29 hộ người Lào biên giới Hướng Hóa lần đầu tiên được đón Tết Việt
Trước thềm Tết Canh Tý 2020, vừa qua, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, Trưởng ban chỉ đạo biên giới tỉnh Hà Sỹ Đồng đã đi thăm, chúc tết các đồn biên phòng, người dân sống tại khu vực biên giới huyện Hướng Hóa; động viên những hộ người Lào lần đầu tiên được đón Tết Nguyên đán sau khi nhập quốc tịch Việt Nam.
Báo cáo với đoàn công tác lãnh đạo tỉnh Quảng Trị về tình hình, kết quả công tác biên phòng năm 2019, chỉ huy các đồn biên phòng: Lao Bảo, Hướng Phùng, Hướng Lập, Đoàn Kinh tế – Quốc phòng 337, Đội trinh sát đặc nhiệm khẳng định đã chấp hành nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên; bám sát tình hình thực tế tại đơn vị, triển khai đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, phục vụ tốt công tác quản lý, bảo vệ biên giới; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới được đảm bảo; chủ quyền an ninh biên giới được giữ vững.
Ông Hà Sỹ Đồng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị thăm, chúc tết các cán bộ, chiến sĩ biên phòng.
Chia sẻ về chương trình: “Xuân biên phòng – ấm lòng dân bản Tết Canh Tý 2020″, Trung tá Nguyễn Quang Tuấn – Đồn trưởng Đồn Biên phòng Hướng Lập cho biết, những năm qua, Đồn Biên phòng Hướng Lập luôn phát huy tốt vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ an ninh, biên giới quốc gia trên địa bàn phụ trách.
Đơn vị phụ trách địa bàn thuộc 02 xã Hướng Lập, Hướng Việt, huyện Hướng Hóa là xã khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, có hơn 99% là người Vân Kiều sinh sống, trong đó số hộ nghèo và cận nghèo chiếm tỉ lệ hơn 50% dân số.
Ông Hà Sỹ Đồng cùng lãnh đạo các đồn biên phòng, đại diện các doanh nghiệp tặng quà tết cho người dân.
Thấu hiểu điều kiện đời sống của bà con nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, đơn vị đã tích cực tham gia phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; đồng thời phát động cán bộ chiến sĩ quyên góp ngày lương, vật chất; kêu gọi, kết nối và được sự ủng hộ, giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị, công ty, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong và ngoài địa bàn tỉnh, với nhiều chương trình, hoạt động thiết thực giúp đỡ bà con nhân dân như: xây dựng trường học, nhà tình nghĩa biên giới, nhà thờ phụng liệt sỹ; tặng quà cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, đặc biệt khó khăn; nâng bước em đến trường, con nuôi biên phòng, chăm sóc mẹ già neo đơn có công với cách mạng; giúp đỡ các gia đình hoạn nạn sau bão lụt, lốc xoáy…
Nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, đơn vị đã phối hợp với các nhà tài trợ, mạnh thường quân trao tặng hàng trăm suất quà cho người dân biên giới; tặng 200 cặp bánh chưng xanh, 400 đôi giày; cán bộ chiến sĩ đồn đóng góp ngày lương, thực phẩm tổ chức gói 200 cặp bánh chưng,… với tổng trị giá khoảng 110 triệu đồng.
Video đang HOT
“Năm nay cũng là năm đầu tiên 29 hộ/41 khẩu người Lào lần đầu tiên được đón Tết Nguyên đán sau khi nhập quốc tịch Việt Nam” – Trung tá Tuấn nói.
Sau đó, đoàn công tác của tỉnh Quảng Trị cũng đã đến thăm và tặng quà những hộ gia đình người Lào lần đầu tiên được đón Tết Nguyên đán sau khi chính thức nhập quốc tịch Việt Nam.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị và các chiến sĩ biên phòng đến thăm một hộ người Lào lần đầu tiên được đón Tết Nguyên đán sau khi nhập quốc tịch Việt Nam.
Lắng nghe những chia sẻ của cán bộ, chiến sỹ và người dân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng nhấn mạnh, các đồn biên phòng hiện tại đều nằm ở vị trí quan trọng trong quốc phòng, an ninh kinh tế và xã hội của địa phương cũng như quốc gia.
Những năm qua, các đồn đạt được nhiều thành tích tốt trong công tác; thực hiện hiệu quả công tác quản lý biên giới; phối hợp chặt chẽ với nước bạn Lào để quản lý, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ngăn chặn tình trạng vượt biên trái phép; chăm lo tốt đời sống cho đồng bào các dân tộc khu vực đồn đóng quân.
Thời gian tới, lãnh đạo UBND tỉnh đề nghị các đơn vị tiếp tục phát huy những kết quả đạt được để xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, chính quyền và có vai trò quan trọng hơn trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của các địa phương; tổ chức tốt công tác tuần tra, bảo vệ vững chắc đường biên giới; kiểm soát, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm xuất nhập khẩu trái phép, mua bán hàng lậu, hàng hóa phạm pháp… nhất là trong dịp cuối năm.
Đối với các huyện miền núi Hướng Hóa cần tiếp tục thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo; phát triển kinh tế – xã hội và đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn. Đồng thời yêu cầu huyện tiếp tục chỉ đạo tốt công tác lo tết cho nhân dân, đảm bảo đời sống vật chất và tình hình an ninh trật tự trước trong và sau tết.
Theo Danviet
Ai là chủ rừng đầu tiên ở Việt Nam nhận được chứng chỉ FSC?
Quảng Trị là địa phương đầu tiên nhận được chứng chỉ rừng bền vững FSC. Đến nay, diện tích rừng có chứng chỉ ở Quảng Trị đã lên đến 22.000ha, góp phần nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị rừng trồng, ổn định đầu ra sản phẩm, đảm bảo nguyên liệu sạch cho chế biến.
Tiên phong làm rừng có chứng chỉ
Là một trong những hộ nông dân đầu tiên tham gia trồng rừng có chứng chỉ quản lý rừng bên vững (FSC), đến nay, ông Lê Biên Hòa (ở thôn Kinh Môn, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh, Quảng Trị) sở hữu gần 50ha rừng gỗ lớn được cấp chứng chỉ.
Theo ông Hòa, nếu như trồng rừng theo cách truyền thống, mỗi ha rừng trồng 6 - 7 năm tuổi chỉ thu được 60 - 80 triệu đồng. Nhưng trồng rừng gỗ lớn được cấp chứng chỉ FSC, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích rừng đạt 200 triệu đồng/ha.
Cán bộ lâm nghiệp kiểm tra chất lượng rừng. Ảnh: T.L
Chia sẻ về quá trình phát triển diện tích rừng trồng có chứng chỉ FSC ở đất lửa, ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, những năm sau chiến tranh, độ che phủ rừng ở Quảng Trị chỉ còn 19%. Trước áp lực phát triển kinh tế, xã hội, vẫn tiếp tục mở cửa rừng tự nhiên nên rừng bị suy kiệt. Sau đó, Chương trình 327, 661 về phủ xanh đất trống đồi trọc đã góp phần lấy lại màu xanh cho những cánh rừng.
"Khi còn làm quản lý ở Công ty Lâm nghiệp Bến Hải, tôi rất trăn trở làm sao phát huy tốt chức năng của rừng, nâng cao sinh kế cho người dân sống gần rừng mà vẫn bảo tồn đa dạng sinh học. Sau đó, tôi tham gia đoàn học tập kinh nghiệm về quản lý, bảo vệ rừng ở các nước và năm 2006, tôi được tiếp cận với chứng chỉ FSC đã được Hội đồng quản trị rừng thế giới áp dụng ở nhiều nước. Nhận thấy sự ưu việt của chứng chỉ này nên Công ty Bến Hải quyết tâm áp dụng" - ông Đồng cho biết.
Tính đến cuối năm 2018, tỉnh Quảng Trị có hơn 240.000ha diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng, độ che phủ rừng đạt 51%, trong đó có hơn 22.000ha rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC, tập trung chủ yếu ở các Công ty Lâm nghiệp Bến Hải, Công ty Lâm nghiệp Triệu Hải.
Điều đáng ghi nhận là tỉnh thành lập được Hội các nhóm hộ có chứng chỉ rừng Quảng Trị. Riêng nhóm hộ tham gia trồng rừng có chứng chỉ là 572 hộ gia đình với hơn 1.876ha.
Có chính sách phát triển rừng gỗ lớn
Tuy vậy, theo ông Hà Sỹ Đồng, việc triển khai trồng rừng FSC ở Việt Nam đã khó, ở Quảng Trị càng khó hơn. "Khó là bởi tiếp cận với FSC có nghĩa là chúng tôi phải trồng, chăm sóc rừng theo một nguyên tắc hoàn toàn mới với 10 nguyên tắc, 56 tiêu chí liên quan, không chỉ những diện tích rừng của công ty phải đảm bảo nguyên tắc này mà cả người dân cũng phải đồng thuận. Năm 2008, Hội đồng quản trị rừng thế giới đánh giá mô hình của Bến Hải và nhận xét còn nhiều lỗi, chưa đạt, chúng tôi vẫn quyết tâm đi theo con đường này và may mắn, năm 2010 thì thành công, Bến Hải trở thành đơn vị chủ rừng đầu tiên ở Việt Nam được cấp chứng chỉ FSC" - ông Đồng thông tin.
Ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị (ở giữa) trực tiếp tham gia trồng rừng ngập mặn. Ảnh: I.T
Theo ông Đồng, khó khăn lớn nhất trong việc trồng rừng có chứng chỉ chính là tâm lý nghi ngại của người dân về chứng chỉ FSC. Theo quy trình cũ, người dân trồng rừng theo phương thức đơn giản, nhưng theo quy trình mới, bà con phải ghi nhật ký trồng, chăm sóc, thậm chí vào rừng cũng phải có trang phục khác.
"Nhưng vượt qua được khó khăn ấy, trồng rừng theo FSC sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cả về kinh tế và môi trường. Hiệu quả kinh tế có thể tăng 30 - 40%, thậm chí 50% do rừng khai thác là rừng gỗ lớn. Nhưng điều quan trọng hơn, tham gia FSC, sức khỏe của người trồng rừng được bảo vệ, môi trường không bị tổn thương, gỗ có nguồn gốc xuất xứ nên tiêu thụ thuận lợi, ở đâu cũng được" - ông Đồng nhấn mạnh.
Để đạt được mục tiêu 42.000ha rừng có chứng chỉ FSC vào năm 2025, tỉnh Quảng Trị sẽ rà soát, điều chỉnh, quy hoạch đất lâm nghiệp theo hướng ưu tiên, mở rộng diện tích đất phát triển rừng sản xuất, từng bước có kế hoạch chuyển từ rừng trồng gỗ dăm sang kinh doanh rừng gỗ lớn.
Tỉnh cũng kiến nghị Nhà nước cần có chính sách bảo lãnh tín dụng cho người trồng rừng FSC để họ có thêm điều kiện trồng rừng bền vững.
Theo Danviet
10 năm NTM: Quảng Trị huy động số tiền khổng lồ 65.630 tỷ đồng Sau 10 năm xây dựng NTM, tỉnh Quảng Trị đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực. Sáng 10/10, UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010- 2020. Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị tham quan các sản...