2.500 người tị nạn “biến mất” tại Phần Lan
Cảnh sát cho biết khoảng 2.500 người tị nạn đã “ biến mất” khỏi trung tâm tiếp nhận người tị nạn tại Phần Lan.
Chính quyền địa phương cho biết họ không có đầu mối về nơi những người này làm ăn sinh sống vì các thông tin liên lạc chưa được lưu lại, theo RT. “Đây là một tình huống nguy hiểm, chúng tôi không biết những người này là ai, tại sao họ đến đây và họ sống như thế nào nếu họ không có giấy chứng nhận tị nạn nhưng vẫn quyết định ở lại đây” – Sanna Palo, người đứng đầu Văn phòng Trung ương điều tra, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với MTV3
“Có rất nhiều người, trong những người đã biến mất, ban đầu đến Phần Lan đã sử dụng giấy tờ giả mạo hoặc không có bất kỳ giấy tờ nào” – vị này nói thêm. Đây không phải là lần đầu tiên những người tị nạn biến mất khỏi trung tâm tiếp nhận ở châu Âu. Khoảng 13% những người di cư hợp pháp đến Đức năm 2015 không bao giờ quay lại chỗ ở được cung cấp của mình, tờ Sddeutsche Zeitung(Đức) báo cáo vào cuối tháng 2-2016.
Những người tị nạn xếp hàng tại một trung tâm tiếp nhận người tị nạn tại thị trấn phía bắc Tornio, Phần Lan. Ảnh: Reuters
Có khoảng 400.000 người tị nạn ở Đức không có chứng minh thư. Năm 2015, Đức đón khoảng 1,1 triệu người tị nạn, chủ yếu họ đến từ Trung Đông và Bắc Phi, trong đó khoảng một nửa là không có giấy tờ chính thức hoặc đã biến mất, Frank-Jrgen Weise, người đứng đầu Văn phòng Liên bang Đức về di cư (BAMF), cho biết.
Video đang HOT
Ít nhất 5.835 trẻ em tị nạn mất tích ở Đức năm ngoái, theo một báo cáo công bố tháng trước. Tờ báo Funke Mediengruppe thu thập dữ liệu để phục vụ điều tra và gửi chúng đến Quốc hội Đức. Trong số người mất tích có 555 trẻ em dưới 14 tuổi. Phát ngôn viên Bộ Nội vụ Johannes Dimroth cho biết số trẻ em mất tích có khả năng cao hơn. Các trẻ vị thành niên mất tích chủ yếu đến từ Afghanistan, Syria, Eritrea, Morocco và Algeria, theo Die Welt.
Có ít nhất 10.000 trẻ em đã biến mất sau khi đến châu Âu, theo Cơ quan Cảnh sát hình sự châu Âu Europol. Nhiều người lo sợ số trẻ em này đã rơi vào tay các tập đoàn buôn người có tổ chức.
“Không phải tất cả trẻ em đều bị khai thác hình sự; một số có thể đã được chuyển cho các thành viên trong gia đình. Chúng tôi chỉ không biết chúng đang ở đâu, những gì chúng đang làm và chúng đang ở cùng ai” – Giám đốc Europol – ông Brian Donald từng cho biết. Cơ quan chức năng phát hiện gần 130 trẻ em mất tích sau khi phá hủy trại tị nạn Calais, Pháp, một tổ chức từ thiện của Anh tiết lộ vào đầu tháng 4-2016.
Bộ trưởng Bộ Kinh tế Ý Pier Carlo Padoan cảnh báo hồi đầu tuần này: Khủng hoảng tị nạn và sự bất bình đẳng ngày càng tăng giữa các nước EU đang bao trùm châu Âu. Ông nói rằng những căng thẳng hiện nay khiến khối EU có nguy cơ mất đoàn kết. Ý kiến được Padoan đưa ra trong thời điểm châu Âu tiếp tục đối mặt với cuộc khủng hoảng tị nạn lớn nhất kể từ Thế chiến II – một tình huống các bộ trưởng Kinh tế nói “không phải là một cú sốc tạm thời” mà có tác động “làm thay đổi cơ cấu trong thời gian dài”.
Hơn một triệu người tị nạn đến châu Âu vào năm 2015, hầu hết trong số họ đến từ Syria, nơi xảy ra các cuộc xung đột đẫm máu đã giết chết 250.000 người và khiến 12 triệu người phải di dời từ năm 2011, theo số liệu của Liên Hiệp Quốc.
MAI KHANH
Theo_PLO
Hy Lạp bắt đầu trả người di cư về Thổ Nhĩ Kỳ
Rạng sáng 4-4, người di cư bắt đầu được nhân viên của Cơ quan Giám sát biên giới Liên hiệp châu Âu (Frontex) hộ tống lên những chiếc phà nhỏ tới các cảng bên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ. Hoạt động này do một trung tướng của cảnh sát Hy Lạp giám sát và diễn ra một cách yên lặng khi các thuyền khởi hành từ Lesbos tới cảng Dikili của Thổ Nhĩ Kỳ. Quá trình đưa người di cư và người tị nạn trở lại Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu với những người di cư không nộp đơn xin tị nạn hoặc có nộp đơn nhưng không được chấp nhận.
"Tất cả những người tị nạn được trả về Thổ Nhĩ Kỳ đều đến từ Pakistan, ngoại trừ hai người tị nạn đến từ Syria", người phát ngôn một ủy ban xử lý khủng hoảng tị nạn của Chính phủ Hy Lạp, ông Giorgos Kyritsis cho biết trên truyền hình nhà nước.
"Không có lịch trình đưa người di cư và người tị nạn trở lại Thổ Nhĩ Kỳ. Việc xét các đơn xin tị nạn sẽ mất một thời gian", ông Kyritsis nói.
Khoảng 4.000 người di cư và người tị nạn đang bị giữ lại trên các đảo của Hy Lạp kể từ khi thỏa thuận giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ có hiệu lực từ ngày 20-3.
Từ đảo Lesbos, ông Giorgos Kosmopoulos, người đứng đầu Tổ chức Ân xá quốc tế tại Hy Lạp cho biết với hãng tin AP: "Đây là ngày đầu tiên của một giai đoạn rất khó khăn đối với quyền tị nạn. Bất chấp các lỗ hổng pháp lý nghiêm trọng và sự bảo vệ chưa thích đáng tại Thổ Nhĩ Kỳ, EU đang tiến tới một thỏa thuận nguy hiểm".
Tháng 3-2016, EU và Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được thỏa thuận sau khi các nước châu Âu chật vật tìm cách để tránh xảy ra tình trạng người di cư ồ ạt tiến vào "lục địa già" tương tự năm 2015. Theo thỏa thuận này, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được nhận thêm viện trợ tài chính và công dân nước này sẽ được miễn thị thực tại khu vực EU.
Sau khi biên giới EU và khu vực Balkan bị đóng cửa, có tất cả 50 nghìn người di cư và người tị nạn bị mắc kẹt tại Hy Lạp, song chỉ những người tới "đất nước các vị thần" sau ngày 20-3 mới bị giữ lại để được đưa về Thổ Nhĩ Kỳ.
CAO THU HƯƠNG
AP
Theo_Báo Nhân Dân
Rất ít quốc gia tiếp nhận người tị nạn Syria Bất chấp lời kêu gọi của Liên Hợp Quốc, chỉ một số ít quốc gia cam kết tiếp nhận người tị nạn Syria từ các nước láng giềng. Các Bộ trưởng và quan chức cấp cao trong chính phủ của khoảng 90 quốc gia đã nhóm họp tại một hội nghị do Liên Hợp Quốc tổ chức ở Geneva vào hôm thứ tư...