28 lỗi vi phạm có thể bị trừ điểm giấy phép lái xe
Tại Nghị quyết số 123, phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 8/2020, Chính phủ đã thống nhất quy định về điểm GPLX là 1 biện pháp quản lý hành chính, không phải là một hình thức xử phạt hành chính.
Thời gian qua, nhiều người đang dành sự quan tâm đặc biệt tới những thông tin về quy định trừ điểm bằng lái xe (GPLX) khi có lỗi vi phạm ATGT. Chính phủ cũng đã thống nhất quy định về trừ điểm giấy phép lái xe là 1 biện pháp quản lý hành chính, không phải là một hình thức xử phạt hành chính.
Chính phủ thống nhất hướng quy định GPLX được cấp 12 điểm mỗi năm. Nếu tài xế không bị trừ hết điểm sẽ được cấp lại điểm để áp dụng cho năm kế tiếp; không vi phạm giao thông sẽ được cộng điểm; nếu bị trừ hết điểm thì phải thi lại bằng lái…
Chính phủ cũng đã thống nhất quy định về trừ điểm giấy phép lái xe là 1 biện pháp quản lý hành chính, không phải là một hình thức xử phạt hành chính.
Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng CSGT ( Bộ Công an) cho biết, khi thực thi, quy định này sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, đồng thời giúp cơ quan quản lý giám sát toàn diện quá trình chấp hành sau vi phạm của tài xế.
Đây là biện pháp quản lý văn minh và toàn diện, cơ quan Nhà nước còn có thể theo dõi quá trình chấp hành luật của tài xế sau vi phạm.
Trong Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ lần thứ 2, Bộ Công an đã đề xuất 28 hành vi và nhóm hành vi bị áp dụng xử phạt vi phạm hành chính và trừ điểm bằng lái nhưng chưa nêu cụ thể số điểm trừ cho từng hành vi, ANTĐ thông tin.
Vietnamnet.cho biết những lỗi sẽ bị trừ điểm trên GPLX: Liên quan trực tiếp đến vụ TNGT mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
Kéo theo hoặc đẩy xe khác, vật khác trái quy định; chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển.
Sử dụng điện thoại di động; sử dụng thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính, sử dụng ô (đối với xe mô tô, xe gắn máy).
Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào, trừ các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
Dừng, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ.
Video đang HOT
Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.
Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
Không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy.
Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc…
Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi xe ô tô bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.
Không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người điều khiển giao thông hoặc kiểm soát giao thông, biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông.
Ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 10 km/h đến 35 km/h; xe mô tô, xe gắn máy, xe máy chuyên dùng chạy quá tốc độ trên 10 km/h đến 20 km/h.
Không có giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng.
Không gắn biển số theo quy định; gắn biển số không đúng với giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Sử dụng giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe.
Không có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ một tháng trở lên.
Ô tô chở khách, chở người (trừ xe buýt) quá số người vượt trên 50% đến 100% số người được phép chở.
Ô tô chở hàng vượt quá trọng tải cho phép trên 50% đến 150%.
Ô tô chở hàng mà tổng trọng lượng của xe hoặc tải trọng trục xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 20% đến 150%.
Vi phạm quy định về vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, xe bánh xích, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường.
Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.
Lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định; Ô tô lắp thêm đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả hai bên thành xe.
Ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng có hệ thống chuyển hướng không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật; không đủ hệ thống hãm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật.
Xe sản xuất, lắp ráp hoặc cải tạo trái quy định tham gia giao thông.
Xe quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông (đối với loại xe có quy định về niên hạn sử dụng).
Xe đăng ký tạm, xe có phạm vi hoạt động hạn chế hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép.
Xe mô tô, xe gắn máy chở từ 3 người trở lên; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy; buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau.
Đề xuất trừ điểm giấy phép lái xe: Nhiều ý kiến trái chiều, lo ngại tiêu cực
Trước đề xuất trừ điểm giấy phép lái xe (GPLX) trong dự thảo đề án Luật đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, bên cạnh những ý kiến đồng tình, nhiều người cho rằng nếu trừ hết điểm GPLX sẽ tương đương với bị tước bằng lái.
Điều này dễ dẫn tới việc, tài xế sẵn sàng đưa nhiều tiền để không bị trừ điểm và có thể còn tạo cơ hội để tiêu cực.
Cảnh sát giao thông xử lý vi phạm trên cao tốc Ảnh: Nguyễn Hoàn
Hành vi nào sẽ bị trừ điểm?
Bộ Công an vừa trình Chính phủ dự thảo (lần 2) đề án Luật đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (ATGT) đường bộ. Trong dự thảo, tại Điều 62 có nội dung, giấy phép lái xe (GPLX) có tổng 12 điểm. Người điều khiển phương tiện vi phạm lĩnh vực trật tự, ATGT sẽ bị trừ điểm. Nếu bị trừ hết điểm, tài xế phải học và sát hạch như trường hợp cấp lần đầu sau ít nhất 6 tháng kể từ khi GPLX hết hiệu lực. Dữ liệu về điểm trừ đối với người vi phạm sẽ được cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi hình thức xử phạt có hiệu lực.
Cũng trong dự thảo lần này, tại Điều 77 có nội dung áp dụng phạt tiền và trừ điểm GPLX của người điều khiển xe cơ giới với hàng chục hành vi vi phạm. Điển hình như các hành vi: gây tai nạn không dừng lại; lỗi dừng đỗ, lái xe vào đường cấm; lái xe ngược chiều đường; vi phạm tốc độ; lái xe không có đăng ký hoặc đăng ký hết hạn; không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát; vượt đèn đỏ; lái ô tô khách chở quá 50-100% số người; Lái xe tải chở quá tải trọng; không gắn biển số; biển không đúng hoặc biển giả...
Ngoài ra, nhiều hành vi như: lái xe sử dụng điện thoại, tai nghe; kéo hoặc đẩy xe khác, vật khác; không đi bên phải chiều đi của mình; chở từ 3 người trên xe máy... cũng áp dụng phạt bằng phương thức trừ điểm GPLX.
Trước đó, trao đổi với báo chí, đại tá Đỗ Thanh Bình - Phó Cục trưởng CSGT cho biết, Bộ Công an dự kiến quy định các nhóm hành vi tương ứng với số điểm bị trừ, ví dụ vượt đèn đỏ sẽ bị trừ 6 điểm, lấn làn đường trừ 5 điểm... Trường hợp cảnh sát lập biên bản xử phạt hành chính, người vi phạm bị phạt tiền và bị trừ điểm tương ứng với lỗi ghi trên biên bản, số điểm bị trừ sẽ được cập nhật lên hệ thống dữ liệu bằng lái. Theo đại tá Đỗ Thanh Bình, quy định này giúp các tài xế có ý thức chấp hành luật giao thông tốt hơn để duy trì điểm số bằng lái, tránh mất quyền lái xe.
Dự thảo Luật đảm bảo trật tự, an toàn giao thông có nội dung trừ điểm giấy phép lái xe
Lo ngại tiêu cực nếu không được giám sát tốt
Trong nhiều ngày qua, dự thảo Luật đảm bảo trật tự, ATGT được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh đề xuất trừ điểm GPLX. Nhiều ý kiến đồng tình và cho rằng, áp dụng các quy định mới sẽ xây dựng hành lang pháp lý cho lực lượng chức năng, thực thi công vụ hiệu quả hơn. Đồng thời, góp phần nâng cao ý thức người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Ngược lại, nhiều ý kiến cho rằng, việc trừ điểm GPLX song song với tước bằng và phạt tiền là chưa phù hợp tại Việt Nam. Anh Cao Xuân Trung (SN 1992, ở Hà Nội) làm nghề lái xe cho rằng, với hành vi vi phạm nghiêm trọng về đảm bảo trật tự, ATGT tài xế đã phải chịu mức phạt tiền nặng và bị tước GPLX cao nhất đến 2 năm theo Nghị định 100.
Tuy nhiên, với những hành vi vi phạm nhẹ hơn vừa bị phạt tiền, lại bị trừ điểm GPLX sẽ dẫn đến tài xế phải chịu quá nhiều hình thức xử phạt. Điển hình như: lái xe nghe điện thoại, đi vào đường cấm, dừng xe đoạn đường cong, bị khuất; lái ô tô kéo theo vật khác... bị phạt từ 1-2 triệu đồng, bị tước bằng 1-3 tháng. Trong khi đó, dự thảo luật mới tiếp tục đề xuất trừ điểm GPLX. Theo anh Trung, như vậy tài xế đồng thời bị phạt tiền, lại bị trừ điểm GPLX.
Anh Trung lý giải, hiện tại cơ sở hạ tầng giao thông ở nước ta còn nhiều bất cập. Nhiều khu vực, tuyến đường biển báo giao thông bị che khuất, vạch kẻ đường mờ hoặc bất hợp lý dẫn đến nhiều tình huống tranh cãi khi bị cảnh sát dừng xe, xử phạt. "GPLX có 12 điểm, chỉ vi phạm 2 lần vượt đèn đỏ là bằng hết hiệu lực, tài xế phải chờ 6 tháng mới được phép thi sát hạch lại và phải mất thêm nửa năm nữa mới có bằng mới. Như vậy, tài xế mất việc trong cả năm trời. Nếu điều này được đưa vào áp dụng, tài xế sẽ dùng mọi cách để không bị trừ điểm GPLX", anh Cao Xuân Trung nói.
Trong khi đó, anh Trần Thủy (31 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) cho rằng, "Nếu hết điểm GPLX sẽ tương đương bị tước bằng lái, điều này sẽ dẫn tới việc tài xế đưa tiền để không bị lập biên bản. Thậm chí sẵn sàng đưa nhiều tiền hơn để không bị trừ điểm. Quy định như vậy không hẳn là tránh được tiêu cực mà có thể còn tạo cơ hội để tiêu cực mạnh hơn nếu không có cơ chế giám sát hoạt động công vụ hiệu quả", anh Thủy bày tỏ.
Bộ Công an đề xuất ô tô không được dừng quá 5 phút Nhiều ý kiến đồng tình với đề xuất cấm dừng ô tô quá 5 phút của Bộ Công an nhưng cần có văn bản hướng dẫn cụ thể. Dự thảo mới nhất của Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ vừa được Bộ Công an hoàn tất. Theo đó, dự luật này quy định về việc dừng, đỗ xe...