3 bãi rác thải quá tải, người dân Hậu Giang ngộp thở
Tỉnh Hậu Giang có 3 bãi rác quy mô lớn đang hoạt động là Kinh Cùng (huyện Phụng Hiệp); Long Mỹ (thị xã Long Mỹ); Tân Tiến (TP. Vị Thanh). Lượng rác ngày càng ứ đọng bởi sức chứa các bãi này đã bão hòa.
Ô nhiễm nặng vì bãi rác không còn chỗ đổ
Theo số liệu của Công ty cổ phần Cấp thoát nước – Công trình đô thị Hậu Giang, hiện tổng lượng rác thu gom và xử lý là gần 6.800 tấn rác/tháng. Với tốc độ này, các bãi rác chỉ còn tiếp nhận rác được đến hết năm 2017. Điều đó có nghĩa rác cũng sẽ chưa biết đi đâu, về đâu trong khi bãi rác mới với quy mô lớn có khả năng “ngốn sạch” rác mỗi ngày của Hậu Giang tại xã Hòa An lại còn rất xa vời với tiến độ “ì ạch”.
Rất nhiều người đến bãi rác Kinh Cùng để mưu sinh. Ảnh: T.L
Mới đây, lãnh đạo UBND tỉnh Hậu Giang đã có buổi làm việc với Công ty Cấp thoát nước – Công trình đô thị Hậu Giang, chỉ đạo cụ thể: Trong khi chờ xây dựng bãi rác mới cần sớm khắc phục ô nhiễm để bảo vệ môi trường, đảm bảo mỹ quan và sức khỏe nhân dân; đồng thời yêu cầu đơn vị thi công tăng tốc để hoàn thành tiến độ xây dựng bãi rác Hòa An đúng tiến độ nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu.
Đáng lo ngại hơn khi bãi rác Tân Tiến hoạt động gần 20 năm nay, nhưng từ năm 2013 đến nay, khi bãi rác Tân Long đóng cửa, bãi rác này đã hoạt động với công suất lớn hơn. Trung bình mỗi tháng có hơn 130 tấn rác thải sinh hoạt từ các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Hậu Giang được vận chuyển về tập kết, chôn lấp tại đây khiến bãi rác quá tải và gây ô nhiễm nghiêm trọng. Dù theo quy định, bãi rác này phải đóng cửa năm 2016, nhưng đến nay vẫn hoạt động bình thường để
Video đang HOT
“giải cứu” rác thải ngày càng dày đặc và tất nhiên ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng là điều tất yếu.
Ông Võ Văn Thành – ngụ xã Tân Tiến bức xúc nói: “Người dân ở đây trông đợi từng ngày bãi rác tạm này ngừng hoạt động để bà con được trả lại bầu không khí trong lành, con nít không còn bệnh như trước. Vậy mà tới nay gần 2 năm rồi đâu vẫn hoàn đấy, rác thải ngày càng nhiều hơn trước”.
Nếu trước đây, bãi rác Kinh Cùng chỉ quy hoạch xây dựng làm nơi trung chuyển rác với số lượng hạn chế trong khi chờ bãi rác Hòa An đi vào hoạt động, hiện tại nơi đây đã trở thành bãi rác thực sự với lượng rác khổng lồ. Trung bình mỗi tháng, bãi rác này phải tiếp nhận trên 1.300 tấn, cao gấp 3 lần so với sức chứa hiện có nên việc ảnh hưởng mùi hôi đến khu dân cư xung quanh là điều không thể tránh khỏi.
Để giải quyết tạm thời vấn đề này, Công ty cổ phần Cấp thoát nước – Công trình đô thị Hậu Giang đã thường xuyên phun hóa chất để giảm mùi hôi phát tán và diệt côn trùng, bơm hút lượng nước rỉ từ rác đem về bãi rác Tân Tiến để xử lý vì theo quy hoạch, bãi rác Kinh Cùng chỉ là bãi rác trung chuyển nên không có xây dựng hệ thống xử lý nước rỉ rác.
Còn phải chờ đợi
Ông Dương Văn Thọ – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Cấp thoát nước – Công trình đô thị Hậu Giang lo lắng nói: “Chúng tôi đã làm hết khả năng để giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến người dân quanh khu vực. Nhưng nếu thời gian kéo dài, công ty sẽ gặp nhiều khó khăn”.
Hiện nay, đối với lượng rác đổ vào mỗi ngày, công ty đã triển khai các biện pháp khắc phục và xử lý ô nhiễm môi trường; thường xuyên phun chế phẩm sinh học diệt mùi hôi, diệt ruồi muỗi, côn trùng và phủ bạt kín lượng rác tồn đọng để không bị nước mưa thấm qua rác thải tràn ra làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, công ty cũng đề xuất UBND tỉnh Hậu Giang mở rộng quy mô diện tích bãi rác Long Mỹ, Kinh Cùng nhằm đảm bảo có nơi chứa rác.
Tuy nhiên, theo tính toán, trong năm 2017, cả 2 bãi rác Kinh Cùng và Tân Tiến sẽ đóng cửa. Riêng bãi rác Long Mỹ cũng có khả năng chứa đến cuối năm 2018 là chấm dứt, trong khi bãi rác Hòa An với quy mô lớn và hiện đại vẫn chưa có tín hiệu đẩy nhanh tiến độ thi công.
Theo Danviet
Cải thiện sinh kế cho người dân ĐBSCL
Bayer Việt Nam (Bayer) phối hợp Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển cộng đồng Ánh Dương (Trung tâm Ánh Dương) vừa tổ chức "Ngày Thiện nguyện" và tổng kết giai đoạn một dự án "Cuộc sống Tốt đẹp hơn cho cộng đồng khu vực ĐBSCL". Đây là chương trình hỗ trợ người dân gặp hoàn cảnh khó khăn tại huyện Long Mỹ, huyện Phụng Hiệp và thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Chương trình hỗ trợ cộng đồng
Ông Kohei Sakata - Tổng Giám đốc Bayer Việt Nam cho biết: Trong giai đoạn một của dự án (2016-2017), Bayer đã phối hợp Trung tâm Ánh Dương thực hiện nhiều hoạt động thiết thực. Tính đến thời điểm hiện tại, 340 hộ dân tại Hậu Giang đã được hỗ trợ thực hiện các mô hình trồng trọt và chăn nuôi tiên tiến đạt hiệu quả cao và phù hợp với hoàn cảnh của từng hộ gia đình, bao gồm: trồng trọt (22 hộ), chăn nuôi kết hợp (189 hộ), thủy sản kết hợp (65 hộ), buôn bán nhỏ (47 hộ) và mô hình khác (17 hộ).
Ông Kohei Sakata - Tổng Giám đốc Bayer Việt Nam cùng các tình nguyện viên của công ty và Trung tâm Ánh Dương lắp đặt nhà lưới hỗ trợ bà Lê Thị Kha. Ảnh: H.C
Đồng hành cùng "Ngày Thiện nguyện", cùng ngày Công đoàn Bayer trao tặng 20 xe đạp cho 20 em học sinh thuộc các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Long Trị A, huyện Long Mỹ; thăm và tặng quà cho 25 hộ có hoàn cảnh khó khăn tại các xã Long Trị A, Phương Bình và Xà Phiên; với tổng số tiền gần 68 triệu đồng.
Ngoài ra, đã có 36 buổi tập huấn cộng đồng được tổ chức cho hơn 520 người dân tại địa phương để chuyển giao kiến thức chuyên môn về vệ sinh môi trường, kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản.
Đồng hành cùng các hỗ trợ về kinh tế hộ gia đình, dự án còn đóng góp vào công tác chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng môi trường sống cho người dân.
"Chúng tôi rất vui mừng trước những lợi ích thiết thực mà chương trình đã và đang mang lại cho bà con gặp nhiều khó khăn khu vực ĐBSCL, nhằm cải thiện sinh kế một cách bền vững. Đây là động lực thúc đẩy Bayer cùng Trung tâm Ánh Dương tiếp tục thực hiện và mở rộng quy mô dự án để những điều tốt đẹp lan tỏa đến nhiều người hơn nữa. Qua đó, thể hiện cam kết lâu dài của Bayer trong việc hỗ trợ cộng đồng địa phương nơi chúng tôi đang hoạt động" - ông Kohei Sakata chia sẻ.
Dự án đạt kết quả thiết thực
Chị Lê Thị Kha ở ấp 5, xã Long Trị A, huyện Long Mỹ, xúc động cho biết: "Nhà nghèo thuộc diện có sổ, không ruộng vườn, hai mẹ con chỉ có khoảng 100m2 đất trước sân để bầu cây giống và trồng ít hoa màu sinh sống. Mới đây chương trình đã hỗ trợ lắp đặt nhà lưới để trồng rau sạch, không bị sâu rầy... Mẹ con tôi có điều kiện canh tác ổn định, tôi rất mừng. Tôi sẽ cố gắng làm để tăng thu nhập, lo tốt cho cuộc sống hai mẹ con, nhất là lo cho con ăn học đế nơi đến chốn".
Còn bà Đặng Thị Mành (xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp) vui mừng bộc bạch: "Tôi rất cảm động và chân thành cảm ơn Trung tâm Ánh Dương cùng các anh chị tình nguyện viên của Bayer đã giúp nhà tôi có được hệ thống đệm lót sinh học. Hệ thống này sẽ giúp đàn gà nhà tôi khỏe mạnh và mau lớn, chuồng gà sẽ giảm được mùi hôi và khí độc, giữ môi trường trong sạch, không gây ô nhiễm".
Trong năm vừa qua, mỗi hộ gia đình tham gia vào dự án đã cải thiện kinh tế ổn định (tăng thu nhập trung bình là 25%/năm). Với những thành công bước đầu, Trung tâm Ánh Dương mong muốn cùng Bayer ngày càng mở rộng chương trình để góp phần đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhiều người dân có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương" - bà Hồ Thị Kim Chúc, Giám đốc Trung tâm Ánh Dương chia sẻ.
Theo Danviet
Vụ cha đầu độc 3 con rồi tự tử: Bi kịch nhà nghèo, nhiều con? Bước đầu phía Công an tỉnh Hậu Giang xác định, anh S cho 3 đứa con nhỏ uống thuốc trừ sâu để cùng tự tử. Mặc dù gia đình có hoàn cảnh khó khăn, sống bằng nghề làm thuê nhưng vợ chồng anh S có đến 4 người con. Liên quan đến vụ 4 cha con ở xã Hoà An, huyện Phụng Hiệp...