270.000 lượt góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Ngày 4-4, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Nguyễn Mạnh Hiển đã có buổi làm việc với các bộ, ngành về tổng hợp tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Đến ngày 2-4, Bộ TN-MT đã nhận được gần 270.000 lượt ý kiến góp ý về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, một số ý kiến đề nghị cần nghiên cứu để tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện một số quy định. Đơn cử, nên xây dựng Bộ luật Đất đai thay vì luật Đất đai, để có thể tập hợp được toàn bộ các quy định pháp luật đất đai, hạn chế ban hành các văn bản dưới luật, nâng cao hiệu lực quản lý về đất đai. Dự thảo cũng cần khắc phục tình trạng xung đột, mâu thuẫn và chồng chéo giữa các quan hệ pháp luật đất đai ở trong nhiều văn bản luật khác… Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 5, khai mạc vào tháng 5 tới.
Theo ANTD
Cần tăng tiền đền bù cho người dân
Đó là kiến nghị của đa số đại biểu các tỉnh, thành phố phía nam tại hội thảo đóng góp sửa đổi luật Đất đai, Nghị định 69 do Bộ Tài nguyên - Môi trường tổ chức ngày 1.3 ở TP.HCM.
Video đang HOT
Dễ xảy ra tiêu cực
Theo đại diện Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Đồng Nai, thực tế thời gian qua giá đất nông nghiệp của người dân nhận bồi thường chưa sát giá thị trường như quy định. Trong khi đó, số tiền hỗ trợ thêm từ 1,5 - 5 lần giá đất nông nghiệp rất lớn nhưng lại không đến được tay nông dân.
Vị này dẫn ra ví dụ, tại nhiều nơi ở Đồng Nai đất nông nghiệp đã vào tay những nhà đầu tư ở TP.HCM. Nên khi triển khai bồi thường, toàn bộ số tiền hỗ trợ trên vào tay các nhà đầu tư chứ không phải nông dân. Có trường hợp một chủ doanh nghiệp mua 8 ha đất nông nghiệp, khi bị thu hồi được bồi thường 8 tỉ đồng. Mặc dù là doanh nghiệp nhưng cán bộ xã vẫn xác nhận chủ doanh nghiệp này là nông dân để được hỗ trợ thêm 4 tỉ đồng. Sau khi xác minh, tỉnh đã thu hồi tiền hỗ trợ. "Chính sách hỗ trợ hiện nay rất dễ xảy ra tiêu cực trong việc xác định các khoản hỗ trợ", vị này cho hay.
Theo ông Hoàng Cường, Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, quy định hỗ trợ bằng tiền từ 1,5 - 5 lần giá đất nông nghiệp là chưa cụ thể nên nhiều nơi áp dụng khác nhau, khiến hầu hết các khiếu kiện là liên quan đến khoản hỗ trợ này. Ông Cường cho rằng, nên quy định cụ thể mức hỗ trợ đất nông nghiệp ở đô thị là 5 lần, ở nông thôn là 2,5 lần để tránh phát sinh tiêu cực và địa phương dễ thực hiện.
Ngoài ra, đối với quy định bồi thường nhà hiện đang áp dụng theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng, từ 2,1 - 2,6 triệu đồng/m2 trong khi giá thành xây dựng nhà cấp 4 hiện nay đã 4-5 triệu đồng/m2. Vì vậy, cần ban hành cơ chế thẩm định giá nhà để làm căn cứ bồi thường nhằm tránh thiệt thòi cho người dân.
Hầu hết các đại biểu cho rằng nên giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất các địa phương triển khai thu hồi, một giá, một chính sách, sau đó nhà nước đấu giá, lợi nhuận thu về phục vụ cho xã hội hoặc chia lại cho người dân bị thu hồi đất. Không nên có hai chính sách bồi thường giữa dự án công và dự án tư. Cần tăng tiền đền bù cho người dân thì mới có thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
Chính sách đất đai mới sẽ hướng đến việc tăng tiền đền bù, hỗ trợ người dân bị thu hồi đất nông nghiệp - Ảnh: Diệp Đức Minh
Đất vườn, ao được hỗ trợ thêm 1,5 - 5 lần
Theo Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đất đai Lê Thanh Khuyến, dự thảo sửa đổi luật Đất đai lần này có nhiều điểm mới, như thay vì chỉ có 2 điều quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất như luật Đất đai năm 2003 thì lần này có đến 19 điều. Đặc biệt, khi thực hiện dự án, chủ đầu tư phải bố trí tái định cư trước cho người dân. "Luật đã quy định rõ các nguyên tắc bồi thường, các khoản được bồi thường như: bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất, thiệt hại về tài sản gắn liền với đất, thiệt hại về sản xuất, kinh doanh khi nhà nước thu hồi đất. Trường hợp diện tích đất vườn, ao bị thu hồi vượt quá 5 lần hạn mức giao đất ở tại địa phương thì phần diện tích vượt quá cũng được hỗ trợ bằng tiền từ 1,5-5 lần giá đất nông nghiệp", ông Khuyến cho hay.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển cho biết thời gian qua, rất nhiều các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo kiểu giấy tay, khi xác định bồi thường rất khó. Quy định mới buộc phải nộp tiền sử dụng đất, sang tên mới đền bù. Việc hỗ trợ sẽ tùy đối tượng, chứ không thể cào bằng như nhau.
Ông Hiển cũng thừa nhận việc quản lý nhà nước về giá đất, chính sách về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn nhiều bất cập. Bảng giá đất công bố của các địa phương chỉ bằng 30-60% so với giá thị trường. Chính vì vậy, khi được áp dụng để tính toán nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất đai đã gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, nếu dùng mức giá này để tính toán giá bồi thường, người bị thu hồi đất lại không đồng ý, phát sinh khiếu kiện và ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng. Để hạn chế tình trạng trên, bảng giá đất nay chỉ được dùng để tính thuế, phí. Khi tiến hành bồi thường sẽ phải căn cứ vào từng loại đất đang sử dụng. "Đất đai phải điều chỉnh từng bước chứ không thể đột biến được, nếu không xã hội sẽ bất ổn ngay", ông Hiển cho hay.
Đối với nhà đầu tư không phải cứ xin dự án là được mà họ phải có năng lực tài chính, phải ký quỹ, có dự án đã triển khai không vi phạm pháp luật. Các dự án phát triển kinh tế xã hội, có thu hồi đất hay không phải do HĐND quyết định chứ không phải là UBND. Một số loại đất lúa, đất rừng phải qua Thủ tướng tránh tình trạng một số tỉnh cắt đất tràn lan ở những khu vực nhạy cảm cho nước ngoài thuê.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển
Theo TNO
Sớm hoàn thiện tờ trình Luật Đất đai sửa đổi Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai. Theo đó, Bộ TN-MT sẽ phải hoàn thiện tờ trình Chính phủ về Luật Đất đai sửa đổi,...