3 Bộ, ngành với trách nhiệm để ODA vượt trần 300.000 tỷ đồng
Chiều 8/8, UB Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo và thảo luận về kết quả giám sát việc thực hiện pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011 – 2020. Đoàn giám sát lưu ý Chính phủ khoản vượt trần 300.000 tỷ đồng tổng mức đầu tư từ nguồn ODA.
Nhiều dự án sử dụng vốn vay ODA được xác định là đội vốn, vượt trần lớn
Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 – 2020, tổng mức vốn đầu tư nguồn ngân sách tối đa là 2 triệu tỷ đồng, trong đó 300.000 tỷ vốn nước ngoài cấp phát từ ngân sách Trung ương.
Ở báo cáo gửi Quốc hội vào tháng 5/2018, Kiểm toán Nhà nước dẫn con số của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nhu cầu vốn ngoài nước cần bổ sung là gần 110.000 tỷ đồng, trong đó khoản phát sinh nhưng chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn khoảng 72.700 tỷ đồng.
Thông tin từ Kiểm toán Nhà nước cho thấy các khoản giải ngân đã cao hơn dự toán trung hạn gần 37.000 tỷ đồng, dẫn đến vi phạm hạn mức vốn 300.000 tỷ đồng (bao gồm 10% dự phòng) đã được Quốc hội thông qua giai đoạn 2016-2020.
Theo Kiểm toán nhà nước, khả năng giải ngân của các dự án sử dụng vốn ngoài nước đã được giao kế hoạch trung hạn (không bao gồm khoản bổ sung để quyết toán cho các dự án sử dụng vốn ngoài nước từ năm 2016 trở về trước) có thể đạt gần 307.000 tỷ đồng, vượt gần 37.000 tỷ đồng so với hạn mức đã giao 270.000 tỷ đồng (đã trừ 10% dự phòng), vượt gần 7.000 tỷ đồng so với hạn mức vốn trung hạn Quốc hội đã thông qua 300.000 tỷ đồng.
Đoàn giám sát đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo sơ kết, đánh giá toàn diện, khách quan 3 năm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020, kế hoạch tài chính 5 năm, trong đó đánh giá đầy đủ, chính xác về việc huy động, ký kết, giải ngân vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, số vốn chưa đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và đề xuất giải pháp tổng thể cân đối, điều hòa nguồn lực tài chính đã được Quốc hội quyết định trong những năm còn lại của kế hoạch 5 năm (năm 2019-2020) nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn, giữ vững kỷ luật tài chính báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2018).
Chinh phu cũng đề nghị chi đao cac cơ quan hưu quan khân trương đanh gia tình hình thực hiện giải ngân và hiệu quả của 1.155 dự án sử dụng vốn vay ODA theo điều 78, 80, 81 Luật Đầu tư công đối với những dự án chưa triển khai khi chưa xác định rõ hiệu quả thì có thể tạm dừng.
Đoàn giám sát cũng đề nghị xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các cơ quan tổ chức khi để xảy ra các sai phạm và xử lý theo quy định. Nghiêm túc nhìn nhận những tồn tại, hạn chế và kiên quyết xử lý các sai phạm, khắc phục triệt để những tồn tại, hạn chế trong các khâu huy động, đàm phán, ký kết, quản lý, sử dụng, giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi.
Video đang HOT
Về những hạn chế, bất cập trong quản lý, sử dụng vốn, đoàn giám sát cho rằng, trước hết, việc huy động nguồn lực ODA chưa có chiến lược mang tính căn cơ, hiệu quả, chặt chẽ, còn thể hiện tính dàn trải, thiếu tập trung, chưa có trọng tâm, trọng điểm, manh mún, chưa dành sự quan thâm thích đáng đến việc xem xét hiệu quả sử dụng vốn vay (thể hiện qua cách “mạnh ai người ấy làm”). Qua giám sát tại nhiều địa phương cho thấy, nhiều dự án có quy mô nhỏ lẻ, không mang tính đồng bộ, chưa gắn kết với quy hoạch tổng thể.
Hạn chế nữa là công tác xây dựng kế hoạch, phân bổ vốn trong nhiều trường hợp chưa sát với nhu cầu thực tế. Từ năm 2015 trở về trước, vốn ODA được giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án thì kết quả giải ngân luôn lớn hơn nhiều so với dự toán được Quốc hội thông qua co nhưng dư an giai ngân gâp nhiêu lân kế hoạch vốn.
Chẳng hạn, tại tinh Quang Tri, dự án quản lý thiên tai (WB5) kê hoach bô tri hơn 13 ty đông, trong khi giai ngân la hơn 113 ty đông (gâp hơn 8 lân). Dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ tỉnh Quảng Trị (JICA) kê hoach vôn bô tri 57 ty đông trong khi giai ngân hơn 116 ty đông (gâp 2 lân)…
Giai đoạn 2011-2015, việc giao kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài chỉ mang tính hình thức, dẫn đến giải ngân thực tế vượt dự toán lớn, làm tăng bội chi ngân sách cao hơn so với số dự toán đã được Quốc hội quyết định, đoàn giám sát khái quát.
Đáng chú ý, từ 2016, Theo báo cáo của Bộ Tài chính, nếu giải ngân đủ cho các dự án, hiệp định vay đã ký kết đến 31/12/2016 thì đã thiếu 60.000-90.000 tỷ đồng so với Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, chưa kể những dự án, hiệp định ký kết từ sau ngày 31/12/2016.
Như vậy, nếu cho phép các dự án giải ngân theo tiến độ để tháo gỡ vướng mắc thì sẽ dẫn đến giải ngân vượt hạn mức kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 rất lớn, không bảo đảm tuân thủ Hiến pháp, Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua, không chấp hành nghiêm kỷ luật tài chính.
Viết dự án thật hay, miễn là vay được tiền
Về nguyên nhân của những hạn chế, đoàn giám sát nhận định, nhận thức về ý nghĩa của nguồn lực ODA trong một số bộ phận cán bộ còn hạn chế, phần nào do quan niệm rằng nguồn vốn tài trợ “cho không”, việc Chính phủ đi vay và cấp phát cho các địa phương, địa phương không phải chịu áp lực trả nợ, trả lãi. Vì vậy, chưa thực sự chú trọng đến hiệu quả của dự án. Dự án viết “hay” để miễn là vay được tiền, không chú trọng đến hiệu quả thiết thực, chưa thấy được trách nhiệm phải quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
Phần trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan, báo cáo nêu rõ, việc giám sát chuyên sâu về quản lý, sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội chưa được tiến hành thường xuyên.
Với Chính phủ, đoàn giám sát nhận định là đã có nhiều nỗ lực xây dựng cơ sở pháp lý và công tác quản lý, đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, hiệu quả của một số dự án, công trình đạt được chưa tương xứng với chi phí và nghĩa vụ nợ nhà nước phải trả trong tương lai. Là cơ quan chịu trách nhiệm thống nhất quản lý nợ công, song quản lý, điều hành của Chính phủ còn thiếu thống nhất đầu mối ở khâu đàm phán, ký kết các hiệp định vay nợ; chưa kịp thời đề xuất sửa đổi các quy định của luật để sớm khắc phục hạn chế trong tổ chức thực hiện. Một số dự án được Chính phủ bảo lãnh vay vốn còn xảy ra tình trạng để thất thoát, mất vốn, khó khăn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Đoàn giám sát nhận định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thời gian chưa thực hiện tốt trách nhiệm trong khâu xây dựng kế hoạch, chưa báo cáo kịp thời với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội về tình trạng huy động hiện nay đã vượt mức trần theo Nghị quyết của Quốc hội.
Kết quả giám sát cũng cho thấy, Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công, Ngân hàng nhà nước thực hiện nhiệm vụ đàm phán, ký kết đối với các khoản vay ODA, vay ưu đãi của WB/ADB, tổ chức đàm phán, ký kết thoả thuận vay nước ngoài theo phân công của Chính phủ; phối hợp cùng các bộ hữu quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Tuy nhiên, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước chưa làm tròn trách nhiệm này.
Công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, nhất là Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng nhà nước Việt Nam chưa chặt chẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến số liệu có sự chênh lệch trong công tác báo cáo về thực trạng huy động, giải ngân vốn ODA, báo cáo giám sát nêu.
P.Thảo
Theo Dantri
Vụ sai phạm ở ngành y tế Gia Lai: Chờ Chính phủ xử lý?
Hàng loạt "vấn đề nóng" ở Gia Lai như: Vụ tra tấn người làm thuê, xây dựng dự án sân golf nghìn tỷ..., đặc biệt, vụ "sai phạm hàng chục tỷ" từng gây xôn xao dư luận trong ngành y tế Gia Lai đã được cơ quan chức năng trả lời trong cuộc họp báo chiều 3.8.
Theo đó, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức họp báo và mời một số cơ quan liên quan trả lời báo chí về nhiều "vụ việc nóng" diễn ra trên địa bàn tỉnh thời gian qua mà dư luận đặc biệt quan tâm như: Vụ tra tấn dã man người làm thuê, xử lý các vụ phá rừng, chủ trương xây dựng sân golf nghìn tỷ, sai phạm ở Văn phòng HĐND tỉnh Gia Lai, sai phạm hàng chục tỷ trong ngành y tế Gia Lai, tình trạng phân lô bán nền trái phép, kết quả thi tốt nghiệp THPT...
Buổi họp báo chiều 3.8 tại UBND tỉnh Gia Lai.
Nói về các vụ vi phạm Luật bảo vệ rừng, ông Nguyễn Nhĩ - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh Gia Lai cho biết: Trong 7 tháng đầu năm phát hiện 372 vụ vi phạm, khai thác, vận chuyển gỗ trái phép. Trong đó, đã khởi tố hình sự 9 vụ, đã bắt tạm giam 1 giám đốc (ông Trương Thiết, GĐ Công ty TNHH Duy Nguyên, thôn Đức Lập, xã Ia Tô, thị xã Ayun Pa) cất giữ hơn 60m3 gỗ không rõ nguồn gốc và bắt tạm giam 1 phó giám đốc khác (ông Võ Cao Hùng - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Việt Minh, trụ sở đặt tại xã Chư Mố, huyện Ia Pa - PV) liên quan đế vụ vận chuyển hơn 40m3 gỗ không rõ nguồn gốc để phục vụ điều tra.
Liên quan vụ phá rừng nghiêm trọng mà báo Dân Việt từng có nhiều bài phản ánh xảy ra tại xã Chư Đăng Ya và Đắk Tơ Ve (huyện Chư Păh), ông Nhĩ cho biết, vụ việc đã khởi tố và đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra. Phía ngành, đã xử lý kỷ luật 1 Hạt trưởng Hạt Chư Păh và 3 cán bộ kiểm lâm địa bàn. Riêng chủ rừng là Ban quản lý dự án 661 Tây Bắc Đắk Đoa (thuộc Tỉnh đội Gia Lai - đơn vị được tỉnh giao trồng, giữ rừng để mất 95 gốc gỗ), tập thể Ban quản lý dự án 661 đã nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm và kỷ luật khiển trách về Đảng, chính quyền đối với 4 quân nhân.
Vụ phá rừng nghiêm trọng xảy ra tại huyện Chư Păh đã xử lý kỷ luật 4 cán bộ kiểm lâm và 4 quân nhân.
Về vụ tra tấn dã man người làm thuê là chị Y Nh (nhà ở huyện Đắk Gleik, Kon Tum sang Gia Lai làm thuê cho bà Nguyễn Thị Hà ở TP.Pleiku), đại tá Phan Thanh Tám - Phó Giám đốc Công an tỉnh cho biết, vụ việc vẫn đang được cơ quan điều tra tích cực làm rõ. Do đối tượng Nguyễn Thị Hà bị nghiện ma túy nặng cần được điều trị cai nghiện cho tỉnh táo mới tiếp tục lấy lời khai, bước đầu Hà chỉ khai có dùng dao chặt ngón tay của bị hại.
Tại cuộc họp, nói về sai phạm hơn 11 tỷ đồng ở Văn phòng HĐND tỉnh Gia Lai, đại tá Tám cho biết: "Đơn vị đã nhận được hồ sơ vụ sai phạm do Ủy ban Kiểm tra tỉnh bàn giao và đang trong quá trình điều tra, xử lý".
Tại Gia Lai, một vụ việc khác từng gây ra nhiều dư luận tranh cãi là dự án xây dựng sân golf ở đồi thông tuyệt đẹp tại huyện Đắk Đoa. Nhiều thông tin cho rằng, việc làm sân golf sẽ gây mất cảnh quan thiên nhiên, mất rừng. Ông Phạm Công Thành - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việc xây dựng dự án sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ và tạo 750 việc làm cho lao động địa phương, đóng góp lớn cho ngân sách cho tỉnh. Đây là dự án tổ hợp sân golf có 36 lỗ, diện tích 197ha, tổng mức đầu tư 1.321 tỷ đồng và dự kiến triển khai và hoàn thành giai đoạn 1018-2020. Đơn vị chủ đầu tư là Tập đoàn FLC.
Nói về việc sễ mất rừng thông trong dự án sân golf, ông Nguyễn Nhĩ - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh Gia Lai thừa nhận: "Xây dựng dự án không thể không mất một lượng cây nhất định. Phương án hạn chế mất rừng là di thực và trồng bổ sung các diện tích xung quanh".
Đồi cỏ hồng và rừng thông tuyệt đẹp ở huyện Đắk Đoa sẽ được thay thế bằng sân gofl nghìn tỷ?
Tại cuộc họp, PV Dân Việt đề cập: "Năm 2017, cơ quan Kiểm toán Nhà nước khu vực XII (Đắk Lắk) có thông báo kết luận ngành y tế Gia Lai sai phạm 67 tỷ đồng giờ ra sao, trách nhiệm của các đơn vị để xảy ra sai phạm được xử lý đến đâu?". Ông Phạm Minh Trung - Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai cho biết: "Sau khi có thông báo kết luận của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, các đơn vị liên quan đã có báo cáo về vụ việc. Sau đó, UBND tỉnh đã có báo cáo giải trình vụ việc gửi Phó Thủ tướng Thường Chính phủ theo yêu cầu. Đến thời điểm này, Kiểm toán Nhà nước đã có báo cáo toàn bộ sự vụ cho Thủ tướng và Phó Thủ tướng Chính phủ. Vụ việc đang đươc Chính phủ xem xét, xử lý".
Theo ông Trung, văn bản giải trình này chỉ lưu hành nội bộ và đang chờ Chính phủ xử lý nên không thể cung cấp cho báo chí. Vì thế, các nội dung về số tiền sai phạm cự thể, ai chịu trách nhiệm vẫn chưa được thông tin cụ thể và khi nào có kết quả thì tỉnh sẽ tổ chức họp báo.
Theo Danviet
Vụ nhiều cán bộ, công chức bị triệu tập vì sai phạm: Kiểm điểm rút kinh nghiệm! UBND thành phố Thanh Hóa đã có báo cáo về kết quả kiểm điểm tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm trong việc đầu tư, di chuyển công trình cấp điện và kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước về "Kiểm toán dự án phát triển toàn diện kinh tế - xã hội thành phố Thanh Hóa". Hình thức kỷ luật...