé để luôn đảm bảo an toàn cho con nhé!
Lấy anti fan làm động lực phấn đấu, Cáo Gaming lọt top trending ngọt ngào Sinh năm 2001, Cáo Gaming (tên thật Nguyễn Đức Đạt), hiện đang sinh sống ở Đông Anh, Hà Nội không theo con đường đại học mà quyết tâm đầu tư chuyên nghiệp, tìm hiểu và gắn bó với nghề làm streamer. Giống như nhiều cậu trai đồng trang lứa, Đạt bắt đầu chơi game từ khi 13 tuổi với tựa game Đột kích....