3 bộ phận cực độc của cá, đừng dại ăn vào kẻo nguy hại
Cá chứa nhiều protein, axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe nhưng có một số bộ phận đừng ăn kẻo chứa nhiều chất độc hại.
Ruột cá
Ruột cá là bộ phận bẩn nhất của con cá bởi cá sống dưới nước nên dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn.
Nếu bạn ăn ruột cá nhiễm ký sinh trùng có thể gây hại cho gan và một số cơ quan khác. Đặc biệt, cá là loài ăn tạp chất. Những thức ăn này đi qua miệng đều nằm lại trong ruột cá.
Nếu bạn thích ăn ruột cá, bạn chọn những loại ruột cá ăn được và chế biến cẩn thận. Trước khi nấu phải rửa thật sạch bằng muối, nấu chín, tránh nguy cơ mắc bệnh ký sinh trùng.
Mật cá
Trong con cá thì mật cá cung cấp các men, enzim song cũng chứa rất nhiều độc tố như tetrodotoxin, tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi.
Mật cá là bộ phận độc hại chớ ăn bởi bạn có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp. Đặc biệt mật cá trắm có thể gây tử vong.
Phần đen trong bụng cá
Video đang HOT
Lớp màng đen trong bụng cá thực sự là lớp bên trong phúc mạc của cá, có vai trò bảo vệ các cơ quan nội tạng và bôi trơn. Đây là nơi lắng đọng của các tế bào sắc tố trong cá nên mới có màu đen và có thể ăn được.
Lớp màng đen trong bụng cá thực sự là lớp bên trong phúc mạc của cá, có vai trò bảo vệ các cơ quan nội tạng và bôi trơn. Đây là nơi lắng đọng của các tế bào sắc tố trong cá nên mới có màu đen và có thể ăn được.
Mẹo chọn cá ngon
Để chọn cá ngon bạn hãy nhìn vào phần mang, nếu cá có mang đỏ tươi, sờ mình cứng thì được. Cá đã ươn thì mang cá sẽ chuyển sang màu gạch cũ.
Nếu cá đã được cắt thành khoanh, lấy ngón tay ấn vào thớ thịt thấy cứng và dinh dính là cá tươi; ngược lại cá mềm nhũn, chảy nước là đã ươn.
Khi chọn cá tươi ngon hãy để ý xem cá mắt sáng và trong, vảy hoặc da sáng bóng lấp lánh như kim loại và sạch sẽ. Cá ươn, mắt chuyển sang màu xám, vảy hoặc da chuyển sang màu đục hoặc có những mảng bị biến đổi màu.
Cá tươi có mùi như nước sạch hoặc cảm giác hơi mặn. Không chọn những con cá có mùi khó chịu, quá tanh.
Ăn cá phải mạnh dạn vứt bỏ bộ 3 phận này đi vì rất nguy hiểm cho sức khỏe
Theo cảnh báo từ các chuyên gia với một số bộ phận của cá nên mạnh dạn vứt bỏ vì nó không tốt như nhiều người nghĩ.
Cá là nguồn cung cấp protein, axit béo omega-3 hết sức đa dạng, phong phú và có lợi cho sức khỏe. Theo chuyên gia dinh dưỡng, trong bữa ăn, chỉ với một món chín là cá là có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Cá không những có lợi cho người lớn và người cao tuổi, cá còn mang lại nhiều lợi ích đối với sự phát triển cũng như sức khỏe của trẻ em.
Nhiều người quan niệm rằng, thịt cá có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, lại không gây tăng cân nhiều nên có thể ăn hàng ngày. Tuy nhiên, cơ thể chỉ có thể hấp thụ chất dinh dưỡng nhất định nên tốt nhất mỗi người ăn ít nhất 2 bữa cá mỗi tuần, mỗi bữa khoảng 140g là đủ.
Với những người thích món cá, có thể duy trì ăn hàng ngày, nhưng cần hạn chế với những loại cá có nguy cơ chứa kim loại nặng tích tụ như: cá bơn, cá hồi đá, cá vược...
Ảnh minh họa
Nội tạng cá nên ăn hay vứt bỏ?
Nhiều người khi thịt cá thường hay vứt bỏ nội tạng song cũng có nhiều người thường giữ lại để ăn.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, ĐH BKHN, ngoài thịt cá ra thì trong nội tạng cá, duy chỉ có gan và trứng là hai bộ nên giữ lại ăn vì chứa nhiều dinh dưỡng và không chứa các yếu tố độc hại.
Trứng cá chứa nhiều hàm lượng omega 3 cần thiết cho sức khỏe. Còn gan cá thì chứa một lượng cholesterol tốt, khác với các loại động vật trên cạn, chỉ chứa một lượng độc tố không đáng kể nên có thể tận dụng.
Ngoài ra, 3 bộ phận này của cá nên mạnh dạn vứt bỏ
Ruột cá
Chỉ nên chọn ruột cá to để ăn, còn ruột nhỏ thì nên vứt bỏ. Ảnh minh họa
Theo giáo sư Thịnh thì ruột cá nếu ăn chỉ nên chọn ruột cá to, còn ruột cá nhỏ nên vứt bỏ. Bởi ruột cá là nơi chứa nhiều độc tố do nhiễm những loại vi sinh vật sống dưới nước. Nếu ăn phải ruột cá nhiễm ký sinh trùng, chế biến không kỹ có thể gây hại cho gan và một số cơ quan khác.
Lưu ý, khi chế biến ruột cá cần phải phải rửa, bóp muối cẩn thận, nấu ở nhiệt độ cao, tuyệt đối không ăn khi chưa chín kỹ.
Mật cá
Ảnh minh họa
Sau rất nhiều cảnh báo nhưng người nhiều người vẫn có thói quen dùng mật cá để nuốt hoặc ngâm rượu chữa bệnh.
Theo khuyến cáo của chuyên gia thì vi chất mật cá không phải thuốc bổ mà có chứa những độc tố. Đây là nơi cung cấp các men, enzyme và có lượng độc tetrodotoxin. Chất này được coi là có tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. Vì thế tuyệt đối không nên dùng.
Mắt và não cá
Ảnh minh họa
Mắt cá, não cá có nhiều chất béo có lợi cho sức khỏe. Nhưng với những loại cá có nguy cơ bị nhiễm độc kim loại, nhất là các loại cá sống ở tầng đáy cao hơn so với cá tầng mặt như cá kiếm, cá ngừ, cá vược, cá kình... Mức độ nhiễm độc kim loại và thủy ngân sẽ tăng lên nếu như cá đó sống trong điều kiện bị ô nhiễm.
[ẢNH] Những điều "đại kỵ" cần tránh khi ăn cá bạn nên biết Cá là một thực phẩm phổ biến, giàu chất dinh dưỡng thiết, tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý một số điều như: Không ăn cá khi đói, tránh ăn những bộ phận gây độc của cá, hạn chế ăn cá sống... để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Nếu muốn có một...