27 người suýt chết vì bữa tiệc trong hầm ngầm
Ít nhất 27 người nhập viện sau khi bị ngộ độc khí CO từ máy phát điện tại một bữa tiệc trong hầm ngầm ở thủ đô Oslo.
Khoảng 200 thanh niên 20-30 tuổi đã tụ tập trong một hầm ngầm bỏ hoang ở thủ đô Oslo của Na Uy để tiệc tùng. Họ mang theo hai máy phát điện chạy bằng diesel để cấp điện cho hệ thống ánh sáng và âm thanh trong bữa tiệc, cảnh sát Oslo cho biết hôm 31/8.
Bữa tiệc bắt đầu vào đêm 29/8 và được thông báo trên các trang mạng xã hội kín. Giới chức phát hiện sự kiện này vào sáng sớm 30/8, khi cảnh sát tuần tra bắt gặp một nhóm thanh niên tỏ vẻ bối rối tại công viên nơi đặt các hầm ngầm này. Họ sau đó dẫn cảnh sát tới hầm ngầm.
Emil Lorch-Falch, thanh tra sở cảnh sát Oslo, cho biết hầm ngầm chỉ có một lối vào duy nhất rộng khoảng một mét vuông, bên trong là không gian rộng 500 mét vuông nằm ở độ sâu 70 mét dưới lòng đất, tại khu vực St Hanshaugen.
Lars Magne Hovtun, quan chức sở cảnh sát và cứu nạn thành phố, cho biết khi các nhân viên cứu hộ đến nơi, nồng độ CO trong hầm ngầm cao gấp nhiều lần mức gây tử vong, trong khi nồng độ ôxy chỉ ở mức 16%, trong khi mức an toàn tối thiểu là 19,5%.
Họ phát hiện 7 người bất tỉnh bên trong hầm ngầm. Tổng cộng 27 người đã phải nhập viện do hít phải khí độc, trong đó 5 người trong tình trạng nghiêm trọng. Hai cảnh sát đầu tiên đến hiện trường cũng bị ngộ độc khí CO, nhưng không bị nguy hiểm tới tính mạng, hãng thông tấn Na Uy NTB đưa tin. Hai trong số các nạn nhân trên đã được rời khỏi phòng điều trị tích cực.
Lực lượng phản ứng khẩn cấp tại hiện trường vụ ngộ độc ở boongke, thủ đô Oslo, Na Uy, hôm 30/8. Ảnh: Reuters.
Một cô gái 20 tuổi cho biết bữa tiệc diễn ra rất vui vẻ trong vài giờ đâu, nhưng đèn đột nhiên vụt tắt và tiếng nhạc ngừng lại. “Ai đó xông vào phòng để máy phát, nhưng khi bước vào, khí độc ập vào mặt”, cô kể. “Chúng tôi thấy ba người nằm bất tỉnh ở đó”.
Video đang HOT
“Chúng tôi rất chóng mặt, buồn nôn, mọi thứ khá đáng sợ. Lẽ ra chúng tôi phải bỏ chạy, nhưng chúng tôi phải tìm cách kéo ba người kia ra từng chút một, vì không biết họ đã nằm đó bao lâu”, cô nói.
Cô gái cho rằng những người dự tiệc có thể đã phải chịu những tổn thương vĩnh viễn, thậm chí tử vong nếu cảnh sát không đến kịp thời. “Một bác sĩ đã gọi đó là bữa tiệc tự sát tập thể”, cô cho hay.
Cảnh sát cho biết có hai người đối mặt với quyết định truy tố sơ bộ về xâm nhập hầm ngầm trái phép, thêm rằng họ vẫn đang điều tra về bữa tiệc trên và dự kiến có thêm nhiều người bị truy tố sơ bộ. Truy tố sơ bộ ở Na Uy chưa phải là quyết định truy tố chính thức.
Công ty sở hữu hầm ngầm mô tả bữa tiệc trái phép là một vụ đột nhập nghiêm trọng và khẳng định họ không chịu trách nhiệm với bữa tiệc này. Lối vào boongke trước đây được chặn bằng bêtông hai lớp, nhưng những người chủ mới sau đó chỉ rào lại bằng ván gỗ.
Ban tổ chức bữa tiệc khai rằng hai máy phát điện diesel nằm trong một căn phòng có hệ thống thông gió, nhưng cả cảnh sát lẫn sở cứu hoả không thể xác nhận điều này. Nhiều người tham gia tiệc kể rằng họ thi thoảng phải ra ngoài để hít thở không khí.
Carbon monoxide (CO) là một loại khí không màu, không mùi được tạo ra bằng cách đốt các nhiên liệu gốc carbon, bao gồm khí đốt, dầu, gỗ và than đá. Loại khí này có hại vì chiếm chỗ oxy trong các tế bào hồng cầu, dẫn đến tổn thương các cơ quan nội tạng của cơ thể.
Việc hít phải khí CO có thể gây nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, ho, khó thở và kích ứng mắt, mũi và cổ họng, trong một số trường hợp có thể gây tử vong.
Bí ẩn hầm ngầm kiên cố bảo vệ Tổng thống Mỹ bên trong Nhà Trắng
Khi xảy ra một mối đe dọa thực sự, Tổng thống Mỹ có nhiều sự lựa chọn, trong đó có việc di chuyển tới hầm ngầm kiên cố bên trong Nhà Trắng.
Thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump xuống boongke ngầm kiên bên trong Nhà Trắng, với tên gọi Trung tâm Hoạt động Khẩn cấp của Tổng thống (PEOC), được đưa ngập tràn trên trang chủ các phương tiện truyền thông ngày 1/6 trong bối cảnh biểu tình bạo loạn diễn ra khắp nước Mỹ sau cái chết của công dân người Mỹ gốc Phi George Floyd.
Một nguồn tin trong Nhà Trắng nói với AP rằng, Tổng thống Trump đã ở trong boongke gần 1 tiếng đồng hồ, được thiết kể để sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp như tấn công khủng bố".
Hầm trú ẩn kiên cố đến mức nào?
Khi xảy ra một mối đe dọa thực sự, Tổng thống Mỹ có nhiều sự lựa chọn, trong đó có việc trú ẩn ở boongke ngầm. Boongke này được xây dựng rất kiên cố, vừa làm nơi ở cho các quan chức chính phủ cấp cao lại vừa duy trì liên lạc với thế giới bên ngoài; có nước và thực phẩm dự trữ, có thể tiếp cận với hầu hết các khu vực trong Nhà Trắng thông qua một hệ thống đường hầm.
Năm 2018, The Drive đã đưa tin về hầm trú ẩn này sau khi xảy ra sự cố hố tử thần sụt lún trong bãi cỏ ở Nhả Trắng. "Tách biệt với Phòng Tình huống, đây là một cơ sở hoàn toàn khác biệt và an toàn hơn rất nhiều. Trong những năm gần đây, nhiều khả năng nó đã được xây dựng thêm một khu phức hợp xa hoa và hiện đại hơn, nằm bên dưới Bãi cỏ phía bắc liền kề với Cánh Tây Nhà Trắng".
Nhà Trắng đã được tu sửa rất nhiều lần để tăng cường hệ thống an ninh kể từ những năm 1940 và sau đó là cuộc Chiến tranh Lạnh. Nó được trang bị lại để đối phó với mối đe dọa của vũ khí hạt nhân, trong đó có khả năng di chuyển nhanh chóng Tổng thống, cùng nhiều quan chức cấp cao khác tới một nơi an toàn nằm sâu dưới lòng đất.
NPR trích dẫn thông tin từ một cuốn sách năm 2008 cho biết, hầm trú ẩn này là một trong số các boongke ngầm có thể chống chịu với các vụ nổ hạt nhân, được xây dựng từ thời chính quyền các Tổng thống Truman và Eisenhower. Liên minh các nhà khoa học cho biết, đầu đạn hạt nhân có công suất lớn nhất trong kho vũ khí của Mỹ có thể khoét sâu hơn 304 m dưới lòng đất. Vì thế boongke ngầm của Tổng thống ít nhất phải ở sâu hơn độ sâu này.
Khi nào Tổng thống Mỹ phải sơ tán xuống hầm trú ẩn?
Thông thường, việc Tổng thống được đưa xuống hầm trú ẩn chỉ diễn ra khi có một sự kiện bất thường và phức tạp. Các Tổng thống Mỹ có thể tự mình di chuyển xuống nơi này ngay cả khi không có một mối đe dọa trực tiếp, hoặc họ cũng có thể từ chối làm vậy dù mối đe dọa hiện hữu.
Nhà Trắng không đưa ra bình luận trước những thông tin về việc ông Trump di chuyển tới boongke ngầm vì vậy vẫn chưa rõ liệu điều có thực sự diễn ra hay không và nếu có thì đâu là lý do. Có rất ít thông tin khi nào việc sơ tán Tổng thống được thực hiện, ngoại trừ mối đe dọa chiến tranh hạt nhân hoặc xảy ra một cuộc tấn công vào nước Mỹ.
Trường hợp thứ 2 nếu xảy ra, cũng không đảm bảo rằng Tổng thống sẽ thực hiện theo quy trình. Trong cuốn sách "Raven Rock", viết về kế hoạch dự phòng của chính phủ Mỹ trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân với Liên Xô, nhà báo Garrett Graff - tác giả cuốn sách tiết lộ rằng, Tổng thống Mỹ Harry Truman đã từ chối thực hiện quy trình này dù có nhiều báo cáo về một mối đe dọa rõ ràng đối với ông. Thay vào đó, ông Truman lựa chọn tiếp tục làm việc trong phòng Bầu dục.
Một câu chuyện tương tự cũng xảy ra với Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, nhà báo Graff viết. Ông Jimmy Carter đã phản ánh về các kế hoạch dự phòng trong cuốn nhật ký của ông sau 1 cuộc tập trận vào năm 1977, trong đó chỉ rõ rằng ông dự định ở lại Nhà Trắng để điều hành các vấn đề của chính phủ ngay cả khi giao thức dự phòng được kích hoạt.
Lý do khác khiến Tổng thống phải vào hầm trú ẩn là xảy ra một cuộc tấn công khủng bố quy mô lớn hoặc mối đe dọa xảy ra một cuộc tấn công như vậy. Tổng thống Mỹ George W. Bush đã vội vã rời khỏi một sự kiện tại một trường học ở bang Florida ngay sau vụ tấn công khủng bố vào Trung tâm Thương mại thế giới ngày 11/9/2001, khi một trong số các máy bay bị các phần tử thuộc tổ chức khủng bố al-Qaeda khống chế, được báo cáo đang tiến về phía thủ đô Washington và có thể nhắm tới Nhà Trắng.
Ngoài ra còn có rất nhiều lý do khác. Các tài liệu công khai từ năm 2012 chỉ ra rằng, các quan chức trong Nhà Trắng thường diễn tập một vài lần mỗi năm về cách thức thực hiện quy trình dự phòng. Vẫn chưa rõ việc Tổng thống Trump tới thăm boongke ngầm là để diễn tập hay thực hiện kế hoạch dự phòng.
Các Tổng thống Mỹ được sơ tán như thế nào?
Nếu Tổng thống Mỹ không được an toàn tại Nhà Trắng hoặc không có mặt ở đây, họ sẽ được hộ tống để di chuyển với khoảng cách ngắn nhất tới Trung tâm điều hành quốc gia lưu động E-4B. Trung tâm này thực chất là chiếc máy bay E-4 Nightwatch của Boeing có khả năng chịu được bức xạ và hoạt động trên không trong nhiều ngày cho phép nhánh hành pháp tiếp tục thực hiện chức năng của mình.
Tuy nhiên số lượng máy bay Boeing E-4 Nightwatch rất ít và chúng không được sử dụng cho việc đi lại hàng ngày, nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng và sự tin cậy. Trong trường hợp E-4 ở quá xa, Tổng thống sẽ di chuyển bằng chiếc Không lực Một - dòng máy bay VC-25 của Boeing chuyên sử dụng cho việc đi lại của các nhân vật cao cấp. Điều này đã được Tổng thống Bush thực hiện vào ngày 11/9/2001.
Nhà Trắng được cho là có hệ thống hầm trú ẩn dưới lòng đất kiên cố. (Nguồn: AFP).
Tổng thống Mỹ sau đó có thể tiếp cận với E-4 ở khoảng cách gần nhất hoặc hạ cánh ở một địa điểm an toàn trên mặt đất, được biết đến với tên gọi Cơ sở khẩn cấp của Tổng thống (PEF). Thông tin về các PEF của Tổng thống phần lớn được giữ bí mật. Theo nhiều nguồn tin, có khoảng 9 đến 75 chiếc PEF tại Mỹ có khả năng che chắn cho các nhà lãnh đạo Mỹ và quan chức quân đội cấp cao, cho phép họ điều hành công việc trong trường hợp chiến tranh hạt nhân nổ ra.
Bill Gulley, một cựu lính thủy đánh bộ làm việc cho Văn phòng Quân sự Nhà Trắng cho biết, PEF có thể hoạt động cả ngày cả đêm. Một nhân viên phục vụ khác, Alex R. Larzelere, người từng ghé thăm một địa điểm như vậy, cho biết đây là một hầm ngầm khổng lồ được ngụy trang khéo léo trong một khu rừng và trông nó giống như một túp lều bỏ hoang./.
Tàu ngầm Trung Quốc tiến vào lòng núi Ảnh vệ tinh cho thấy tàu ngầm Type-093 tiến vào hầm ngầm ở căn cứ Du Lâm, trong khi cầu tàu gần đó hoàn toàn trống trải. Ảnh vệ tinh được công ty Planet Labs công bố hôm 19/8 cho thấy khu vực neo đậu tàu ngầm tại căn cứ hải quân Du Lâm trên đảo Hải Nam, nơi đóng quân của hạm...