2,6 triệu người Afghanistan có nguy cơ đói do hạn hán
Liên Hợp Quốc đã kêu gọi hỗ trợ 142 triệu USD giúp đỡ những người ở 14 tỉnh của Afghanistan bị hạn hán.
Các quan chức Afghanistan cho biết, có khoảng 2,6 triệu người Afghanistan đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu lương thực do hạn hán tại khu vực phía Bắc nước này.
Hiện 14 trong số 34 tỉnh của Afghanistan đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hạn hán. Các giếng nước khô cạn, hàng trăm trẻ em phải nhập viện vì suy dinh dưỡng trong khi bất ổn và các nguy cơ về an ninh vẫn diễn ra hàng ngày. Trước nguy cơ này, nhiều người dân đang đổ về các thành phố tìm cơ hội việc làm và sự sống.
Bữa ăn của một gia đình nghèo ở Afghanistan (ảnh: AFP)
Chính phủ Afghanistan cũng như các cơ quan cứu trợ nhân đạo đang tích cực tiến hành hỗ trợ cho người dân trước khi mùa đông đến và tuyết có thể khiến các hoạt động cứu trợ nhân đạo bị đình trệ.
Liên Hợp Quốc đã kêu gọi hỗ trợ 142 triệu USD giúp đỡ những người ở 14 tỉnh của Afghanistan bị hạn hán. Gần đây, Mỹ, Liên minh châu Âu và các nhóm viện trợ đã cam kết hỗ trợ khoảng 49 triệu USD cho Afghanistan.
Cùng với các hoạt động cứu trợ, các cơ quan nhân đạo đang cố gắng đưa ra giải pháp lâu dài hơn cho người dân tại các khu vực bị hạn hán, ví dụ như thay vì trồng cây lâu năm trên các vùng đất khô hạn, người nông dân có thể trồng nho hay cây hạnh nhân đòi hỏi ít nước hơn và thu hoạch nhanh hơn./.
Theo VOV
Thích ở trại tị nạn hơn ở nhà
"Tôi không muốn quay trở về", bà Hadifa Mamood (62 tuổi) nói, "An ninh không có. Gia súc cũng không. Tôi chẳng muốn đi đâu cả. Ở đây còn có cái mà ăn".
Trại tị nạn quá tải
Hồi tuần trước, Liên Hợp Quốc (LHQ) thông báo đã co hẹp được vùng đói từ 6 xuống 3 vùng và giảm số người có nguy cơ chết đói từ 750.000 xuống 250.000.
Từ khi đưa ra cảnh báo về nạn đói hồi tháng 7, LHQ đã sử dụng 650 triệu USD trong tổng số 800 triệu USD tiền tài trợ cho những vùng chịu ảnh hưởng nặng nhất của hạn hán ở châu Phi. Để giảm thiểu tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, các tổ chức đã tài trợ miễn phí rất nhiều bột đậu phộng Plumpy'nut - một loại thực phẩm đặc biệt cho trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi.
Nhiều người Somali vẫn cố bám trụ tại các trại tị nạn quá tải dù 3/6 vùng đã thoát khỏi tình trạng báo động.
Dù vậy, vẫn có rất nhiều trẻ em tại các trại tị nạn Dolo Ado (Nam Ethiopia) bị suy dinh dưỡng cấp tính. Theo báo cáo của tổ chức cứu trợ USAid và Fewsnet hồi tháng trước, người tị nạn thường đem Plumpy'nut đi bán để mua đường, lá trà, sữa bột và thịt ở chợ.
Bên cạnh vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em, tình trạng quá tải người tị nạn cũng rất đáng chú ý.
Trung tâm cứu trợ Dolo Ado hiện đang chứa khoảng 137.000 người tị nạn, đa phần từ Somali tới. Trong đó, 8.000 người đang chờ trung tâm mở thêm trại tị nạn số 5.
Thoát nạn vẫn không chịu về nhà
Bốn tháng sau khi LHQ tuyên bố nạn đói hoành hành tại Đông Phi do hạn hán kéo dài, nhiều vùng đã có dấu hiệu hồi phục. Mùa mưa tới đem hi vọng sống cho những mảnh đất cằn cỗi.
Giờ đây người ta có thể bắt gặp hình ảnh những bầy dê hay lạc đà đang tha thẩn gặm cỏ ngoài thị trấn Dolo, nơi chỉ mới tuần trước thôi vẫn còn nằm trong khu vực ảnh hưởng nghiêm trọng của nạn đói.
Tuy nhiên, nhiều người Somali, đa phần là phụ nữ, sống trong những khu lều tạm lại nhất quyết không chịu quay về nhà. Họ lo ngại rằng phiến quân al-Shabab vẫn đang rình rập trong khi không đủ sức nuôi sống chính mình lẫn gia đình.
Một nhân viên của LHQ, anh Abdi Nur cho biết, nhiều đàn ông ở trại Dolo đã trở về nhà để trồng trọt nhưng phụ nữ thì nhất quyết ở lại.
"Tôi không muốn quay trở về", bà Hadifa Mamood (62 tuổi) nói, "An ninh không có. Gia súc cũng không. Tôi chẳng muốn đi đâu cả. Ở đây còn có cái mà ăn".
Những người phụ nữ khác tỏ vẻ đồng tình, "Tôi muốn ở lại vì nơi này an toàn", chị Fahim Mohamed Mahmood nói.
Miền Nam Somali vẫn đang phải chịu sự kiểm soát của lực lượng khủng bố al-Shabab, những kẻ luôn tìm cách cản trở công tác cứu trợ.
Quân đội Kenya đã tiến vào miền nam Somali hồi tháng trước để truy quét quân al-Shabab. Quá trình can thiệp quân sự này cũng gây cản trở tới việc cung cấp lương thực. Ông Luca Alinovi, người đứng đầu văn phòng Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của LHQ tại Somali cho rằng, cuộc xung đột này sẽ làm hạn chế việc sản xuất thực phẩm, dù cho trời đã có mưa.
Mùa mưa năm nay, nếu có được mùa thì số thực phẩm cũng chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu của Somali. "Nơi xảy ra xung đột thì nông dân chẳng dám trồng trọt gì. Họ tránh xa ruộng đồng. Nếu điều này xảy ra, mọi thứ sẽ càng tồi tệ hơn", ông Alinovi nói.
Theo Bee.net.vn
Số lượng thảm họa thiên nhiên có thể tăng 10 lần Theo nhận định của Nhóm chuyên viên Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu, trong thế kỷ 21, số lượng thảm họa thiên nhiên có thể sẽ tăng gấp 10 lần và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người cũng như gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Người dân Somalia phải đi tị nạn ở Kenya...