27 tuổi với mức lương 15 triệu/tháng, trai văn phòng vẫn than nhàm chán liền bị dân mạng hỏi: Thế còn muốn gì nữa?
“27 tuổi, có công việc đồng lương 15 triệu hàng tháng ổn định như thế còn chê gì nữa. Mỗi người một hoàn cảnh, quan trọng là mình biết mình đang đứng ở đâu, đích để ở đâu và bản thân thật sự cần gì”.
Ở mỗi độ tuổi, con người ta sẽ có những cảm quan khác nhau về cuộc sống. Đối với nhiều người, sự ổn định, đều đặn hàng ngày đi làm, tối đến về nhà, tới tháng lãnh lương vốn đã đầy cho một hạnh phúc viên mãn và trọn vẹn.
Nhưng cũng đối với không ít cá nhân (đặc biệt là những người trẻ làm việc trong môi trường công sở), một cuộc sống đều đều, bình bình, quá an toàn lại là thứ khiến họ cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi để rồi những xúc cảm tiêu cực cũng vì thế mà có cơ hội nảy sinh.
Đơn cử, vừa mới đây, trong một hội nhóm trên mạng xã hội được đông đảo dân văn phòng quan tâm, một thành viên nam đã có dịp tâm sự về cuộc sống hiện tại đồng thời bày tỏ sự chán chường và mong muốn có thể tìm một lối thoát để tạo được sự đột phá. Cụ thể, chàng trai này tâm sự:
“Nghĩ lại mà thấy chán thật sự mọi người ạ. Em lương tháng 15 triệu, công ty bao ăn ở, trừ hết các khoản chi phí như đi hụi, gửi tiền về quê cho cha mẹ, tiền khám sức khỏe thuốc thang các thứ thì tháng còn lại khoảng 5 triệu. Nhưng cả năm làm quần quật không có thời gian nghỉ.
Suốt ngày kè kè bên sếp nên ít khi đi trải nghiệm những nơi mới mẻ. Mà tính ra cũng chẳng tích cóp được gì. Khi nào cho có nhà để hỏi vợ. Chưa kể ở cạnh sếp thì áp lực, ngày nào tim cũng thấp thỏm sợ làm sai. 27 tuổi mà chỉ biết đi làm, chưa trải nghiệm được cuộc sống như các bạn trẻ khác cùng trang lứa”.
Video đang HOT
Ngay sau khi được chia sẻ, câu chuyện này đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của nhiều người, đặc biệt là những thành viên có tuổi đời còn trẻ. Rất nhiều bình luận chia sẻ đã được để lại:
“Anh mới 27 tuổi thôi mà làm gì phải căng lên thế. Nếu nhắm làm công ty này không ổn thì nhảy công ty khác để vừa có thu nhập vừa chăm lo cho gia đình vừa có thời gian sống cho mình. 27 tuổi còn chênh vênh là bình thường, khi nào 37 mà còn chênh vênh thì mới có vấn đề. Nhà cửa bây giờ cũng không phải vấn đề to tát lắm, nếu cưới vợ thì mua căn chung cư 2 vợ chồng cùng góp trả dần. Được thì đón ba mẹ ở quê lên để tiện chăm sóc”.
“27 tuổi, có công việc đồng lương 15 triệu hàng tháng ổn định như thế còn chê gì nữa. Mỗi người một hoàn cảnh, quan trọng là mình biết mình đang đứng ở đâu, đích để ở đâu và bản thân thật sự cần gì. Cỏ bên kia ngọn đồi lúc nào chẳng xanh tươi mướt mát hơn, đừng đứng núi này trông sang núi nọ”.
“Ơ, anh trai nói thế vậy giờ anh trai muốn đi đâu, làm gì nữa bây giờ. Ai chẳng phải đánh đổi để có được thứ mình muốn, chứ cái gì cũng muốn thì làm sao được. Gia đình không nền tảng, bản thân không xuất sắc thì chỉ dừng lại ở mức đó thôi. Thử bỏ hết và đi du lịch như trên mạng vẫn khuyên xem nào, có đói rã ruột ra hay không”.
Câu chuyện chịu đựng sự bí bách, chật hẹp và tù túng nơi công sở để nhận được một nguồn tài chính ổn định hay bỏ hết mọi thứ để ngao du, tích lũy thêm vốn sống và mở rộng thế giới quan vẫn là thứ khiến dân văn phòng suy nghĩ. Và khi bàn về câu chuyện này, những luồng quan điểm trái chiều nhau cũng có dịp được dấy lên.
Về phần mình, đứng trước câu hỏi này, có lẽ chị em văn phòng là người có thể đưa ra câu trả lời xác đáng và phù hợp nhất cho bản thân mình. Hãy hiểu bản thân và hoàn cảnh của mình để có những sự lựa chọn sáng suốt nhất.
Theo Helino
Sếp làm ngơ để đồng nghiệp "con ông cháu cha" tác oai tác quái, nàng công sở ức chế đăng đàn nhờ dân mạng giúp đỡ
Sếp nói rằng: "Ai làm gì không tốt thì sẽ tự chịu hậu quả, sẽ sớm thôi, không ai quản được". Trả lời sếp sao cho ngầu hỡi các đồng than ơi?
"Con ông cháu cha" là thành phần mà khi nhắc đến, dân công sở ít nhiều đều cảm thấy ngán ngẩm. Những cá nhân có năng lực và khả năng làm việc thì tất nhiên không cần nói đến; tiếc thay, đa phần những thành phần được gửi gắm thường chây lười, làm như chơi, hống hách vì vốn chẳng mặn mà gì cống hiến cũng như thể hiện ở công ty.
Dù bản thân mình là quản lý hay đồng nghiệp, chị em công sở thường khá khó khăn trong cung cách làm việc với những thành phần "con ông cháu cha", bởi dù góp ý hay phê bình đều ít nhiều trở thành cái gai trong mắt nhiều người. Đơn cử, vừa mới đây, trong một hội nhóm trên mạng xã hội quy tụ đông đảo thành viên làm việc nơi công sở, một thành viên nữ đã có dịp chia sẻ câu chuyện khó xử của bản thân khi phải làm việc với một "con ông cháu cha". Cụ thể, cô kể:
" Tớ phàn nàn với sếp (Giám đốc) về việc đồng nghiệp (Quản lý) bê bối, nó thuộc loại con của đối tác gửi gắm vào làm ở công ty nên cậy thế được chống lưng, không ai dám làm gì nó. Bản thân nó lầy rồi nó còn dung túng cho nhân viên trong công ty xem thường quy định chung. Mình cũng làm Quản lý nhưng hiện tại nhắc nhở nhân viên chẳng còn nghe lời, lầy lội nguyên đám. Sếp nói rằng: "Ai làm gì không tốt thì sẽ tự chịu hậu quả, sẽ sớm thôi, không ai quản được". Trả lời sếp sao cho ngầu hỡi các đồng than ơi?"
Ngay sau khi được đăng tải không lâu, những dòng chia sẻ của cô gái đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo người dùng mạng. Có vẻ không ít cá nhân làm việc trong môi trường công sở đã từng ít nhiều gặp phải tình huống này. Vì lẽ đó, có không ít bình luận bày tỏ sự đồng cảm đã được để lại:
"Mấy kiểu COCC như này rất mệt mỏi, cũng nhân viên như nhau mà oai oách như sếp ấy, làm thì chả được bao nhiêu, chuyên môn nghiệp vụ thì kém, toàn làm gánh nặng cho người khác, đi làm thì vô tổ chức. Bạn làm doanh nghiệp tư nhân còn đỡ, như mình không biết đến đời nào mới thoát được các 'cậu ông trời' ấy".
"Nếu sếp đã nói như vậy thì chắc ông ấy sắp đuổi các nhân viên đó rồi, hoặc ổng toan tính chuyện gì đó. Vì có thể sếp biết thừa không dẹp thì công ty sập".
Cùng cấp quản lý thì đụng nhau cũng mất lòng. Mình sẽ xử lý theo hướng mặc kệ, nhưng công việc thì phải xong. Giao việc thì giao cứ cc sếp vào cùng deadline. Cứ làm tròn phần việc của mình và giao việc cho nhân viên. Còn nếu thấy không hợp thì tìm 1 nơi tốt hơn và chuyên nghiệp hơn thôi".
"Bình tĩnh và thu thập băng chưng thật đầy đủ. Giao việc xong thi kiêm tra thật ky deadline, cang nhiêu băng chưng sai pham cang tôt. Sau đo, đợi tất cả đầy đủ, tổng tấn công 1 lân la out luôn".
Những thành phần "con ông cháu cha" thường tự tung tự tác và vô kỷ luật vì họ hiểu đằng sau mình có một bệ chống lưng rất vững chắc. Cho nên, nếu cảm thấy quá mệt mỏi cũng như "công lực" của bản thân chưa đủ để có thể va chạm, chị em có thể ngoảnh mặt cho qua mọi chuyện và tập trung làm tốt công việc của bản thân mình nếu không bị tác động quá nhiều.
Đặt trường hợp, chúng ta buộc phải đối đầu trực tiếp để một thắng một thua hoặc một người ở và một người phải đi thì chị em có 2 lựa chọn. Nếu đã quá chán và mệt mỏi với công việc, đừng ngần ngại nói lời chia tay để tìm bến đỗ mới. Còn nếu cảm thấy có thể đấu tranh được cho công việc mình khao khát, hãy chuẩn bị thật đầy đủ bằng chứng "lầy lội" cũng như chống phá của đối phương để tổng tấn công một lần. Dù là "con ông cháu cha" nhưng nếu quá "độc hại", các sếp vẫn sẽ mạnh tay nếu thanh trừng nếu có lý do thỏa đáng.
Theo Helino
Làm thư ký cho sếp cùng quê, chàng công sở bị "củ hành" đến mức phải kiêm nhiệm nhiều chức vụ, từ tài xế cho đến quản gia Cuộc đời không như là mơ, sau khi làm thư ký riêng cho sếp cùng quê một thời gian, anh chàng đã đăng đàn khóc kể về thực tế phũ phàng. Trong môi trường công sở thật lắm nhiêu khê, đôi khi thứ mà người ta cần chỉ là có một đồng nghiệp cùng quê, sớm hôm tâm sự, ngày ngày có thể...