28 Chi cục Quản lý thị trường phía Bắc được bàn giao về Bộ Công Thương
Ngày 3/10, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ bàn giao Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc về trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường.
Việc chuyển giao các Chi cục QLTT về Bộ Công Thương trên nguyên tắc tập trung, thống nhất, không gây xáo trộn
Lễ bàn giao diễn ra dựa trên Quyết định 34/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục QLTT trực thuộc Bộ Công Thương, có hiệu lực kể từ ngày 12/10/2018.
Theo quyết định này Tổng cục QLTT được tổ chức thành hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm sự chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Công Thương theo nguyên tắc tập trung thống nhất, không phát sinh tăng đầu mối, biên chế nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kiểm tra.
Tại địa phương, thành lập Cục QLTT cấp tỉnh trực thuộc Tổng cục, có Đội QLTT cấp huyện trực thuộc Cục QLTT cấp tỉnh thay cho mô hình Chi cục trực thuộc Sở Công Thương hiện nay.
Việc xây dựng Đề án thành lập 19 Cục QLTT liên tỉnh sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước tháng 12/2019.
Theo đó, giảm từ 63 Cục cấp tỉnh, thành phố xuống còn 44 Cục cấp tỉnh, thành phố và liên tỉnh.
Video đang HOT
Việc rà soát, giảm số lượng các Đội QLTT cấp huyện xuống còn 376 Đội theo lộ trình đến năm 2020, giảm 24%.
Theo kế hoạch bàn giao Chi cục QLTT ở địa phương về Bộ Công Thương, dự kiến Khu vực phía Bắc (28 tỉnh) bàn giao vào ngày 2/10 tại TP Hà Nội; khu vực miền Trung – Tây Nguyên (14 tỉnh, TP) bàn giao ngày 4/10 tại Đà Nẵng và khu vực miền Nam (21 tỉnh) bàn giao sau đó vài ngày tại TP. HCM.
Bình Yên
Theo thanhtra
Hết thời hạn công nhận lưu hành cho phân bón, nhiều đơn vị vẫn lúng túng
12 tháng chuyển tiếp theo quy định tại NĐ số 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón vừa hết thời hạn, các sản phẩm đã được thông báo tiếp nhận hợp quy trước đây chưa được công nhận lưu hành coi như sẽ không còn hợp lệ.
Nghị định (NĐ) 108/2017/NĐ-CP bãi bỏ 2 thông tư quan trọng hướng dẫn thực hiện NĐ số 202/2013/NĐ-CP (quản lý phân bón theo phân loại vô cơ và hữu cơ) đó là Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13.11.2014 của Bộ NN&PTNT và Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày 30.9.2014 của Bộ Công Thương.
Chính vì sự phức tạp, chồng chéo, nhiều bất cập trong cách quản lý cũ mà NĐ 108 ra đời đã dành thời gian khá dài để các đơn vị sản xuất, kinh doanh phân bón và các cơ quan quản lý nhà nước về phân bón có thời gian để cập nhật, thay đổi, chuyển tiếp.
Trong đó, một số nội dung đáng chú ý quy định tại Chương VIII, Điều 47 như: "Phân bón có tên trong thông báo tiếp nhận hợp quy của Sở NN&PTNT hoặc Sở Công Thương được tiếp tục sản xuất, buôn bán và sử dụng trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày NĐ này có hiệu lực thi hành".
Theo đó, trong thời hạn nêu trên, Bộ NN&PTNT sẽ xem xét, ban hành quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam mà không phải thực hiện thủ tục công nhận. Phân bón có tên trong Giấy phép sản xuất phân bón nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy, phân bón hoàn thành khảo nghiệm và nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón trước ngày NĐ này có hiệu lực thi hành được Bộ xem xét, ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam mà không phải thực hiện thủ tục công nhận.
Như vậy, đến nay thời hạn 12 tháng kể từ ngày NĐ 108 có hiệu lực thi hành là ngày 20.9.2017 đã hết, các sản phẩm đã được tiếp nhận công bố hợp quy của Sở NN&PTNT hoặc Sở Công Thương mà chưa có trong danh mục các sản phẩm phân bón được Quyết định lưu hành của Bộ NN&PTNT thì coi như không còn hợp lệ.
Các sản phẩm phân bón sau khi được công nhận lưu hành thì tiến hành đánh giá, chứng nhận hợp quy tại các tổ chức chứng nhận được Bộ NN&PTNT chỉ định. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực phân bón đang tỏ ra lúng túng vì các thủ tục quá nhiêu khê này.
Trong thực tế, hiện có nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận này đã được Bộ NN&PTNT chỉ định theo hướng xã hội hóa, có cả các đơn vị tư nhân tham gia.
Phòng thí nghiệm của công ty CP Chứng nhận và Giám định Saigoncert, một đơn vị ngoài công lập vừa được Bộ NN&PTNT chỉ định là Tổ chức Chứng nhận phân bón ngày 24.9 vừa qua. Ảnh: Saigoncert
Ngoài ra, trong Điều khoản chuyển tiếp của NĐ 108 còn một nội dung đáng chú ý khác đó là việc xử lý đối với các sản phẩm đang khảo nghiệm theo Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT, đơn vị có sản phẩm phân bón mới có thể tự thực hiện khảo nghiệm hoặc thuê các đơn vị có năng lực thực hiện.
Cụ thể: "Phân bón đang thực hiện khảo nghiệm trước ngày NĐ này có hiệu lực thi hành và có chỉ tiêu chất lượng đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCKTQG) hoặc Phụ lục V ban hành kèm theo NĐ này trong thời gian chưa có QCKTQG thì trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày NĐ này có hiệu lực thi hành được sử dụng kết quả khảo nghiệm để xem xét, công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam".
Như vậy, tính đến thời điểm này, các sản phẩm phân bón thuộc trường hợp đang khảo nghiệm dở dang như trên sẽ tiếp tục có thêm 12 tháng để được xem xét kết quả, công nhận lưu hành tại Việt Nam
Hoạt động khảo nghiệm phân bón vẫn đang là đề tài nóng, có nhiều ý kiến trái chiều giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Ảnh: Saigoncert
Về việc khảo nghiệm phân bón theo quy định tại NĐ 108, mới đây, khi tham dự một hội thảo về góp ý xây dựng Dự thảo Luật Trồng trọt, khá nhiều đại biểu là lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón đã lên tiếng phản đối việc này.
Điển hình như TS Lê Xuân Đính, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phân bón, Công ty CP Phân bón Miền Nam cho rằng: "Cần phải loại bỏ hoàn toàn khảo nghiệm phân bón, đây là một sự thụt lùi thảm hại của công tác quản lý phân bón, hiện nay trên thế giới không ai còn làm như vậy cả, tại sao thực phẩm, thuốc cho người đang cho công bố chất lượng theo tiêu chuẩn thi phân bón lại phải khảo nghiệm".
Còn ông Trần Dũng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phân bón Hà Lan, gay gắt hơn: "Tôi phản đối khảo nghiệm phân bón. Vì hiện nay, NĐ 108 ra đời để quản lý phân bón, nảy sinh quá nhiều bất cập, nhiều doanh nghiệp phản đối, tôi ước tính, nếu bắt buộc khảo nghiệm như vậy, số tiền các doanh nghiệp phải bỏ ra khảo nghiệm có thể lên tới 2-3 triệu đô la, con số khủng khiếp, người nông dân sẽ lại là người gánh chịu chi phí này".
Trước các ý kiến trên, ông Hoàng Trung, Cục Trưởng Cục BVTV cho biết sẽ lắng nghe, xem xét và căn nhắc kỹ lưỡng từ nhiều phía trước khi đưa ra quyết định chính thức.
Theo Danviet
Kỷ luật Chủ tịch Cty Lâm nghiệp Quảng Sơn Ông Đinh Văn Quý, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn, Đắk Nông vừa bị kỷ luật do sai phạm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Khu vực rừng bị phá thuộc sự quản lý của Cty Lâm nghiệp Quảng Sơn Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Nguyễn Bốn vừa ký quyết định kỷ luật khiển trách ông...