2.600 tấn hải sản đông lạnh “sau Formosa” đã an toàn
Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình khẳng định sau khi tiêu hủy 606,4 tấn hải sản được xác định nhiễm độc thì hiện các loại hải sản tồn đọng trong các kho đông lạnh đều đảm bảo an toàn.
Sáng 15-12, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và lãnh đạo các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Y tế cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã đi thị sát các kho chứa hải sản đông lạnh ở Quảng Bình.
Bà Hoàng Thị Hương, Chủ Doanh nghiệp Phước Sang (ở xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch), cho biết sau sự cố môi trường biển, kho của doanh nghiệp này chứa 460 tấn cá đông lạnh. Sau khi các ban – ngành tỉnh Quảng Bình lấy mẫu kiểm tra thì phát hiện 90 tấn cá bị nhiễm độc tố cadimin và đã mang đi tiêu hủy. “Hiện còn tồn khoảng 370 tấn hải sản an toàn, đa phần là các loại cá đánh bắt xa bờ nhưng rất khó để tiêu thụ ra thị trường” – bà Hương than phiền.
Theo bà Hương, doanh nghiệp đang nợ ngân hàng 13 tỉ đồng, trong khi nếu áp giá để nhận tiền hỗ trợ đền bù thì chỉ được khoảng gần 3 tỉ đồng khiến doanh nghiệp bị thiệt hại lớn. Để duy trì hải sản an toàn trong các kho đông lạnh, mỗi ngày doanh nghiệp này phải trả 7 triệu đồng.
Video đang HOT
Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đến thăm và làm việc với các cơ sở kinh doanh hải sản ở Quảng Bình vào sáng 15-12
Ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, thông tin sau sự cố môi trường biển, tỉnh tồn đọng hơn 2.000 tấn hải sản, trong đó có 606,4 tấn hải sản có hàm lượng Cadimi vượt ngưỡng cho phép; số hải sản này ngay sau đó đã được tiêu hủy theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. “Hiện toàn bộ hải sản tồn lại trong các kho đông lạnh đều đã chứng nhận an toàn thực phẩm” – ông Hoài khẳng định.
Trả lời về việc phân biệt hải sản an toàn còn tồn lại các kho lạnh, ông Nguyễn Hùng Long, Cục phó Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Y tế, nói sau khi Bộ Nông nghiệp phân lô, Bộ Y tế đã đến lấy mẫu của tất cả các lô về kiểm nghiệm, lô nào không đảm bảo an toàn bộ đã thông báo về tỉnh để tiêu hủy, những lô còn lại hoàn toàn tiêu thụ được.
Đến thăm các doanh nghiệp, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh việc khẳng định số cá còn lại là cá an toàn để người dân yên tâm sử dụng.
“Chúng tôi thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ gồm lãnh đạo các bộ, ngành đến làm việc với tỉnh Quảng Bình. Trong chuyến làm việc này, chúng tôi rất quan tâm đến doanh nghiệp thu mua hải sản đóng trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, hơn 600 tấn cá nhiễm độc đã được tiêu hủy hoàn toàn với tinh thần minh bạch và công khai. 2.600 tấn cá còn lại đã được Bộ Y tế xác nhận an toàn” – Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định.
Theo Minh Tuấn (Người lao động)
Tiếp tục quan trắc nước biển miền Trung
Bộ Tài nguyên đề nghị 4 tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng từ sự cố môi trường do Formosa gây ra tiếp tục thực hiện chương trình quan trắc nước biển, công khai kết quả tới người dân.
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản gửi các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đề nghị bố trí kinh phí để duy trì hoạt động quan trắc tại 19 bãi tắm, với tần suất 2 tuần một lần. Kết quả quan trắc phải được công khai cho người dân và phương tiện thông tin đại chúng.
"Nếu có sự cố hay hiện tượng bất thường tại các vùng biển trên, Bộ đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo kịp thời quan trắc và thông báo cho Bộ để có hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật", văn bản nêu rõ.
Người miền Trung đã có thể ra khơi đánh bắt an toàn. Ảnh: Đức Hùng.
Trước đó ngày 26/6, Bộ Tài nguyên cũng yêu cầu 4 tỉnh miền Trung quan trắc tại 19 bãi tắm. Kết quả cho thấy chất lượng môi trường biển không có biến động đột biến, các thông số quan trắc hầu hết nằm trong giới hạn cho phép so với quy chuẩn quốc gia.
Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội giữa tháng trước, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng khẳng định biển miền Trung đã an toàn, các hoạt động như thể thao, nuôi trồng thủy sản đều diễn ra bình thường.
Hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn từ một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Cuối tháng 6, Formosa Hà Tĩnh đã thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố môi trường biển, cam kết bồi thường 500 triệu USD.
Phạm Hương
Theo VNE
Ẩu đả sau cuộc họp chia tiền đền bù, hơn 300 người vây trụ sở xã Vây trụ sở xã Thạch Lạc (Thạch Hà, Hà Tĩnh) từ sáng đến tối để yêu cầu giải thích sự việc xô xát giữa trưởng thôn và bảo vệ chợ với dân, song khi được chính quyền giải thích đó là sự hiểu nhầm, hàng trăm người dân đã rút về. Sáng 10/12, UBND xã Thạch Lạc (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) tổ...