28 trường hợp được cấp BHYT miễn phí
Căn cứ quy định tại Nghị định 70/2015/NĐ-CP, Nghị định 146/2018/NĐ-CP và Nghị định 79/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 21/8/2020) thì có 28 nhóm đối tượng sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí, cụ thể như sau:
Có 28 đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí. Cụ thể.
Nhóm do tổ chức BHXH đóng
(1) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
(2) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của Chính phủ.
(3) NLĐ nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
(4) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng.
(5) Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
(6) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 12 Luật BHYT 2008 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2014), có 17 đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí.
Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm 13 đối tượng:
(7) Quân nhân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu theo quy định tại Điều 2 Nghị định 70/2015.
Video đang HOT
(8) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.
(9) Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.
(10) Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
(11) Cựu chiến binh theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 146/2018.
(12) Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định 146/2018.
(13) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.
(14) Trẻ em dưới 6 tuổi.
(15) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội.
(16) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Nghị định 146/2018.
(17) Người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc họ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hằng tháng thấp hơn mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ.
(18) Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.
(19) Thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định tại Khoản 12 Điều 3 Nghị định 146/2018.
(20) Thân nhân của sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ, sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an theo quy định tại Khoản 13 Điều 3 Nghị định 146/2018.
(21) Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến ghép mô tạng.
(22) Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
(23) Người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Nghị định 146/2018.
(24) Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định của pháp luật về BHXH.
Các nhóm đối tượng do người sử dụng lao động đóng
(25) Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội, bao gồm đối tượng theo quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 13 Điều 3 Nghị định 146/2018.
(26) Thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân bao gồm đối tượng theo quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 13 Điều 3 Nghị định 146/2018.
(27) Thân nhân của người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu, bao gồm đối tượng theo quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 13 Điều 3 Nghị định 146/2018.
Đối tượng khác
(28) Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 03 tháng trở lên chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trong thời gian đào tạo được cơ sở đào tạo đóng bảo hiểm y tế (áp dụng từ 21/8/2020).
Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Người lao động cần biết
Nghị định số 88/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, trong đó quy định hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp. Nghị định đã có hiệu lực từ ngày 15/9/2020.
Theo Nghị định số 88/2020/NĐ-CP , người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí để khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động khi người lao động có đủ các điều kiện: có thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) đủ từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động; đã được phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Về mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp, mức hỗ trợ bằng 50% chi phí khám bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá khám bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại thời điểm người lao động khám bệnh nghề nghiệp sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 800 nghìn đồng/người/lần khám. Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 2 lần và trong 1 năm chỉ được nhận hỗ trợ 1 lần.
Người lao động được hưởng chế độ từ quỹ tai nạn, bệnh nghề nghiệp của cơ quan bảo hiểm. (ảnh minh họa)
Về thời gian, tiền lương tháng làm căn cứ tính hưởng chế độ TNLĐ-BNN, Nghị định quy định như sau:
Thứ nhất, thời gian làm căn cứ tính hưởng chế độ TNLĐ-BNN là tổng thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN của NLĐ, không kể thời gian đóng trùng của các HĐLĐ; thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN nếu không liên tục thì được cộng dồn; thời gian NLĐ giữ các chức danh theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP trước ngày 01/01/1998 mà được tính hưởng bảo hiểm xã hội thì thời gian đó được tính hưởng chế độ TNLĐ-BNN.
Thứ hai, thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, thời gian không làm việc hoặc nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm TNLĐ-BNN và tháng đó không được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
Thứ ba, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng người sử dụng lao động không phải đóng vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN nhưng được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN.
Riêng đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, Nghị định quy định rõ:
Trường hợp HĐLĐ hết thời hạn trong thời gian NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi HĐLĐ hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi HĐLĐ hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN;
Thời gian hưởng chế độ thai sản của NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN;
Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội nhưng người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN;
Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN.
Chăm lo y tế cho người dân vùng ảnh hưởng môi trường Sóc Sơn Thực hiện Quyết định số 52/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội, từ năm 2013 đến nay, huyện Sóc Sơn đã phối hợp với các sở, ngành thực hiện việc cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người dân vùng ảnh hưởng môi trường bán kính 0 - 1.000m thuộc 3 xã Bắc Sơn, Nam Sơn, Hồng Kỳ. Phó Trưởng phòng LĐTB&XH huyện...