3 bệnh phụ khoa mà con gái dễ mắc phải trong mùa thu, dám cá là nhiều cô nàng còn chẳng biết
Mùa thu thường có phần nhiệt độ chênh lệch khá nhiều nên từ đó cũng dễ phát sinh ra các loại bệnh viêm nhiễm phụ khoa khiến phái nữ luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
Hầu hết các cô nàng thường gặp rắc rối với bệnh phụ khoa, cứ 10 cô thì phải có 9 cô từng gặp phải tình trạng viêm nhiễm. Trong thời điểm giao mùa thu đông, nhiệt độ chênh lệch rất lớn nên cũng làm phát sinh nhiều loại bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm phần phụ, viêm cổ tử cung… Một khi đã mắc bệnh viêm nhiễm thì nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống.
Sau khi mắc bệnh ở vùng kín, các chị em thường cảm thấy ngứa ngáy, bứt rứt và tình trạng này cứ tái đi tái lại, gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Để tránh mắc phải những căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa trong thời điểm giao mùa, phái nữ nên chú ý chăm sóc sức khỏe vùng kín thật tốt để hạn chế nguy cơ gặp phải một trong ba căn bệnh sau đây.
1. Viêm âm đạo
Do nhiệt độ giữa sáng và tối trong mùa thu có sự chênh lệch lớn nên nếu không chú ý giữ ấm cơ thể thì sức đề kháng sẽ giảm sút, từ đó làm vi trùng dễ xâm nhập và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa cao hơn. Trong đó, bệnh viêm âm đạo là một căn bệnh có liên quan mật thiết tới chuyện vệ sinh cá nhân.
Nếu không chú ý vệ sinh cá nhân, cộng với sức đề kháng của bản thân suy yếu thì rất dễ gây ra bệnh viêm âm đạo, làm vi khuẩn, nấm mốc dễ xâm nhập. Ở thời kỳ bệnh viêm âm đạo khởi phát, dịch nhờn sẽ tiết ra, gây ngứa ngáy vùng kín trong mùa thu. Lúc này, các chị em nên chủ động vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay quần lót kịp thời và chọn quần lót rộng rãi, thoáng khí.
2. Viêm vùng chậu
Các chị em nên chủ động phòng tránh những bệnh phụ khoa trong mùa thu, bao gồm cả bệnh viêm vùng chậu. Một số triệu chứng ban đầu của bệnh này thường không rõ ràng, nhưng thời gian để bệnh phát triển từ cấp tính thành mãn tính đến rất nhanh. Dù vậy, bạn vẫn có thể nhận biết nguy cơ mắc bệnh viêm vùng chậu từ những cơn đau tức bụng dưới hay kinh nguyệt ra không đều, ra huyết bất thường…
Vào mùa thu, bệnh thường dễ xuất hiện hơn và nếu muốn giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn nên chú ý vệ sinh cá nhân và chủ động nâng cao sức đề kháng bằng cách bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.
Video đang HOT
3. Viêm cổ tử cung
Một căn bệnh khác mà phái nữ cũng có nguy cơ mắc phải trong mùa thu, đó chính là viêm cổ tử cung. Việc hình thành căn bệnh này có thể do cổ tử cung bị nhiễm trùng. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều yếu tố, có thể kể đến đời sống tình dục không lành mạnh. Vì vậy, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng tránh phù hợp để tránh nguy cơ viêm cổ tử cung xuất hiện.
Bởi trong mùa thu, nhiệt độ có sự chênh lệch lớn nên cần chú ý giữ ấm cơ thể, tích cực vận động, nâng cao thể lực toàn diện sẽ giúp tăng cường sức đề kháng tốt hơn để đẩy lùi vi khuẩn xâm nhập vùng kín.
Sai lầm khi chăm sóc trẻ bị cảm cúm khiến bệnh lâu khỏi
Cảm cúm là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ thời điểm giao mùa, mùa thu và mùa đông xuân. Chăm sóc trẻ bị cảm cúm sai cách có thể khiến bệnh tình của trẻ tiến tiển nặng và lâu khỏi hơn.
Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng, xuất hiện ở trẻ và nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe của bé.
Một số sai lầm khi chăm sóc trẻ bị cảm cúm dưới đây mà phụ huynh cần lưu ý không phạm phải:
1. Kiêng tắm cho trẻ
Thực tế, nhiều phụ huynh lầm tưởng rằng, khi trẻ bị cảm cúm thì cần phải kiêng tắm cho trẻ. Tuy nhiên, kiêng tắm cho trẻ bị cảm cúm là điều không thật sự cần thiết.
Bác sĩ cho biết rằng vẫn cần tắm rửa cho bé hàng ngày bằng nước ấm. Nên chú ý tắm cho trẻ ở những nơi có phòng kín và lưu ý thời gian tắm cho trẻ không quá lâu để có thể ủ ấm cho trẻ ngay sau đó.
Đặc biệt, trẻ nhỏ dù bị cảm cúm nhưng vẫn sẽ vận động, ra mồ hôi. Do đó, trẻ cần được vệ sinh cơ thể để loại bỏ các tế bào chết và chất bẩn ở trẻ. Việc kiêng tắm cho trẻ khi trẻ bị cảm cúm có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị cảm thấy bức bối, khó chịu và tăng nguy cơ trẻ không được vệ sinh sạch sẽ gây tình trạng viêm nhiễm da.
Trẻ bị cảm cúm vẫn cần được tắm rửa sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn vè khiến trẻ dễ chịu, thoải mái hơn - Ảnh Internet
2. Không giữ gìn vệ sinh môi trường sống của trẻ
Môi trường cũng chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh cảm cúm ở trẻ do virus, vi khuẩn trong môi trường ô nhiễm phát triển mạnh.
Do đó, phụ huynh cần vệ sinh nhà cửa, giường ngủ, thảm trải nhà, đồ chơi của trẻ để tránh các vi khuẩn, bụi bẩn, virus xâm nhập có thể khiến trẻ mắc bệnh cảm cúm.
Không vệ sinh mũi, họng, khoang miệng cho trẻ:
Có rất nhiều cha mẹ không có thói quen vệ sinh khoang miệng, mũi, họng hàng ngày cho trẻ. Chính điều này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh cảm cúm ở trẻ. Để bảo vệ trẻ khỏi bệnh cảm cúm, mẹ nên rửa mũi và súc họng bằng nước muối sinh lý cho trẻ để mũi, họng và khoang miệng của trẻ sạch sẽ.
Giữ môi trường sống của trẻ sạch sẽ, thoáng mát - Ảnh Internet
3. Để trẻ tiếp xúc với người khác gây lây nhiễm bệnh cảm cúm
Bác sĩ đưa ra lời khuyên để phòng bệnh cảm cúm cho trẻ, phụ huynh không nên cho bé tiếp xúc với người bệnh hoặc các yếu tố có thể gây hại tới đường hô hấp của bé như: Bụi, hơi nóng, khí nóng, khí độc,...
Thời tiết chuyển mùa, cha mẹ cần giữ ấm cơ thể cho con và đảm bảo trẻ nhỏ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Duy trì môi trường sống thoáng mát, tránh tình trạng ẩm thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.
4. Không tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị cảm cúm cho trẻ
Phụ huynh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc kháng sinh để cho trẻ uống nhằm điều trị cảm cúm cho trẻ mà chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh cho trẻ.
Phụ huynh tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị cảm cúm để giảm triệu chứng cảm cúm ở trẻ - Ảnh Internet
Đa số, các bệnh viêm đường hô hấp đều do virus gây nên. Trong khi đó, thuốc kháng sinh lại chỉ có tác dụng với vi khuẩn. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của trẻ, phụ huynh tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị cảm cúm cho trẻ mà nên thay vào đó bằng cách sử dụng các dược phẩm thiên nhiên an toàn, nhằm đem lại hiệu quả giảm triệu chứng.
Cha mẹ cần không chủ quan với bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ và không tự ý mua thuốc điều trị vì có thể khiến tình trạng bệnh cảm cúm ở trẻ diễn biến nặng hơn. Chưa kể, có rất nhiều loại thuốc không phù hợp và không đem lại hiệu quả điều trị cảm cúm đối với trẻ dưới tuổi.
Ngoài ra, nếu phụ huynh liên tục cho trẻ sử dụng thuốc điều trị cảm cúm không kê đơn, lợi dụng thuốc làm giảm triệu chứng khó chịu do cảm cúm gây ra cho trẻ có thể gặp phải những tác dụng phụ và gây ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển thể chất của trẻ nhỏ.
"Kén" đặt phụ khoa được quảng cáo như thần dược: Nhận định từ chuyên gia Theo lời quảng cáo của người bán, chỉ cần đặt "kén" vào vùng kín từ 24-48h, các chất bẩn, nấm ngứa sẽ được dọn sạch, từ đó giúp người dùng chữa đủ các loại bệnh phụ khoa, thậm chí là cả vô sinh. Kén đặt phụ khoa chữa "bách bệnh" "Diệt nấm, vi khuẩn"; "phòng chống tất cả các loại viêm nhiễm phụ...