27 tàu chiến Trung Quốc gây hấn, diễn tập ở Trường Sa
Trung Quốc lại leo thang gây hấn bằng việc cử hạm đội tàu chiến di chuyển qua vùng biển Nhật Bản ngang nhiên tới Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam diễn tập bắn đạn thật, báo giới Trung Quốc đưa tin.
Trang mạng quân sự Trung Quốc nói, việc nước này tập trận ở vùng biển Trường Sa của Việt Nam mà theo luận điệu của Trung Quốc là “một cách thể hiện thực lực của hải quân Trung Quốc với các nước láng giềng trên Biển Đông”.
Các tàu bảo vệ hiện đại của hạm đội Đông Hải và tàu ngầm lớp Kilo đã có mặt ở Nam Thái Bình Dương.
Tàu chiến của hạm đội Đông Hải và Bắc Hải được nói là sẽ diễn tập bắn đạn thật ở Biển Đông
Báo giới Trung Quốc hôm 20/7 đưa tin, hạm đội tàu chiến của quân đội Trung Quốc đang gấp rút đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam để chờ lệnh bắn đạn thật.
“Trước đó, nhiều tên lửa đã khai hỏa, một dấu hiệu cho thấy quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng chờ lệnh”, một nguồn tin giấu tên của trang mạng Sina nói.
Nguồn tin không rõ danh tính của trang mạng StockStar cũng nói, tình báo hải quân Mỹ phát hiện 20 tàu chiến, chia làm 3 đội của Trung Quốc đang tập trung ở một số đảo do nước này chiếm đóng trái phép ở Biển Đông.
“Tình báo Mỹ” còn được dẫn lời cho rằng, việc Trung Quốc điều động tàu chiến sẽ làm “giảm nhiệt” những căng thẳng hiện có ở Biển Đông (?!).
Tàu chiến Trung Quốc di chuyển trên biển (Ảnh cắt từ clip của CCTV)
Theo StockStar, hải quân Trung Quốc, cụ thể là hạm đội Đông Hải đã bất ngờ chuyển hướng sang Biển Đông, sau khi đã &’diễu võ dương oai’ với Nhật Bản ở biển Hoa Đông hồi năm ngoái.
7 tàu chiến của hạm đội Bắc Hải cũng được nói là sẽ tham gia tập trận ở Biển Đông cùng hạm đội Đông Hải.
Video đang HOT
Lính hải quân Trung Quốc
“Hạm đội tàu chiến của hải quân Trung Quốc sẽ huấn luyện ở vùng biển Quốc tế Tây Thái Bình Dương vào giữa hoặc cuối tháng 7 này”, hãng tin BBC dẫn lời cơ quan thông tin Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Theo những nguồn tin trên, có khoảng 27 tàu chiến Trung Quốc được nói là sẽ tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa trong thời gian tới.
Trong diễn biến liên quan, Chỉ huy quân đội Nhật Bản hôm 9/7 nói, hải quân Trung Quốc ngày càng ngang ngược, nước này sẽ giám sát mọi diễn biến trên biển và đưa ra cảnh cáo cần thiết.
Giới phân tích phương Tây nhận định, hạm đội tàu chiến Trung Quốc có khả năng di chuyển qua vùng biển Nhật Bản để đến Biển Đông diễn tập bắn đạn thật.
Đây được xem như một động thái “thể hiện thực lực của hải quân Trung Quốc” với các nước láng giềng, trong khi nước này lâu nay nổi tiếng luôn đi gây hấn với các quốc gia có chung đường biên giới.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, Trung Quốc lại điều 3 tàu hộ vệ đến khu vực tranh chấp ở gần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Một ngày trước, đã có 8 tàu chiến Trung Quốc đến khu vực nói trên. Chỉ trong 2 ngày, có tới 11 tàu chiến Trung Quốc xuất hiện ở đây, điều mà Nhật Bản nói là trước nay chưa từng có.
Hải quân Trung Quốc không những gây hấn ở Biển Đông mà còn khiến Nhật Bản lo ngại vì sự hiếu chiến
Tuy nhiên, báo chí Trung Quốc dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nói, khu vực tàu chiến Trung Quốc qua lại không vi phạm Công ước quốc tế về luật biển (UNLCOS 1982).
Trong khi trích dẫn, hô hào việc Trung Quốc “nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp quốc tế”, báo chí nước này dường như quên mất việc Trung Quốc cư xử hiếu chiến ở Biển Đông, liên tục vi phạm UNLCOS 1982, cũng như Tuyên bố của các bên về ứng xử ở Biển Đông (DOC).
Trang mạng Stockstar của Trung Quốc hung hăng viết hết sức vô lý, sai lệch như sau: “Tình hình Nam Hải (Biển Đông) gần đây ngày càng không có lợi cho xu hướng phát triển của Trung Quốc, đặc biệt từ phía Việt Nam. Nước này (Việt Nam) không những có nhiều động thái chiếm lĩnh chủ quyền trên các đảo ở Nam Hải, mà còn có kế hoạch quân sự chống lại các toan tính của Trung Quốc.”
Nguồn tin không rõ danh tính của StockStar cũng nói, tình báo hải quân Mỹ phát hiện 20 tàu chiến, chia làm 3 đội của Trung Quốc đang tập trung ở một số đảo do nước này chiếm đóng trái phép ở Biển Đông.
“Tình báo Mỹ” còn được dẫn lời cho rằng, việc Trung Quốc điều động tàu chiến sẽ làm “giảm nhiệt” những căng thẳng hiện có ở Biển Đông (?!).
Theo StockStar, hải quân Trung Quốc, cụ thể là hạm đội Đông Hải đã bất ngờ chuyển hướng sang Biển Đông, sau khi đã &’diễu võ dương oai’ với Nhật Bản ở biển Hoa Đông hồi năm ngoái.
Một trong những tàu chiến của hải quân Trung Quốc
Bản tin của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV tỏ ra ngày càng hiếu chiến và không thể chấp nhận với những tuyên bố “không mưu cầu bá quyền” của lãnh đạo nước này.
Giọng điệu của đài này ngày càng kích động dân Trung Quốc với tuyên bố, nếu không giữ được “chủ quyền không thể tranh cãi” thì đây sẽ là cái tội mang tính lịch sử của nước này. “Tình hình phức tạp ở Nam Hải là ở chỗ, sau lưng một số nước nhỏ lại có những nước lớn “chống lưng”. Philippines, Indonesia, Malaysia đều có sự hậu thuẫn của Mỹ.”
Họ còn vu khống trắng trợn Việt Nam với tuyên bố sau: “Riêng Việt Nam thì vừa kiếm tiền từ Trung Quốc, lại vừa liên tiếp chiếm nhiều đảo của chúng ta ở Nam Hải. Việt Nam cũng đang tìm kiếm sự hợp tác với Nga qua việc tập trận hải quân”.
Lời lẽ bình luận hiếu chiến, bóp méo sự thực này sau đó cũng được nhiều trang mạng Trung Quốc trích dẫn, hô hào chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Theo VTC
Ngắm tàu sân bay kiêm khách sạn xa hoa của Trung Quốc
Sau khi được một công ty của Trung Quốc mua lại, lai dắt về Thiên Tân, tàu sân bay Kiev của Liên Xô được cải biến thành một khách sạn với những phòng ốc sang trọng.
Tàu sân bay Kiev (thuộc lớp Kiev, project 1143) do Liên Xô chế tạo vào năm 1970. Năm 1998, một công ty của Trung Quốc mua lại và lai dắt nó về cảng Thiên Tân. Sau một thời gian sửa chữa với chi phí khoảng 15 triệu USD, tàu sân bay Kiev được chuyển mục đích sử dụng thành khách sạn sang trọng.
Tàu sân bay Kiev cũng là một phần trong công viên quân sự ở Thiên Tân. Nó được trình làng hồi tháng 8 năm ngoái.
Tàu Kiev ngừng hoạt động năm 1993, sau khi Liên Xô sụp đổ và không có đủ kinh phí để duy trì hoạt động.
Theo Xinhua, có 2 phòng tổng thống trên tàu, với sâm panh lạnh, giường ngủ xa hoa và TV màn hình lớn.
Bề ngoài, tàu Kiev vẫn để lại những chiến đấu cơ cũ và giữ lại màu sơn, dáng vẻ vốn có của một tàu sân bay mạnh mẽ.
Kiev là sự lai tạo giữa tuần dương hạm và tàu sân bay. Nó được trang bị vũ khí hạng nặng, có khả năng tác chiến độc lập trên biển, có boong phóng máy bay (dành cho trực thăng và máy bay có cánh cố định).
Liên Xô đóng tất cả 4 tàu thuộc lớp Kiev (gồm Kiev, Minsk, Novorossiysk và Baku). Trong đó, Kiev và Minsk bán cho Trung Quốc, Novorossiysk bán cho Hàn Quốc còn Baku (sau này đổi tên thành Gorshkov) bán cho Hải quân Ấn Độ.
Tàu sân bay Kiev có lượng giãn nước 45.000 tấn.
Khi còn hoạt động, tàu Kiev chở được 16 máy bay chiến đấu Yak-38 và 12 trực thăng săn ngầm Kamov. Hỏa lực của Kiev hoàn toàn đủ sức tiêu diệt tàu sân bay đối phương với 8 tên lửa hành trình đối hạm tầm xa P-500 (SS-N-12).
Theo Infonet
Mạng TQ tiết lộ ngày chính thức hoạt động của Thi Lang Các phương tiện truyền thông quốc tế thời gian qua đưa ra những phỏng đoán về thời gian và khu vực hoạt động của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Mới đây, Hải Quân Trung Quốc đã công bố báo cáo chính thức về thời gian bắt đầu hoạt động của tàu sân bay này, trên một kênh thông tin không...