3 bệnh viện tuyến tỉnh ở Hà Tĩnh được phê duyệt phương án tự chủ
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành các quyết định về việc phê duyệt phương án tự chủ cho 3 bệnh viện tuyến tỉnh giai đoạn 2017-2019, bao gồm: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh và Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh là một trong 3 bệnh viện được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt phương án tự chủ
Về cơ cấu tổ chức, các bệnh viện được quyết định thành lập hoặc tổ chức lại các khoa, phòng trên cơ sở tổ chức bộ máy đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Theo đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh có 1 giám đốc và tối đa không quá 3 phó giám đốc; có 10 phòng chức năng và 32 khoa chuyên môn. Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh có 1 giám đốc và tối đa không quá 2 phó giám đốc; có 4 phòng chức năng và 8 khoa chuyên môn. Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh có 1 giám đốc và tối đa không quá 2 phó giám đốc; có 4 phòng chức năng và 7 khoa chuyên môn.
Với phương án tự chủ, các bệnh viện được quyết định vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc
Với phương án tự chủ, các bệnh viện được quyết định vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; phù hợp với định mức quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 5/6/2007 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước sau khi được Sở Y tế thẩm định, trên cơ sở đảm bảo thu nhập cho số lượng người làm việc tăng thêm.
Các bệnh viện được phê duyệt tổ chức thực hiện phương án tự chủ và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước UBND tỉnh, Sở Y tế, các sở, ngành liên quan và trước pháp luật. Định kỳ 6 tháng, năm, báo cáo tình hình triển khai thực hiện về UBND tỉnh, Sở Y tế, Sở Nội vụ, Sở Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Biện Nhung
Theo PLO
Video đang HOT
Siêu dự án 4.500 tỷ "teo tóp" mang dấu ấn của BIDV
Đầu năm 2015, dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt của Công ty Bình Hà được đầu tư hơn 4.500 tỷ đồng trên diện tích hơn 2.000 héc ta tại hai huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh). Tuy nhiên, sau 3 năm triển khai, dự án dần dần "teo tóp".
Dự án triển khai nhanh "chóng mặt" với những ưu đãi "khủng" từ BIDV
Đầu năm 2015, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định số 1300/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt do Công ty cổ phần Chăn nuôi Bình Hà (Công ty Bình Hà) làm chủ đầu tư trên địa bàn hai huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 4.500 tỷ đồng (đã bổ sung, điều chỉnh theo Quyết định số 99/QĐ-UBND ngày 12-1-2016 của UBND tỉnh Hà Tĩnh), được triển khai trên diện tích hơn 2.000 ha. Với quy mô 254.200 con bò/năm, dự kiến sau khi đi vào hoạt động, dự án sẽ góp phần phát triển chăn nuôi bò giống, bò thịt theo quy trình công nghệ cao, là nguồn cung cho thị trường xuất khẩu và nội địa, hàng năm mang lại lợi nhuận bình quân từ 1.000 - 1.400 tỷ đồng, tạo việc làm cho 3.000 lao động địa phương.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện dự án, tỉnh Hà Tĩnh đã điều chỉnh toàn bộ diện tích quy hoạch phát triển cao su, hoa màu, rừng sản xuất trên địa bàn hai huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên sang quy hoạch phát triển chăn nuôi, trồng cỏ.
Theo đó, Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh và Công ty Bình Hà đã thống nhất và thỏa thuận phương án bồi thường, hỗ trợ tài sản trên diện tích đất do Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh quản lý tại hai huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh với hơn 1.848 ha nằm trong quy hoạch chăn nuôi bò, với số tiền 98 tỷ đồng.
Ngoài ra, hàng trăm ha diện tích đất rừng sản xuất, đất trồng hoa màu, trồng lúa của người dân các xã Cẩm Mỹ, Cẩm Quan (huyện Cẩm Xuyên) và Kỳ Tây, Kỳ Hợp (huyện Kỳ Anh) cũng được thu hồi để phục vụ dự án.
Đất rừng sản xuất của người dân các xã Cẩm Mỹ, Cẩm Quan (huyện Cẩm Xuyên) và Kỳ Tây, Kỳ Hợp (huyện Kỳ Anh) được thu hồi, cạo trọc để phục vụ dự án.
Trong quá trình thực hiện dự án, nhà đầu tư đã nhiều lần đề nghị tỉnh Hà Tĩnh thực hiện các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ bồi thường, GPMB phục vụ dự án như: rút ngắn thời gian công khai, phê duyệt và thanh toán tiền bồi thường, gia hạn thời gian nộp báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, không thực hiện các thủ tục cấp phép xây dựng...
Một trong những yếu tố để dự án nuôi bò lớn nhất Miền Trung này được triển khai với một tốc độ chóng mặt như trên là sự sự giúp đỡ được đánh giá là "vô tiền khoáng hậu" từ ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thời ông Trần Bắc Hà làm chủ tịch.
Theo cam kết giữa các bên, ngoài hợp đồng tín dụng cho vay trung, dài hạn hơn 2.000 tỷ đồng mà khả năng thanh khoản nợ còn là dấu hỏi rất lớn, BIDV còn tiếp tục làm đầu mối đầu tư vốn lưu động cho dự án với tổng số tiền hơn 1.000 tỷ đồng.
Được BIDV cấp tín dụng ồ ạt, chỉ chưa đầy hai năm sau khi được cấp phép đầu tư, Công ty Bình Hà đã xây dựng được 65 chuồng trại, hai khu nhà điều hành, hệ thống 19 kho chứa và các công trình phụ trợ khác, đồng thời tiến hành trồng cỏ trên diện tích gần 678 ha.
Thua lỗ hàng trăm tỷ đồng, nhiều sai phạm
Tuy nhiên, không như chiếc bánh được vẽ ra ban đầu, sau 3 năm triển khai, dự án thực sự gây thất vọng cho lãnh đạo và nhân dân Hà Tĩnh. Tổng cộng cả 3 năm, Công ty Bình Hà chỉ mới chỉ nhập về gần 44.000 con bò, trung bình mỗi năm nhập về 15.000 con, bằng 6% quy mô đã được chấp thuận chủ trương đầu tư.
Những chuồng bò trống rỗng của Công ty Bình Hà.
Tại Báo cáo số 157/BH của Công ty Bình Hà ngày 19/9/2017 cũng thừa nhận, dù đã đầu tư vào dự án này với số tiền 2.000 tỷ đồng, tuy nhiên dự án chưa mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn và thua lỗ. Riêng năm 2016 công ty lỗ hơn 200 tỷ đồng.
Đặc biệt là từ tháng 6/2017 đến nay, Công ty Bình Hà không nhập thêm bò và đến thời điểm hiện tại, số bò được chăn nuôi tại dự án chỉ còn chưa đến 800 con.
Dự án chăn nuôi bò của Công ty Bình Hà trở thành một "điểm đen" của ngành Nông nghiệp Hà Tĩnh từ vài năm qua.
Không chỉ thua lỗ ở hạng mục chăn nuôi bò, trong 3 năm, Công ty Bình Hà có nhiều sai phạm liên quan đến lĩnh vực môi trường và chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Cụ thể, Công ty Bình Hà hiện vẫn chưa hoàn thiện các hạng mục bảo vệ môi trường. Người dân đã phát hiện và phản ánh đến cơ quan chức năng việc bò của Công ty Bình Hà bị bệnh chết nhưng công ty đem chôn không đúng quy trình, gây ô nhiễm môi trường. Khi nhận được phản ánh của người dân, cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh tiến hành kiểm tra và phát hiện hàng loạt hạng mục bảo vệ môi trường chưa được hoàn thiện, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh đã ra quyết định phạt Công ty Bình Hà 140 triệu đồng.
Do quy mô đàn bò không đúng như cam kết ban đầu, năm 2017 Công ty Bình Hà đã tự ý chuyển đổi hàng trăm ha đất từ trồng cỏ sang trồng chuối, mặc dù việc chuyển đổi này chưa được UBND tỉnh chấp thuận. Cụ thể, theo báo cáo của Công ty Bình Hà, công ty này đang có kế hoạch chuyển 575 ha trồng cỏ sang trồng giống chuối Cavendish, loại chuối này được công ty nhập về từ Nam Mỹ. Qua tìm hiểu, hiện nay Công ty Bình Hà đã chuyển đổi 190 ha trồng cỏ sang trồng chuối.
Giải trình với tỉnh Hà Tĩnh, phía Công ty Bình Hà cho hay, sở dĩ phải xin chuyển sang trồng chuối vì diện tích trồng cỏ hiện nay được đầu tư công nghệ tưới nhỏ giọt từ Isarel chi phí rất cao, trong khi cỏ được trồng trên đất đồi nên năng suất thấp, không mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn.
Nói về hiệu quả dự án trại bò Bình Hà sau 3 năm triển khai, ông Hoàng Văn Sơn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh cho biết, hiện nay Sở đang yêu cầu Công ty Bình Hà báo cáo lại về dự án chăn nuôi. Còn việc công ty này chuyển đổi diện tích đất từ trồng cỏ sang trồng chuối tỉnh vẫn chưa cho phép.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh khẳng định, thời gian tới nếu nhà đầu tư không triển khai đúng như cam kết, dự án không hiệu quả như mục tiêu đặt ra, gây tác động xấu đến địa phương thì sẽ cho thu hồi dự án.
Liên quan tới dự án chăn nuôi bò của Công ty Bình Hà, ngày 12/6/2018, Cơ quan CSĐT Công an Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng cấu kết chiếm đoạt 110 tỷ đồng.
Hai đối tượng bị khởi tố, tống giam chờ xét xử là Đinh Văn Dũng, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà và Nguyễn Xuân Lương, Giám đốc Công ty Tân Đại Việt (có trụ sở tại phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh), nhà thầu thi công các hạng mục của dự án.
Hai đối tượng Dũng và Lương bị khởi tố vì có hành vi "Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản" theo điều 355 Bộ Luật hình sự.
Theo cơ quan điều tra, đối tượng Lương và Dũng đã có hành vi cấu kết nâng khống khối lượng, chiếm đoạt tài sản với số tiền lên tới 110 tỷ đồng khi thực hiện dự án trại chăn nuôi Bình Hà.
Văn Dũng
Theo Dantri
52 tỷ đồng "vứt không" giữa ruộng Do thiếu vốn cùng những thay đổi về chính sách nên dự án mới thực hiện được một phần với số tiền 52 tỷ đồng thì dừng lại giữa chừng. Hơn 2 năm nay, đoạn đường được đầu tư 52 tỷ đồng bị "vứt không" giữa đồng ruộng khiến người dân không khỏi xót xa. Tuyến đường thẳng tắp, được trải nhựa đẹp...