29 doanh nghiệp nhận Gói hỗ trợ các doanh nghiệp tạo tác động xã hội
Chiều 26/7, tại Hà Nội, Cục Phát triển doanh nghiệp (AED- Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Bộ Các vấn đề toàn cầu Canada (GAC) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã công bố các doanh nghiệp nhận Gói hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động động xã hội ứng phó với COVID-19.
Các doanh nghiệp SIB nhận “Gói hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với COVID-19″. Ảnh: MPI
Phát biểu tại sự kiện, Cục trưởng Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Lê Mạnh Hùng chia sẻ, trong công cuộc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, các doanh nghiệp tạo tác động xã hội (hay còn gọi là SIB) là thành phần quan trọng, vừa đóng góp vào phát triển kinh tế, vừa tác động đến xã hội và môi trường thông qua tạo việc làm và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho nhóm yếu thế trong xã hội.
Gói hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với COVID-19 rất có ý nghĩa và cần thiết, cấp bách và toàn diện về cả tài chính và kỹ thuật để giúp các doanh nghiệp SIB tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh sau các tác động tiêu cực của dịch COVID-19, bám sát các chủ trương, chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
“Trong thời gian tiếp theo, các doanh nghiệp SIB sẽ được hỗ trợ tài chính và hỗ trợ cố vấn 1-1 từ các tổ chức trung gian đã được dự án sàng lọc và lựa chọn để đồng hành cùng từng doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn và nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh và phát triển sản phẩm của từng doanh nghiệp, thông qua đó góp phần nâng cao năng lực của các doanh nghiệp SIB phục hồi và phát triển”, ông Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Mặc dù, Việt Nam có một hệ sinh thái hỗ trợ các doanh nghiệp tạo tác động xã hội (SIB) đang phát triển nhanh chóng và sôi động, các doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức để xây dựng một mô hình kinh doanh bền vững vừa cân bằng được yếu tố lợi nhuận vừa tạo ra nhiều tác động tích cực cho xã hội, đặc biệt trước những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.
Tháng 4/2022, dự án “Hỗ trợ hệ sinh thái các doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại Việt Nam ứng phó với COVID-19 (Dự án ISEE-COVID)” đã khởi động “Gói hỗ trợ các doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với COVID-19″ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp SIB hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và du lịch, đặc biệt là các đơn vị do phụ nữ và các nhóm yếu thế làm chủ.
Video đang HOT
Hơn 150 doanh nghiệp tạo tác động xã hội khắp Việt Nam đã gửi thư bày tỏ quan tâm và 29 doanh nghiệp đã được chọn để nhận gói hỗ trợ với 6 tháng đào tạo 1:1 cùng 100 triệu đồng vốn hạt giống để xây dựng và thử nghiệm mô hình kinh doanh mới. Trong số các doanh nghiệp được lựa chọn, có 20/29 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và 4/29 doanh nghiệp do người khuyết tập làm chủ.
Ông Brian Allemekinders, Trưởng ban hợp tác phát triển – Đại sứ quán Canada cho biết, các doanh nghiệp tạo tác động xã hội nhận được hỗ trợ của dự án đều có những câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng cùng những giải pháp kinh doanh hiệu quả để thuyết phục các thành viên Ban giám khảo. Chúng tôi mong rằng, gói hỗ trợ các doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với COVID-19 sẽ cung cấp đủ những hỗ trợ cần thiết để họ thử nghiệm và triển khai các ý tưởng mới mẻ và sáng tạo của mình nhằm hỗ trợ cộng đồng, đặc biệt là các nhóm yếu thế.
Trưởng đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, bà Caitlin Wiesen chia sẻ, rất ấn tượng khi thấy nhiều ý tưởng đa dạng và độc đáo từ các doanh nghiệp tạo tác động xã hội do phụ nữ làm chủ, từ sản xuất hàng Việt Nam chất lượng cao đến các ý tưởng độc đáo sử dụng ấu trùng biến thức ăn thừa thành phân hữu cơ, hay phương pháp canh tác lúa mới giúp tiết kiệm chi phí, luân chuyển chất dinh dưỡng và giảm khí nhà kính”.
Với sự mở cửa trở lại của du lịch Việt Nam, bà Caitlin Wiesen hy vọng rằng các mô hình sáng tạo như ‘nhà hàng trong bóng tối’, du lịch cộng đồng sáng tạo, hoặc ứng dụng giảm thiểu chất thải trong lĩnh vực du lịch sẽ phát triển nhanh chóng. Dự án ISEE-COVID hiện hỗ trợ xây dựng một Hệ sinh thái vững mạnh nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tạo tác động xã hội mở rộng quy mô và phát triển thành công.
Các doanh nghiệp được chọn nhận “Gói hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với COVID-19″ sẽ tiếp tục làm việc cùng 3 vườn ươm – BizCare, Wise và Angle4Us trong 6 tháng tiếp theo để xác định những thách thức chính tạo ra bởi COVID-19; thiết kế và chuyển đổi mô hình kinh doanh hoặc phát triển các sản phẩm/ dịch vụ mới để thích ứng với tình hình COVID-19; và hỗ trợ Vốn hạt giống cho các doanh nghiệp tạo tác động xã hội để xây dựng và thử nghiệm các mô hình kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ mới.
Với sự hỗ trợ của dự án, hy vọng rằng các sản phẩm và các mô hình kinh doanh mới được thử nghiệm đủ sáng tạo, bền vững, có khả năng mở rộng và phù hợp để thích ứng với những thách thức của đại dịch; đồng thời, các doanh nghiệp nhận hỗ trợ từ dự án sẽ trở thành những tác nhân chính xây dựng và phát triển Hệ sinh thái các doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại Việt Nam.
Nâng cao sức cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản
Xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản nửa đầu năm 2022 đạt nhiều kết quả tích cực, song cũng như nhiều ngành, lĩnh vực khác, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn cần được tháo gỡ.
Đây là nội dung được các chuyên gia tập trung thảo luận tại Tọa đàm "Nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản" do Báo Hải quan tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26/7.
Ông Đào Xuân Tám, Phó Cục trưởng Cục Giám sát Quản lý Tổng cục Hải quan thông tin chính sách hỗ trợ xuất khẩu của ngành hải quan tại toạ đàm.
Bà Vũ Thị Ánh Hồng, Tổng biên tập Báo Hải quan thông tin, xuất khẩu đang là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong nửa đầu năm 2022; trong đó ngành nông nghiệp đóng vai trò chủ chốt. Kết quả xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đạt gần 28 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2021. Sau 6 tháng, ngành nông nghiệp ghi nhận 9 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, gồm: cà phê, cao su, điều, rau quả, gạo, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ, đầu vào phục vụ sản xuất. Ngành nông nghiệp đã mang về thặng dự thương mại khoảng 5,75 tỷ USD, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, hiện nay, nông sản Việt Nam đã có mặt tại trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều sản phẩm xuất khẩu trên 1 tỷ USD, như: cà phê, gạo, rau quả, tôm, cá tra... Xuất khẩu không những kích thích tăng trưởng kinh tế, gia tăng thu nhập quốc dân mà còn giúp giải quyết công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động trong nước.
Dù đạt nhiều kết quả ấn tượng, song cũng như nhiều ngành, lĩnh vực khác, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn, như: Lạm phát tăng cao ở nhiều thị trường xuất khẩu quan trọng, ảnh hưởng của chiến sự Nga - Ukraine... khiến giá vật tư, nguyên liệu đầu vào, chi phí logistics tăng mạnh; cùng với tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất... đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành xuất khẩu hàng hóa. Mặt khác, hàng nông, thuỷ sản Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô, xuất khẩu tiểu ngạch còn nhiều; kim ngạch xuất khẩu vào thị trường cao cấp còn ít; quy trình nuôi trồng, thu hoạch chưa đạt chuẩn, chế biến còn hạn chế...
"Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, cũng như đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông sản vào các thị trường truyền thống của Việt Nam, cũng như các quốc gia thuộc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ...ngành nông nghiệp cần có sự thay đổi mạnh mẽ trong sản xuất, chế biến để có thể đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của thị trường xuất khẩu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong những năm tới", bà Vũ Thị Ánh Hồng nhấn mạnh.
Ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước về hải quan, ông Đào Xuân Tám, Phó Cục trưởng Cục Giám sát Quản lý, Tổng cục Hải quan cho biết, hoạt động xuất khẩu nông sản, thủy sản được nhà nước khuyến khích với nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi tối đa. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông, thủy sản đơn giản, tạo thuận lợi thương mại và được ưu tiên trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
Tuy nhiên, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn có thể diễn biến phức tạp do đã xuất hiện biến chủng mới; nhiều nước trên thế giới còn áp dụng chặt chẽ các biện pháp kiểm soát phòng, chống dịch nên hoạt động xuất nhập khẩu có thể bị ảnh hưởng.
Để hạn chế ảnh hưởng, thiệt hại từ dịch bệnh, ngành hải quan khuyến nghị các doanh nghiệp khi xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là đối với mặt hàng nông, thủy sản cần lưu ý: Nghiên cứu, nắm tình hình diễn biến dịch bệnh và chính sách kiểm soát phòng chống dịch của Việt Nam cũng như các nước có liên quan kịp thời; thực hiện hoạt động thương mại theo thông lệ quốc tế; các nội dung thỏa thuận tại các hợp đồng thương mại quốc tế nên được đàm phán chặt chẽ và có những điều khoản dành riêng cho trường hợp ảnh hưởng do dịch bệnh/ thiên tai.
Doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cần nâng cao chất lượng nông sản theo hướng đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu; đa dạng hóa đối tượng khách hàng và thị trường xuất khẩu nông sản để tránh phụ thuộc vào các đối tượng khách hàng, thị trường truyền thống; hoàn thành thủ tục hải quan sớm để khi hàng hóa đưa ra cửa khẩu không phải chờ đợi, bảo quản chờ xuất khẩu.
Tọa đàm Nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.
Trong khi đó, bà Bùi Hoàng Yến, Tổ Phó Tổ Công tác miền Nam, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương phân tích về những cơ hội xuất khẩu từ các hiệp định thương mại tự do (FTA). Theo đó, Việt Nam đã ký kết 15 FTA, việc đàm phán và ký kết thành công nhiều FTA với các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội về tăng trưởng kinh tế, đa dạng hóa thị trường xuất - nhập khẩu trong thời tới. Việc thực hiện cam kết FTA với các nước châu Âu và khu vực khác trên thế giới sẽ giúp phát triển thị trường xuất - nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đa dạng, cân bằng và đạt hiệu quả hơn.
Bà Bùi Hoàng Yến đặc biệt lưu ý các giải pháp để tận dụng cơ hội xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản mà EVFTA mang lại. Cụ thể, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin để nắm vững cam kết của Việt Nam và cam kết của EU, đặc biệt là các thông tin về các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này đối với những mặt hàng Việt Nam đang có thế mạnh hoặc có nhiều tiềm năng xuất khẩu trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên nghiên cứu các giải pháp như nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm; phát huy lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu suất... Để tận dụng được ưu đãi từ hiệp định, doanh nghiệp cần đảm bảo sản phẩm của mình đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ và về tiêu chuẩn kỹ thuật của EU.
"Doanh nghiệp cũng cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, lấy sức ép về cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển. EVFTA chắc chắn sẽ mang lại cơ hội cho doanh nghiệp nào chủ động đáp ứng với những thay đổi về môi trường kinh doanh do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại thông qua việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn trung và dài hạn nhằm thúc đẩy dòng chảy của hàng hóa vào thị trường EU", bà Bùi Hoàng Yến khuyến nghị.
Bến Tre: Phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng và công nghệ cao Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành Kế hoạch phát triển khu vực dịch vụ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành về chiến lược phát triển ngành dịch vụ trong thời gian tới. Dưa lưới ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế cao....