3 biện pháp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Giao sư Nguyên Ba Đưc cho biết, khám phụ khoa, theo dõi dấu hiệu bất thường và tầm soát để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
Giáo sư Nguyễn Bá Đức, Nguyên giám đốc Bệnh viện K trung ương, Phó chủ tịch Hội phòng chống ung thư Việt Nam chia sẻ, ung thư cổ tử cung là bệnh phổ biến, đứng thứ hai (sau ung thư vú) trong các loại bệnh ung thư ở phụ nữ.
Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ngược lại, ở các giai đoạn muộn, điều trị tốn kém, ít hiệu quả, chủ yếu chỉ có thể kéo dài và giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Vì vậy, phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm rất quan trọng, chị em nên duy trì những biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe.
Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. (Ảnh minh họa)
Khám phụ khoa định kỳ
Do tâm lý chủ quan và còn e ngại nên rất nhiều phụ nữ không coi trọng việc đi khám phụ khoa định kỳ. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa ngày một tăng cao hơn.
Khi khám phụ khoa, bác sĩ có thể sử dụng mỏ vịt (một dụng cụ để mở âm đạo) để quan sát cổ tử cung và lấy tế bào âm đạo làm xét nghiệm. Sau đó, bác sĩ có thể sẽ khám phụ khoa bằng tay, khám hạch bạch huyết vùng (hạch bẹn) để phát hiện dấu hiệu bất thường.
Trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ cũng hướng dẫn chị em đăng ký xét nghiệm tế bào học âm đạo nếu có dấu hiệu bất thường. Tiền ung thư và ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm thường không có triệu chứng và chỉ được phát hiện khi khám âm đạo và làm xét nghiệm vì vậy để bảo vệ sức khỏe cơ quan sinh dục, chị em nên khám phụ khoa ít nhất mỗi năm một lần.
Theo dõi dấu hiệu bất thường
Nếu chị em gặp những dấu hiệu bất thường nên đi khám phụ khoa hoặc sàng lọc ung thư cổ tử cung ngay. Những dấu hiệu gồm: ra máu âm đạo bất thường, ra máu âm đạo sau quan hệ tình dục, kkhí hư âm đạo màu vàng, có mùi khó chịu hoặc khí hư có nhầy máu, kinh nguyệt kéo dài, không đều, mệt mỏi và sút cân không rõ nguyên nhân
Những triệu chứng đau tức vùng bụng dưới, tiểu nhiều lần, khó chịu khi đi tiểu, đi tiểu, đi ngoài ra máu cũng là dấu hiệu ung thư xâm lấn bàng quang, trực tràng.
Video đang HOT
Ngoài ra, tất cả phụ nữ đều có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung nếu như có các yếu tố phơi nhiễm sau: đã có quan hệ tình dục hay quan hệ tình dục nhiều, sớm, hút thuốc, có nhiều bạn tình, có tiền sử bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như herpes sinh dục.
Sàng lọc ung thư cổ tử cung giúp bệnh nhân sớm phát hiện bệnh và điều trị hiệu quả. (Ảnh minh họa).
Tầm soát ung thư
Giáo sư Nguyễn Bá Đức cho rằng trong khoảng ba thập kỷ qua, tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung đã giảm đáng kể ở hầu hết các nước phát triển nhờ chương trình sàng lọc tốt. Hầu hết các nước khuyến cáo phụ nữ sau khi bắt đầu quan hệ tình dục 3 năm nên khám sàng lọc ung thư cổ tử cung mỗi năm một lần.
Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên, sau khi đạt được 3 lần sàng lọc âm tính liên tiếp (xét nghiệm tế bào học cổ tử cung bình thường) có thể khám sàng lọc thưa hơn, 2-3 năm một lần. Những phụ nữ đã cắt tử cung bán phần cũng cần đi khám sàng lọc.
Chị em cần lưu ý khám sàng lọc sớm khi có nguy cơ ung thư cổ tử ung cao hơn như: đã bị ung thư vú, gia đình có người mắc ung thư vú hoặc ung thư cổ tử cung, có con muộn hoặc không sinh đẻ, dậy thì sớm (trước 12 tuổi), mãn kinh muộn (sau 55 tuổi), dùng nội tiết tố thay thế ở thời kỳ mãn kinh…
Nha Trang
Theo VNE
Hàng nghìn phụ nữ Việt mất mạng vì ung thư cổ tử cung, phát hiện bệnh bằng phương pháp nào?
Theo Tổ chức Ghi nhận ung thư toàn cầu Globocan 2018, Việt Nam có khoảng gần 4.200 ca mắc mới và có hơn 2.400 ca tử vong vì ung thư cổ tử cung, nghĩa là mỗi ngày có 6,5 phụ nữ ra đi vì căn bệnh phổ biến này.
Tại Hội nghị Sản phụ khoa - Hỗ trợ sinh sản nhân dịp kỷ niệm 50 năm tái thành lập khoa Phụ sản Bệnh viện Bạch Mai ngày 29/11, PGS.TS Lưu Thị Hồng, Giảng viên Đại học Y Hà Nội cho hay một nghiên cứu khác ở TP HCM còn cho kết quả cao hơn, cứ 2,4 giờ, lại có 1 phụ nữ Việt tử vong vì ung thư cổ tử cung (10 ca/ngày).
Ung thư cổ tử cung xếp hàng thứ 2 về số ca mắc mới, cũng như nguyên nhân tử vong trong các loại ung thư ở nữ giới.
" Nhiều phụ nữ được cứu sống từ các biến chứng liên quan đến sinh đẻ, nhưng sau đó có thể mắc và tử vong vì các bệnh ung thư phụ khoa khác, bao gồm cả ung thư cổ tử cung" - TS Lưu Thị Hồng nói.
HPV - thủ phạm chính gây ra ung thư cổ tử cung
Virus HPV (virus gây u nhú ở người) là thủ phạm chính gây ung thư cổ tử cung (99,7%). Bình thường, HPV có hơn 100 type nhưng 14 type có nguy cơ cao gây ra loại ung thư này. Chủng HPV 16 và HPV 18 là 2 chủng có khả năng gây ung thư cổ tử cung cao nhất, chúng được tìm thấy ở 70% trong tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung.
"Tất cả mọi phụ nữ đang có sinh hoạt tình dục đều có nguy cơ nhiễm HPV nhóm nguy cơ cao gây ung thư" - PGS.TS Lưu Thị Hồng khẳng định trong báo cáo của mình.
Theo TS Lưu Thị Hồng, HPV xâm nhập lây truyền qua đường tình dục và ngoài đường tình dục. Trong đó, viurs này chỉ cần tiếp xúc tình dục (qua sinh dục - sinh dục; tay - sinh dục; miệng - sinh dục) cũng có thể lây. Ngoài ra, những đồ dùng như đồ lót, găng phẫu thuật... cũng là những vật lây truyền. Mẹ cũng có thể lây virus HPV cho con lúc sinh nở.
Ảnh: Chụp từ báo cáo tại Hội nghị Sản phụ khoa - Hỗ trợ sinh sản nhân dịp kỷ niệm 50 năm tái thành lập khoa Phụ sản Bệnh viện Bạch Mai ngày 29/11
" Những người có quan hệ tình dục, sinh con quá sớm (dưới 17 tuổi) khi cơ quan sinh sản chưa phát triển hết sẽ làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, quan hệ tình dục với nhiều người cũng khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác" - TS Hồng cho hay.
Nghiên cứu của Bệnh viện K cho thấy phụ nữ sinh đẻ nhiều lần (từ 3 lần trở lên) thì tỷ lệ mắc bệnh cao gấp hai lần so với những phụ nữ sinh 1 - 2 con.
Những nguyên nhân khác như suy giảm miễn nhiễm, yếu tố nội tiết, nghiện thuốc lá... cũng làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Tầm soát ung thư cổ tử cung thực hiện ra sao?
Để dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung, ngoài những biện pháp truyền thông giáo dục sức khoẻ, các chuyên gia cho rằng cần dự phòng 3 cấp, trong đó, điều đầu tiên là quan hệ tình dục an toàn, tiêm vaccine phòng HPV, sàng lọc và điều trị các tổn thương tiền ung thư; cuối cùng là phát hiện và điều trị ung thư giai đoạn sớm.
Xét nghiệm HPV rất có giá trị trong sàng lọc ung thư cổ tử cung.
Việc tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ thực hiện với các bước:
- Khám phụ khoa
- Soi cổ tử cung có thể kèm theo chấm acid acetic hoặc dung dịch Lugol: Phát hiện tổn thương sớm bất thường tại cổ tử cung
- Thực hiện xét nghiệm PAP: là một xét nghiệm rất đơn giản, được thực hiện nhằm tìm kiếm sự thay đổi các tế bào bất thường ở cổ tử cung.
- Xét nghiệm HPV: rất có giá trị trong sàng lọc ung thư cổ tử cung.
- Sinh thiết cổ tử cung: khi phát hiện dấu hiệu bất thường qua soi cổ tử cung hoặc xét nghiệm PAp smear có tế bào bất thường.
- Các xét nghiệm khác: siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu...
- Đọc kết quả và tư vấn (hoặc chỉ định khác nếu có).
Chị em cần lưu ý khi thăm khám, làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung trong lúc không có kinh nguyệt. Đặc biệt không bôi kem hay đặt thuốc vào âm đạo và không nên sinh hoạt tình dục trong vòng 48 giờ trước khi xét nghiệm PAP.
Thu Nguyên
Theo giadinh.net
3 dấu hiệu tiết dịch âm đạo ngầm cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung mà nữ giới thường chủ quan bỏ qua Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ giới, nhưng nhiều người lại không biết rõ dấu hiệu cảnh báo bệnh, dẫn đến tình trạng bệnh phát triển trong cơ thể nặng mới đi chữa. Ung thư cổ tử cung thường rất khó phát hiện ở những giai đoạn đầu bởi triệu chứng...