2/9 la cà check-in các tọa độ cổ kính nổi tiếng giữa thủ đô
Nếu hội bạn thân không đi du lịch dịp 2/9, đừng trốn trong nhà mà hãy ra ngoài khám phá thủ đô Hà Nội. Bạn sẽ thêm yêu thành phố sở hữu nhiều góc cổ kính lên ảnh siêu tình.
Ảnh: Kinnkenn.
Nhà thờ Lớn: Công trình cổ kính luôn nằm trong danh sách tham quan của du khách đến Hà Nội. Nhà thờ chính tòa Thánh Guise vẫn giữ vẻ thanh lịch, kiêu sa từ khi được xây dựng ở thế kỷ 19. Khách nước ngoài khám phá thủ đô luôn đến công trình biểu tượng này để lưu giữ khoảnh khắc tham quan, cầu nguyện ở chốn linh thiêng.
Ảnh: Rachelsarahtravels, phuongha.
Thời gian mở cửa Nhà thờ Lớn thường từ 5h30-18h hàng ngày. Khách đến vào cuối tuần có thể dự lễ tiếng Pháp, lễ thiếu nhi và lễ dành cho giới trẻ vào các khung giờ đặc biệt. Bạn cần chú ý chọn trang phục lịch sự, chỉnh tề nếu vào bên trong tham quan. Vẻ đẹp cổ kính của nhà thờ là biểu tượng của Hà Nội khiến nhiều người muốn lưu lại những hình ảnh nơi đây ít nhất một lần trong đời.
Ảnh: Tuan.luu.anh.
Hiệu bánh cốm phố Hàng Than: Nhắc đến thủ đô Hà Nội, người dân mọi miền đều nghĩ đến những món ăn đặc trưng truyền thống, trong đó có bánh cốm. Cửa hàng bánh cốm lâu đời trên phố Hàng Than vẫn nguyên sơ nội thất từ thời xưa là nơi nhiều bạn trẻ đến săn góc ảnh có phần hoài cổ. Giữa đường phố tấp nập, tìm đến những căn nhà còn vẹn nguyên ở phố cổ là điều hiếm có, mang cho mỗi người cảm xúc khác nhau.
Ảnh: Minhtienkhoi, zaklinatadinh_official.
Phố Tạ Hiện: Khu phố luôn tấp nập du khách trong và ngoài nước mọi ngày trong tuần với nhiều hoạt động náo nhiệt. Bí quyết để có những bức ảnh đẹp tại đoạn phố nhỏ này là bạn phải dậy từ sáng sớm để săn ảnh khi vắng vẻ. Cứ bước vào ngày mới, đoạn phố này sẽ tấp nập các hoạt động ăn sáng, cà phê với nhiều hàng quán phục vụ thực khách với vô vàn món ngon đặc trưng của thủ đô.
Ảnh: m_s.hwang, lylychuu.
Phố đường tàu: Đoạn đường nhỏ nhưng thu hút đông đảo sự chú ý của du khách nước ngoài thời gian gần đây bởi góc ảnh “sống ảo” độc đáo cho người chụp. Ngoài giờ tàu chạy, hai bên đường ray đã xuất hiện nhiều quán xá phục vụ du khách ngắm cuộc sống nơi đường tàu. Nơi đây đã có thêm nhiều màu sắc tươi mới nhưng vẫn giữ vẻ cổ kính vốn có. Dịp lễ 2/9, bạn chần chừ gì mà không thử tận hưởng góc nhỏ đặc trưng của thủ đô Hà Nội?
Ảnh: Mintt95.
Phố sách: Xuất hiện không lâu nhưng phố sách đã trở thành nơi quen thuộc cho du khách rảo bước ngắm nhìn vẻ đẹp Hà Nội. Giới trẻ có thêm không gian phát triển văn hóa đọc và thỏa sức thả dáng sống ảo. Đoạn phố ngắn trên đường Hai Bà Trưng là nơi cho ra đời nhiều bộ ảnh níu giữ thanh xuân của người Hà Nội.
Ảnh: Bibibabie, ruby.lee276.
Chỉ đơn giản là những gian hàng với mái ngói bán sách trên nền gạch vuông nhỏ, bạn không cần quá đau đầu nghĩ cách tạo dáng để chụp những bức hình đẹp. Tông màu ghi tây và chuỗi đèn lồng, cây xanh, ghế đá đủ cho mọi người xốn xang khi quay về một góc học đường. Thiết kế của phố sách mang hơi hướm hiện đại mà vẫn giữ vẻ thanh lịch, cổ kính của thủ đô.
Theo news.zing.vn
Thót tim cảnh tây, ta lố nhố đứng ngồi ở xóm cà phê "phố đường tàu"
Những năm gần đây, cà phê phố đường tàu trở thành một trong những địa điểm du lịch nổi bật ở Hà Nội cùng với đó cư dân ở đây mỗi ngày đều phải đối mặt với nguy hiểm ngay trước hiên nhà, với tiếng tàu inh ỏi và một không gian sinh hoạt chật hẹp.
Những năm gần đây, cà phê phố đường tàu ở khu vực trung tâm Hà Nội trở thành một trong những địa điểm du lịch nổi bật ở Hà Nội.
Dẫu vậy, du lịch "Phố đường tàu" là nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro bất trắc. Tình trạng nhiều hộ kinh doanh lấn chiếm hành lang đường sắt để kinh doanh trà đá, cà phê, đồ ăn vặt... ngày càng tràn lan, kéo theo lượng người dân địa phương và khách du lịch rất đông áp sát đường ray. Điều này không chỉ gây mất an toàn giao thông đường sắt, ảnh hưởng đến tính mạng, an toàn của bản thân hộ kinh doanh, khách hàng, mà còn làm mất mĩ quan đô thị của Thủ đô.
Du khách khi chuyến tàu đi qua
Tuyến đường sắt này thuộc về tuyến đường sắt được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Chẳng hiểu từ bao giờ, những người làm việc trong ngành đường sắt bắt đầu dựng nhà bên khu vực hành lang. Từng nhà lại từng nhà hóa thành xóm nhỏ, xuyên suốt từ ga Long Biên đến hết phố Lê Duẩn. Đã hơn 30 năm, nhiều thế hệ sinh sống tại nơi này. Có những đứa trẻ sinh ra và lớn lên gắn liền với đường ray và tàu hỏa.
Anh Vinh, một người dân sinh sống tại đây, cho biết dù biết nguy hiểm nhưng người dân ở đây đã quá quen thuộc tàu giờ chạy. Khi tàu đến, mọi người tránh sang một bên. Tàu đi, họ trở lại vị trí cũ. "Hầu hết mọi người tỏ ra rất chủ quan. Họ chơi đùa, kinh doanh sát đường tàu, thậm chí ngay trên đường ray. Vào tháng gần Tết, một số chuyến tàu được tăng cường nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Tăng cường tàu, người dân ở đây cũng không nắm rõ giờ tàu chạy qua nên rất nguy hiểm" - anh Vinh nói.
Tuy cuộc sống của họ luôn rình rập những nguy hiểm, thế nhưng điều đó từ lâu đã trở thành một phần trong cuộc sống của họ, cũng vì những lý do đó mà khách du lịch đến nhiều hơn với xóm cà phê đường tàu cùng nhâm nhi ly cà phê và cảm nhận sự nguy hiểm khi đoàn tàu đi qua
Vào những ngày cuối tuần khách du lịch nước ngoài tụ tập chật cứng tại những quán cà phê trong phố. Họ thong dong ngồi nhâm nhi ly cà phê, gọi vài chai bia và trông ngóng ra ngoài như đang chờ điều gì đó.
Chị Lan, chủ một quán cà phê, cho biết: "Lý do tại sao người nước ngoài biết đến nơi này, chị không rõ. Tuy nhiên, nhiều người quay lại 3-4 lần. Vài phút sau, tiếng còi tàu vang lên, chị và mọi người nhắc nhở khách vào nhà và chú ý giữ an toàn. Khi đoàn tàu đi qua, nhiều người vỗ tay và tỏ ra phấn khích.
Du khách thích thú khi tàu đi ngang qua đây
Ban ngày, cuộc sống "Phố đường tàu" náo nhiệt, ồn ào bởi khá đông du khách
Mọi thứ đều diễn ra bình thường bởi họ đã quen với giờ tàu chạy, mỗi ngày có khoảng 10 chuyến tàu qua lại
Đã có nhiều biển cảnh báo về sự nguy hiểm đang rình rập ở "phố đường tàu"
Vào ban đêm "phố đường tàu" lung linh với nhiều sắc màu trong ánh đèn nhưng bên cạnh đó nhiều hộ kinh doanh kê bàn lấn chiếm sát đường ray, tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm
Những chuyến tàu qua đi, du khách vội vã rời khỏi. Phố nhỏ lại về với nguyên trạng. Đêm đã về khuya, người dân trong khu phố vẫn cặm cụi làm những công việc của riêng mình. Người cố gắng làm nốt việc dang dở. Từng ánh đèn biến mất. Phố đường tàu chìm trong màn đêm.
Tuyến đường sắt Bắc - Nam xuất phát từ Ga Hà Nội có nhiều đoạn chạy len lỏi qua các khu dân cư với hàng trăm hộ dân sống ở hai bên đường ray
Tin-ảnh-clip: Ngô Nhung
Theo nld.com.vn
Nghìn share cho bài viết "100 điều phải thử khi tới Hà Nội", bạn đã thử được bao nhiêu việc rồi? Chắc chắn số người đã thử hết 100 điều này chẳng nhiều đâu, dù là người Hà Nội gốc đi chăng nữa! Đi xem phim, đi cafe, lên phố đi bộ, đi ăn hàng quán, còn gì nữa nhỉ? Hà Nội hết chỗ chơi rồi à? Nếu chỉ quẩn quanh vài ba hình thức giải trí ấy, thì thật phí cho những ai...