3 biểu hiện của cái tôi quá cao có thể hủy hoại hôn nhân
Nếu cả hai bạn muốn giữ cho cuộc sống hôn nhân của mình luôn bền chặt thì trước hết, phải chắc chắn rằng các bạn phải kiểm soát được “cái tôi” của mình, nếu không thì chính nó sẽ gây phiền phức lớn.
Mỗi chúng ta đều mang theo trong mình những cái tôi cá nhân đó có thể lại sự kiêu căng, ngạo mạn, đó cũng có thể là sự tự mãn, tự tôn. Đặc biệt, chuyên gia tâm lý Tuệ An cho rằng, trong tình yêu hôn nhân, cái tôi của cả hai bạn càng cao thì càng dễ đánh mất nhau:
Bạn luôn muốn là người chiến thắng trong mọi cuộc tranh cãi
Bất đồng! Mâu thuẫn! Là điều dễ thấy trong cuộc sống hôn nhân. Nhưng liệu có ai dám chấp nhận mình thua trong mọi cuộc tranh cãi với người bạn đời? Đôi khi chúng ta để cái tôi của mình được tự do, được quyền lấn át đi lý trí, nên tự cho phép mình là nhất, không cần lắng nghe đối phương.
Bạn hãy thử đếm lại xem đã bao nhiêu lần mình to tiếng, tranh cãi với người bạn đời của mình cốt chỉ để chứng minh đối phương sai lầm? Cho dù bạn là người chiến thắng nhưng cuối cùng là để làm gì?
Ảnh minh họa.
Bạn luôn muốn khẳng định giá trị của bản thân, làm chủ gia đình
Những ai có cái tôi cao thì rất khó để lắng nghe hay đặt mình vào vị trí của đối phương để thấu hiểu. Với những người chồng cái tôi cao thì lại thành gia trưởng, bảo thủ, đối với người vợ thì lại trở thành ích kỷ, cằn nhằn, thích dạy chồng hơn là nghe
Video đang HOT
Nhưng nhìn chung, giữa hai vợ chồng ai cũng có cái tôi cao, luôn muốn khẳng định bản thân là người làm chủ gia đình để thỏa mãn sự ngạo mạn và lòng sĩ diện của họ thì cuộc hôn nhân đó cũng sớm muộn héo tàn
Không bao giờ muốn lắng nghe và nhìn nhận quan điểm của người khác
Trong các cuộc tranh cãi giữa vợ chồng, ai cũng có những quan điểm riêng nhưng chúng ta lại thường không hạ cái tôi của mình xuống để mà phân tích lắng nghe
Dù là quan điểm của ai đi chăng nữa thì cũng chỉ là góc nhìn phiến diện từ một hướng, bạn cũng không thể chắc chắn được những gì mình nói là đúng hoàn toàn vậy sao không thử nghe đối phương xem biết đâu bạn lại có một góc nhìn mới cho những vấn đề đang xảy đến với mình.
3 lý do phổ biến dẫn đến hôn nhân trục trặc, ai cũng thấy vấn đề của nhà mình
Các vấn đề trong hôn nhân cũng chỉ xoay quanh vài chuyện nhưng chúng đều có tác động to lớn khiến cuộc sống của đôi vợ chồng sứt mẻ.
Mong ước lớn nhất của các cặp vợ chồng đó là hạnh phúc gia đình. Để đạt được kết quả đó, không chỉ nhờ ý chí mà còn phải thông qua việc cả hai cùng hợp tác thế nào, điều hành cuộc hôn nhân của mình ra sao.
Có nhiều lý do khiến cho hôn nhân không hạnh phúc và 3 lý do phổ biến nhất dưới đây vạch cho chúng ta "đường lối" để tránh đi.
Thứ nhất: Hai vợ chồng thích cạnh tranh nhau
Trong giai đoạn tình yêu, để đạt được kết quả hòa hợp đi đến hôn nhân thì hai bên phải tôn trọng nhau và coi nhau bình đẳng. Cả hai phải bao dung cho nhau trong mọi chuyện, đặt mình vào vị trí của đối phương. Tuy nhiên, trên thực tế sau khi kết hôn, nhiều vợ chồng lại thích cạnh tranh, cãi vã. Về chung một nhà rồi, họ nghĩ mọi việc xong xuôi, dần ổn thỏa hết nên các cặp đôi quên luôn những thói quen tốt khi còn yêu đương.
Biểu hiện rõ ràng nhất của "tính cạnh tranh" trong hôn nhân điển hình ở việc họ quan tâm đến địa vị gia đình, quan tâm đến biểu hiện của ý chí cá nhân, quyền kiểm soát ở nhà, quyền thống trị...
Cả hai ai cũng muốn kiểm soát và điều khiển đối phương, xem ai mới thực sự là "nóc nhà".
Ảnh minh họa.
Tình yêu là màu hồng nhưng hôn nhân là màu thực tế, màu cuộc sống. Tất tần tật các vấn đề cơm áo gạo tiền, đối nội đối ngoại... cũng bị đưa ra tranh cãi.
Hai vợ chồng chẳng ai nhường ai, ai cũng có lí lẽ của riêng mình và duy trì tình trạng cãi cọ này lâu thì cuộc hôn nhân của hai vợ chồng thật khó duy trì. Bởi vậy, sau khi bước vào hôn nhân, hãy nhớ giảm cái tôi xuống, cùng người bạn đời chung tay xây dựng tổ ấm hạnh phúc.
Thứ hai: Cả hai đều coi trọng "vật chất hóa"
Ai cũng biết, trong hôn nhân tiền vô cùng quan trọng. Đành rằng nền tảng đầu tiên của tổ ấm là tình yêu nhưng tiền sẽ duy trì tình yêu đó cùng cuộc sống cơm áo gạo tiền. Điều kiện vật chất có ảnh hưởng rất lớn đến gia đình. Tuy nhiên, một cuộc hôn nhân bền chặt, ấm áp thì phải dung hòa cả về tình cảm và vật chất. Hai bên cần nói chuyện rõ ràng với nhau, phát triển kinh tế nhưng vẫn dành thời gian cho đối phương, quan tâm đến gia đình.
Tuy vậy, trong cuộc sống lại có không ít các cặp vợ chồng coi vật chất là qua trọng nhất. Họ chỉ vì tiền bạc, vật chất với cuộc sống mà than phiền, buộc tội, chỉ trích hay thậm chí coi thường nhau. Đối với họ, tiền bạc là vạn năng và luôn tìm cách chạy theo nó. Cũng vì vậy mà cuộc theo đuổi "vật chất hóa" khiến cho tình cảm vợ chồng khó duy trì, quan hệ hai bên ngày càng xa cách.
Ảnh minh họa.
Thứ 3: Quá mức quan tâm ánh nhìn từ bên ngoài
Chỉ có đôi chân mới biết rõ giày có vừa vặn hay không. Quả thật với cuộc sống gia đình, chỉ có người trong cuộc mới có thể trải nghiệm và tự cảm nhận tình cảnh ra sao.
Dù tốt hay xấu, đắng cay hay hạnh phúc cũng là chuyện riêng của hai vợ chồng, không liên quan đến người ngoài. Chỉ cần họ tự sống tốt cuộc sống của nhau là được.
Tuy nhiên, nhiều cặp đôi lại quá quan tâm đến cái nhìn của những người ngoài cuộc.
Họ luôn gắn cuộc sống của mình với thế giới bên ngoài, cố gắng làm cho tính cách, hôn nhân của mình phù hợp với tiêu chuẩn bên ngoài. Các cô vợ ông chồng còn quan tâm đến suy nghĩ của người khác và cố biến mình thành cặp đôi hoàn hảo, so sánh gia đình mình với gia đình khác. Tuy nhiên, đây là chuyện trong nhà, trong tổ ấm riêng, có thoải mái hay không chính họ cảm nhận. Tự nắn mình theo một khuôn khổ thì chỉ càng khiến mọi thứ thêm phần tán loạn mà thôi.
Những người lấy khuyết điểm của mình để đi so sánh với ưu điểm của gia đình khác cũng là một vấn đề gây ra xích mích hôn nhân. Bởi vậy, hai vợ chồng cần nhìn nhận rõ ràng rằng gia đình mình cũng là một cá thể riêng biệt. Ai cũng có những ưu và khuyết điểm riêng, suốt ngày chỉ đi so sánh và để ý quá mức đến ánh nhìn của người khác thì chỉ càng khiến bản thân áp lực. Cuộc hôn nhân cũng vì vậy mà rơi vào ngõ cụt, khó hạnh phúc.
Hi vọng rằng, tất cả các cặp vợ chồng đều có cách dung hòa cho cuộc sống của mình. Đừng bao giờ tự gây áp lực và khiến hôn nhân xích mích.
Bí kíp giúp các cặp đôi đang cãi nhau không bị tan vỡ mà còn yêu thắm thiết hơn Hờn giận, tranh cãi là gia vị cho tình yêu, thế nhưng nó chỉ trở thành thứ gia vị tốt khi chúng ta gia giảm có chừng mực. Trong tình yêu, dù cả hai có yêu nhau đến mấy cũng không tránh khỏi những lúc cãi vã. Dù đúng hay sai, một người bạn trai/bạn gái tinh tế luôn biết cách để biến...