27 cán bộ Hải quan An Giang “dính” vụ lừa hơn 80 tỉ đồng
27 công chức của Cục Hải quan tỉnh An Giang dính líu về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “ thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Chiều nay (19/1), nguồn tin riêng của, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án “Lê Dũng, Trần Thị Bích Tuyền, Hứa Châu cùng đồng phạm can tội “buôn lậu”, “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “đưa hối lộ”, “môi giới hối lộ”, “lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ” và “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại TPHCM và tỉnh An Giang”.
Vụ trọng án về kinh tế này có đến 46 bị can, trong đó nhiều giám đốc công ty và đặc biệt là 30 bị can nguyên là cán bộ công chức hải quan (trong đó có đến 27 người nguyên là cán bộ công chức Cục Hải quan tỉnh An Giang và 3 nguyên là cán bộ Hải quan TPHCM).
Theo kết luận điều tra, ngày 24.9.2012, tại Cảng Cát Lái, quận 2, TPHCM, Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam, thuộc Cục điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan kiểm tra 2 container do Cty Cổ phần thực phẩm công nghệ Sài Gòn (Cty CP TPCN SG), trụ sở số 103 – 105 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Thành, quận 1, TPHCM (51% vốn Nhà nước), do Lê Dũng làm giám đốc, xuất khẩu sang Campuchia mặt hàng thuốc lá.
Kiểm tra thực tế, trong 2 container lại chứa 20.000kg gạo. Trong khi lực lượng chống buôn lậu đang kiểm tra, thì Hứa Châu (Giám đốc Cty TNHH TM Lâm Kim Ngọc) mang thuốc lá vào cảng để đánh tráo 2 container gạo, nhưng đã bị Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực IV bắt giữ. Ngày 3.10.2013, Cục điều tra chống buôn lậu khởi tố vụ án “buôn lậu” và chuyển hồ sơ cùng tang vật sang Cơ quan CSĐT Công an TPHCM tiếp tục điều tra…
Lợi dụng chính sách thông thoáng của Nhà nước trong việc quản lý hàng xuất khẩu, khuyến khích xuất khẩu cũng như hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho các doanh nghiệp, Trần Thị Bích Tuyền – Giám đốc Cty cổ phần Đại Đắc Tài bàn bạc với Lâm Tuấn Phát – Giám đốc Cty cổ phần Cảnh Phong, Hứa Châu – Giám đốc Cty TNHH Lâm Kim Ngọc lập hồ sơ xuất khẩu khống (không có hàng xuất khẩu thật) sang Campuchia, rồi sử dụng hồ sơ khống này làm thủ tục xin hoàn thuế GTGT, lừa đảo chiếm đoạt tiền của Nhà nước.
Tuy nhiên, để thực hiện trót lọt các “phi vụ”, Tuyền, Phát và Châu biết doanh nghiệp của mình là tư nhân, kiểm tra hàng xuất khẩu kỹ hơn, nên tìm cách “quan hệ” với Lê Dũng và được Lê Dũng đồng ý thỏa thuận ký các hợp đồng mua hàng hóa khống nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế của Nhà nước tổng cộng là hơn 80 tỉ đồng. Lê Dũng được xác định vai trò cầm đầu nhóm phạm tội “buôn lậu”, “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ”.
Đây là vụ trọng án kinh tế với hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, mà còn đặc biệt nghiêm trọng hơn đó là có nhiều cán bộ công chức hải quan bị “dính chàm” nhiều đến như vậy. Cụ thể là 27 cán bộ công chức hải quan tại cửa khẩu Khánh Bình, tỉnh An Giang bị khởi tố trong vụ án.
Video đang HOT
Theo điều tra, Tuyền còn được xác định là người đã chuyển tiền đưa hối lộ chủ yếu cho các công chức thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình, tỉnh An Giang, thuộc Cục Hải quan tỉnh An Giang và một số cán bộ công chức hải quan Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực IV, thuộc Cục Hải quan TPHCM. Bên cạnh đó, Tuyền còn chi tiền hối lộ cho cả Giám đốc Cty CP TPCN SG – Lê Dũng và Lê Tiến Cường (nhân viên dưới cấp của Lê Dũng).
Cơ quan CSĐT Công an TPHCM nhận xét, đây là tổ chức tội phạm mang tính chất xuyên quốc gia, bao gồm người trong nước câu kết với pháp nhân nước ngoài thực hiện hành vi buôn lậu, lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT của Nhà nước bằng cách thành lập các Cty “ma” (không có thật) tại nước ngoài, ký các hợp đồng “ma” xuất khẩu khống các mặt hàng có giá trị cao nhằm chiếmn đoạt tiền hoàn thuế GTGT được nhiều hơn.
Trong hàng loạt cán bộ công chức hải quan tỉnh An Giang (27 bị can), thì có cả bị can nguyên là Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình, tỉnh An Giang – Nguyễn Văn Biên; Nguyễn Phi Công và Thái Thanh Nguồn đều nguyên là Chi cục phó Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình, tỉnh An Giang cùng “dính chàm” trong vụ án này.
Nguyễn Văn Biên là Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình, tỉnh An Giang, biết rõ không có hàng hóa xuất khẩu, nhưng Biên đã chủ động móc nối với đối tượng ngoài xã hội để thỏa thuận ký khống tờ khai xuất khẩu mặt hàng thuốc lá cho Cty CP TPCN SG. Không những vậy, Biên còn chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ tiếp nhận và ký khống thủ tục thông quan để nhận tiền của doanh nghiệp… Công và Nguồn, là Chi cục phó hải quan cửa khẩu, cũng biết rất rõ không có hàng xuất khẩu, nhưng cả hai vẫn chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ tiếp nhận và ký thủ tục thông quan khống cho Cty CP TPCN SG nhằm nhận tiền “lót tay” của doanh nghiệp.
Đối với 24 nguyên công chức hải quan cửa khẩu Khánh Bình, tỉnh An Giang bị khởi tố bị can trong vụ án này, biết rất rõ Cty CP TPCN SG không xuất hàng sang Campuchia, mở tờ khai khống… nhưng vẫn lập hồ sơ “thông quan” khống để nhận tiền của Cty CP TPCN SG.
Cơ quan điều tra bắt nguyên cán bộ hải quan “dính” vụ buôn lậu…
Theo báo Lao động
Theo_Người Đưa Tin
Hai cán bộ hải quan để lọt 10 container hàng lậu
Dù được phân công trực tiếp kiểm tra hàng hóa thông quan nhưng 2 cán bộ thuộc Chi cục Hải quan KV3 - TPHCM đã để "lọt lưới" 10 container hàng lậu với tổng giá trị 26,3 tỷ đồng.
Ngày 18/1, TAND TPHCM đã xét xử sơ thẩm vụ án "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" đối với bị cáo Bùi Anh Tuấn - Sinh năm 1977, nguyên cán bộ Hải quan; 3 bị cáo Lâm Lương Quan - Sinh năm 1964, nguyên Giám đốc Cty Hùng Cường; Châu Thanh Nhàn - Sinh năm 1969 và Tạ Quang Trình - Sinh năm 1976, cùng làm dịch vụ giao nhận tự do, tội "Buôn lậu".
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân, ngày 30/12/2013, Công ty TNHH Tân Nhật Huy (địa chỉ Quận 11, TPHCM) do Hồ Chí Sấm làm Giám đốc, ký mở 6 tờ khai Hải quan nhập khẩu và Công ty TNHH Nhất Huy (Quận 6, TPHCM) do Trần Thị Thu Sang làm Giám đốc, mở 4 tờ khai nhập khẩu. Hàng hóa kê khai nhập khẩu gồm máy siết nắp chì dùng điện, ốc vít kim loại phi, tay nắm cửa, hình dán bằng giấy, nhựa các loại...
Tổng trị giá 10 container hàng này là 930 triệu đồng, được Nguyễn Phước Tường và Bùi Anh Tuấn (thuộc Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn KV3) ký thông quan.
Cùng ngày 30/12/2013, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ - Công an TPHCM, phối hợp Chi cục Quản lý thị trường TPHCM kiểm tra 10 container hàng nói trên. Lúc này các lô hàng này đang được vận chuyển từ Cảng Vict (Quận 7) về kho tiêu thụ.
Qua kiểm tra, phát hiện số kiện hàng bị mở, rạch không đúng tỷ lệ kiểm hóa 5%. Thực tế hàng hóa bao gồm 721 danh mục, gồm các hàng cấm là màn hình vi tính đã qua sử dụng, pháo điện các loại và một lượng lớn mặt hàng như rượu, mỹ phẩm, vải, đồng hồ, hóa chất... Cơ quan chức năng đã lập biên bản đối với các lô hàng trên.
Qua điều tra, Cơ quan chức năng xác định, Hồ Há Chẩy chính là chủ lô hàng trên. Nhằm mục đích buôn lậu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam, Chẩy đã thuê Lâm Lương Quang làm thủ tục nhập khẩu với giá 1,5 triệu đồng/tờ khai.
Sau khi hàng hóa về cảng, các hãng tàu dựa trên thông tin người đứng tên nhận vận tải, thông báo cho Quang biết, Quang yêu cầu Châu Thanh Nhàn, Phùng Ngọc Nhi - Nhân viên của Quang - đi lấy Lệnh ra hàng tại hãng tàu. Quang cũng đưa cho Nhàn 10 triệu đồng kèm 10 bộ hồ sơ nhập khẩu.
Từ hồ sơ của Quang đưa, Nhàn đã thuê Tạ Quang Trinh để làm thủ tục truyền dữ liệu khai báo hải quan điện tử cho Quang và thuê Phan Văn Cánh cắt seal (niêm phong, dấu chì), Cánh chỉ mở container, rạch thùng chứa hàng hóa, sau đó đóng container và thay seal khác chứ không đưa hàng hóa ra khỏi container. Không có cán bộ Hải quan nào tham gia việc kiểm hóa.
Cáo trạng của VKS khẳng định, đây là hành vi buôn lậu do Hồ Há Chẩy cùng đồng bọn thực hiện, móc nối với cán bộ Hải quan bỏ qua kiểm hóa để nhập lậu 10 container hàng hóa với tổng giá trị thật lên tới 26,3 tỷ đồng.
Liên quan tới các cán bộ Hải quan, cáo trạng cho rằng Nguyễn Phước Tường, Bùi Anh Tuấn thuộc Chi cục Hải quan KV3 được phân công trực tiếp kiểm tra lô hàng.
Tuy nhiên, Tường và Tuấn đã không thực hiện kiểm hóa, "Nguyễn Phước Tường là đồng phạm giúp sức cho Hồ Há Chẩy, Tạ Quang Trình thực hiện hành vi buôn lậu" - cáo trạng của VKS khẳng định.
Tình tiết đáng lưu ý là, từ ngày 9/11/2013 đến 24/12/2014, Hồ Há Chẩy đã thông quan trót lọt thêm 58 container hàng hóa. Tuy nhiên, do không thu giữ được hàng hóa nên Cơ quan điều tra đã không làm rõ được hành vi của Chẩy.
Cáo trạng của VKS cũng khẳng định, sẽ xử lý Hồ Há Chẩy khi bắt được "chủ mưu" này vì đối tượng hiện vẫn bỏ trốn. Riêng Nguyễn Phước Tường đã chết nên VKS đã đình chỉ vụ án đối với Tường.
Tại phiên tòa ngày 18/1, HĐXX trong phần làm thủ tục thẩm tra, Tòa đã cho biết một bị cáo trong vụ án, vào ngày trước khi mở phiên tòa này đã lâm bệnh, hiện sức khỏe yếu và có đơn xin vắng mặt.
Sau khi hội ý, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa và sẽ mở lại phiên xét xử khi bị cáo có mặt đầy đủ.
Theo tienphong.vn
Đại án 2.500 tỷ: Cựu Tổng giám đốc bị đề nghị 20-22 năm tù Sáng 25/12, ngày thứ 5 phiên xét xử đại án thất thoát 2.500 tỉ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn VN (Agribank) bước vào phần tranh luận. Nguyên tổng giám đốc Phạm Thanh Tân (hàng thứ hai, giữa) cùng đồng phạm tại phiên tòa Phát biểu quan điểm luận tội, ông Nguyễn Sinh Sáng - kiểm sát viên Viện...