29.000 tỷ đồng cho Tây Nguyên “cất cánh”
Được đánh giá là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có cam kết sẽ đảm bảo đủ tính dụng cho Tây Nguyên phát triển.
Tín dụng nông nghiệp chiếm gần 50%
NHNN nhận định, Tây Nguyên là địa bàn chiến lược, đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái của Việt Nam. Đây cũng là vùng trọng điểm phát triển của nhiều cây công nghiệp chủ lực như cà phê, hồ tiêu, cao su… và vùng sản xuất rau, hoa quả công nghệ cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; có tiềm năng lớn về phát triển nông, lâm nghiệp, thủy điện, thủy lợi, khai thác chế biến khoáng sản và phát triển năng lượng tái tạo.
Các TCTD cam kết đảm bảo vốn cho khu vực Tây Nguyên. Ảnh: P.L
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, từ năm 2011 đến nay, NHNN đã cho phép thành lập mới 30 chi nhánh tổ chức tín dụng (TCTD), 8 phòng giao dịch và 7 Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn, qua đó đáp ứng kịp thời nguồn vốn, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đối với doanh nghiệp và người dân.
Hiện tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn Tây Nguyên khoảng 120,6 nghìn tỷ đồng, trong khi đó dư nợ tín dụng gần gấp đôi, trên 222 nghìn tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng 49,3%; dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng 12,3%.
Video đang HOT
Các chương trình tín dụng đặc thù, ưu đãi và các chính sách liên quan tới công tác an sinh xã hội của ngành ngân hàng được tích cực triển khai đã góp phần giúp hơn 104 nghìn hộ đã vượt qua ngưỡng nghèo.
Tuy nhiên, Thống đốc NHNN cũng chỉ ra một số khó khăn, hạn chế của vùng Tây Nguyên như: Vấn đề quy hoạch, chiến lược phát huy thế mạnh của vùng còn thiếu tính ổn định, chưa bền vững; quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của vùng còn nhiều bất cập; tính liên kết giữa nông nghiệp với công nghiệp, giữa doanh nghiệp và người sản xuất; giữa các địa phương trong vùng với các vùng kinh tế khác còn yếu, chưa tạo được chuỗi liên kết giá trị trong sản xuất nông nghiệp…; sản xuất công nghiệp chậm phát triển, quy mô doanh nghiệp còn nhỏ bé; hệ thống cung cấp hàng hóa còn yếu và thiếu…
Đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho Tây Nguyên
Phát biểu tại hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ 4 được tổ chức mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao NHNN nghiên cứu, xem xét nâng mức cho vay và khuyến khích hình thức vay tín chấp, nhất là với hộ nông dân, đồng bào dân tộc; có nhiều hình thức hỗ trợ doanh nghiệp như cấp bù lãi suất…
NHNN cũng cho biết, các TCTD cam kết tài trợ hơn 29.000 tỷ đồng, đối với 36 dự án phát triển kinh tế, xã hội của Tây Nguyên. Sau hội nghị xúc tiến đầu tư lần thứ 2 và thứ 3 của Tây Nguyên được tổ chức năm 2015 – 2016, các TCTD đã bố trí đủ nguồn vốn và đẩy mạnh giải ngân cho các dự án được cam kết tài trợ. Đến nay đã có 36 dự án được giải ngân với số vốn giải ngân đạt hơn 13.000 tỷ đồng cam kết, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực có thế mạnh của vùng như: Cà phê, cao su, giao thông, thủy điện.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Tây Nguyên, giai đoạn 2011 – 2015, tăng trưởng GRDP của vùng đạt 7,19%/năm, bằng 4,92 lần tốc độ tăng dân số. Trong đó, khu vực nông – lâm – thủy sản tăng 5,91%, khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 11,19%, khu vực dịch vụ tăng 7,27%. Đặc biệt giai đoạn này ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của vốn đầu tư vào Tây Nguyên, đạt 265,7 nghìn tỷ đồng, gấp đôi so với giai đoạn 2006 – 2010.
Theo Danviet
Tình người trong cơn lũ
Năm nào cũng vậy, người dân miền Trung ruột thịt đều phải chịu cảnh bão lũ, tan hoang nhà cửa, ruộng vườn, thậm chí chịu sự mất mát về con người.. Những ngày qua, hàng ngàn ngôi nhà bị chìm sâu trong biển nước, người người ngoi ngóp trong mưa lũ, nhiều công trình cơ sở hạ tầng như trạm xá, bệnh viện, trường học, hệ thống giao thông, thủy lợi bị ngập, hư hỏng, đời sống của người dân vùng lũ vô cùng khó khăn,...Nếu tận mắt chứng kiến những hình ảnh đau thương ấy cho dù người có trái tim sắt đá đến mấy cũng sẽ nhói lòng.
Hơn bao giờ hết, tình người trong cơn lũ của người dân Việt Nam đã được thể hiện rõ nét và nhiều ý nghĩa qua những lời kêu gọi tinh thần tương thân tương ái trong cán bộ, công chức, người lao động, quyên góp ủng hộ các địa phương và nhân dân vùng bị thiệt hại sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và phục hồi sản xuất. Tinh thần lá lành đùm lá rách đã lan tỏa cực nhanh trên các trang mạng xã hội với những lời kêu gọi bạn bè hãy hướng về miền Trung thân thương, chia sẻ cùng đồng bào đang khó khăn trong biển lũ, đặc biệt là hình ảnh các chiến sĩ công an đã cứu được sản phụ Vũ Thị Việt Trinh (23 tuổi), trú xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam sẽ được gia đình chị và cộng đồng xã hội ghi nhớ mãi.
Công an giúp sản phụ vượt cạn trong lũ
Ngày 16 tháng 12 năm 2016, khi chị Việt Trinh chuyển dạ và được người trong nhà đưa lên Trạm Y tế xã Đại An để chuẩn bị sinh nở thì nước lũ đột ngột dâng cao. Nước chảy rất mạnh, tràn ngập khắp nơi, nhưng vì phải di chuyển bằng ghe nhỏ nên chị bị mắc kẹt lại giữa dòng nước. Trước tình hình nguy cấp như vậy, nhân viên trạm y tế xã đã thông báo cho lực lượng công an huyện giúp đỡ. Nhận được tin báo, lực lượng Công an huyện đã khẩn trương huy động các chiến sĩ sử dụng ca nô tiếp ứng, với những nỗ lực tuyệt vời các anh chiến sĩ công an thì sản phụ Trinh đã được đưa đến bệnh viện an toàn. Lúc qua đến bờ để đưa chị Trinh lên xe để chuyển đến bệnh viện, mẹ của chị Trinh vui mừng xúc động thốt lên: "Ri là chắc rồi đây con ơi. Cảm ơn mấy chú Công an quá!".
Lực lượng Công an giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ
Hành động dũng cảm giúp dân của những cán bộ chiến sỹ công an đã làm đẹp thêm hình ảnh người chiến sỹ "Vì nước quên thân - Vì dân phục vụ". Chiến sỹ công an đã có nhiều hoạt động tình nguyện, chung sức vì cộng đồng, có người công khai có người lặng lẽ nhưng dù cách nào đi chăng nữa cũng làm sáng lên tin thần tương ái của dân tộc. Mỗi người, mỗi việc nhưng việc nào cũng có ý nghĩa riêng.
Chiến sỹ công an đã có nhiều hoạt động tình nguyện, chung sức vì cộng đồng.
Thiên tai là những thứ mà con người không bao giờ tránh khỏi, và những gì chúng ta có thể làm là cùng nhau chung tay hỗ trợ cho bà con nông dân ở những miền đất kém may mắn, còn nhiều thiệt thòi như miền Trung, xuất phát từ tinh thần "một cây làm chẳng nên non, hai cây chụm lại nên hòn núi cao" của người Việt Nam. Chưa năm nào những câu chuyện về sự sẻ chia, đùm bọc trong bão lũ lại được nhắc đến nhiều như vậy khi người dân cả nước hướng về mảnh đất này. Những chiếc xuồng, những chuyến xe cứu trợ liên tục về với các xã vùng lũ những món quà được trao tận tay người dân đến tận nhà chìm trong nước lũ, đó chính là lúc chúng ta cảm nhận được sự ấm áp từ tình người.
Sơn Ca
Theo Danviet
TT- Huế: Các hồ thủy lợi, thủy điện đồng loạt xả lũ Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có lệnh xả lũ tại 3 hồ thủy lợi, thủy điện để đưa về mực nước đón lũ trong những ngày tới. Thời gian xả lũ về hạ du bắt đầu từ trưa nay (2-11) và được khống chế lưu lượng nhằm đảm bảo an toàn cho hạ du. Sáng 2-11, ông Phan Thanh Hùng, Chánh văn...